Chiếc cầu nối giữa những số phận khó khăn và tấm lòng vàng trong xã hội

Thứ năm, 25/03/2021 09:29 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Không chỉ đưa tin, bài phản ánh về những nhân vật, sự kiện trong đời sống xã hội, nhà báo Nguyễn Văn Dũng - Trưởng Văn phòng đại diện Báo Giáo dục và Thời đại khu vực Bắc Trung bộ còn đảm nhiệm công việc của chiếc cầu nối giữa những số phận khó khăn và những tấm lòng vàng trong xã hội.

Sự đồng cảm của người làm báo với những hoàn cảnh khốn khó

Nhà báo Nguyễn Văn Dũng được biết tới như một cây bút sắc bén, anh có nhiều bài viết thu hút được sự chú ý của hàng nghìn độc giả. Nhiều bài viết làm thay đổi những chính sách, tồn tại của cơ quan quản lý, đồng thời mang lại những hiệu quả thiết thực, giải quyết những vấn đề tồn đọng, xây dựng cuộc sống bình yên cho nhân dân. Không chỉ viết về những nhân vật, vụ việc, anh còn theo đuổi sự kiện, nắm bắt những nguồn tin và nhân vật... đặc biệt là những mảnh đời đang gặp khó khăn, phải trải qua biến cố trong cuộc đời. Rồi từ đó, bằng mọi cách để giúp đỡ họ, chia sẻ với họ. Anh làm điều này không phải vì bất cứ thứ gì, đó chỉ đơn giản là sự chạnh lòng, đồng cảm của người làm báo với những hoàn cảnh khốn khó.

Báo Công luận
Văn phòng Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức chương trình “Sửa xe miễn phí” tại 2 điểm trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Văn phòng Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức chương trình “Sửa xe miễn phí” tại 2 điểm trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Bằng những việc làm cụ thể và thiết thực, không hình thức phô trương, anh Dũng luôn tâm niệm ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, mình phải cố gắng làm điều tốt cho xã hội, để cuộc sống thêm phần thú vị và ý nghĩa hơn. Mỗi một hoạt động từ thiện anh muốn đóng góp một phần công sức để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Và chính những công việc đó cũng phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nghề báo, có cái nhìn thiện cảm hơn với nghề. Nhà báo Nguyễn Văn Dũng chia sẻ: “Mỗi lần tôi đăng tải thông tin về những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tôi lại nhận được nhiều lời động viên cũng như sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp và kể cả những người không quen biết. Tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách cứ thế lan tỏa từ người nọ sang người kia”.

Làm từ thiện sao cho hiệu quả, cho đúng cách, luôn là câu hỏi của nhiều người. Tuy nhiên khác với cách làm từ thiện đơn thuần, anh tìm đến những nhân vật có hoàn cảnh đặc biệt, dành nhiều thời gian hơn để cùng ngồi lại, trò chuyện chia sẻ cùng gia đình họ, coi như một người bạn, một người thân trong gia đình.

Cách đây ít lâu, nhận được thông tin về một trường hợp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ một người bạn, anh Dũng đã tìm về với gia đình ông Dương Văn Hùng (xóm Kim Tiến, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Ông Hùng bị tai biến nằm một chỗ cách đây gần 10 năm, nên vợ ông là bà Nguyễn Thị Liên trở thành trụ cột gia đình. Ngoài ra, vợ chồng ông đang nuôi dưỡng cháu nội là Dương Thị Thúy Kiều do bố mất, mẹ bỏ đi. Cách đây mấy ngày, bà Liên không may bị tai biến mạch máu não trong lúc đi làm đồng. Sau khi phát hiện, gia đình và người dân đã đưa bà Liên đi cấp cứu. Tuy nhiên, do phát hiện muộn nên bà đã qua đời tại bệnh viện. Lúc đưa thi thể bà Liên về nhà, ông Hùng không có nổi vài triệu đồng để mua quan tài cho vợ.

Sau khi biết thông tin về hoàn cảnh của gia đình, tôi thay mặt Văn phòng đại diện Báo Giáo dục và Thời đại khu vực Bắc Trung Bộ đã kịp thời trao 14.900.000 đồng hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho bà Liên. Sau khi trao xong, ngoài tiền của cá nhân tôi lại tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ bạn bè, đồng nghiệp gửi, số tiền này tôi sẽ tiếp tục xuống trao cho gia đình”, anh Dũng tâm sự.

Nhà báo Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Văn phòng đại diện Báo Giáo dục và Thời đại khu vực Bắc Trung bộ.

Nhà báo Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Văn phòng đại diện Báo Giáo dục và Thời đại khu vực Bắc Trung bộ.

Gần 15 năm làm nghề báo, nhà báo Nguyễn Văn Dũng không nhớ hết mình đã đi bao con đường, đến bao nhiêu miền quê ở dải đất miền Trung đầy nắng và gió này. Anh cũng không nhớ hết những hoàn cảnh, những mảnh đời mình đã hỗ trợ, chỉ biết rằng cố gắng làm việc thật tốt mỗi ngày và hỗ trợ được ai, nếu làm được thì cố gắng hết mình.

Từ những hành động nhỏ để góp lên những giá trị lớn lao hơn

Trong đợt mưa lũ năm 2020 miền Trung oằn mình chống lũ, giống như nhiều đồng nghiệp anh đã đăng tải nhiều bài viết về tình hình diễn biến mưa lũ, đặc biệt là những khó khăn mà người dân gặp phải. “Trong cuộc đời làm báo, tôi đã rơi vào nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng tác nghiệp mùa lũ thì gần như quên cả nguy hiểm, “lao” đến những khu vực người dân đang chịu thiệt hại nặng nề nhất để khai thác thông tin. Biết được hoàn cảnh của người dân nên phóng viên chúng tôi trở thành cầu nối đứng ra hỗ trợ cho bà con”, anh Dũng chia sẻ.

Lũ rút đi nhưng hậu quả mà nó để lại vẫn rất lớn, trong vòng vài ngày, anh kêu gọi được 32 thợ ở khắp nơi, chia làm 6 nhóm, đến các xã vùng lũ sửa xe, thay dầu miễn phí cho người dân. Nhờ kêu gọi tốt, nên có những doanh nghiệp trong TP. Hồ Chí Minh đã trao tặng 6.000 chai dầu, hỗ trợ phương tiện, thiết bị vận chuyển… mỗi người có những hỗ trợ riêng, đi đến đâu đoàn cũng phối hợp với chính quyền thông báo cho bà con đến tiếp nhận sự hỗ trợ.

Báo Công luận
Đại diện Văn phòng Báo GD&TĐ, nhà báo Văn Dũng cứu trợ bà con vùng lũ tại Hà Tĩnh.

Đại diện Văn phòng Báo GD&TĐ, nhà báo Văn Dũng cứu trợ bà con vùng lũ tại Hà Tĩnh.

Nhà báo Nguyễn Văn Dũng cho biết: “Trong lũ bà con mất mát tài sản nhiều, nhưng được hỗ trợ như vậy bà con cảm thấy rất phấn khởi, cảm thấy tình đồng bào trong gian khó. Nhiều nơi, khi tôi quay lại sau đó nhiều tháng bà con vẫn nhắc đến câu chuyện này. Khi lũ đến, người làm báo chúng tôi không chỉ đưa tin sự kiện mà còn trở thành cầu nối, hỗ trợ đồng bào, văn phòng báo là nơi tập hợp lưu giữ nhu yếu phẩm như mì tôm, gạo để kịp thời mang đến cho những người dân đang chịu thiệt hại”.

Luôn tích cực trong công tác tuyên truyền các đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng, Nhà nước. Năm 2020 nhà báo Nguyễn Văn Dũng đã có nhiều loạt bài về công tác phát triển giáo dục ở địa phương, có nhiều bài viết nêu bật những khó khăn, tồn tại trong công tác giáo dục đào tạo ở cơ sở. Ngoài ra anh cũng tích cực, thực hiện những chương trình chia sẻ với các em học sinh nghèo. Đầu tháng 8 năm 2020, ở huyện Lộc Hà, một thí sinh học giỏi gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trong ngày thi tốt nghiệp THPT thì bố mất, mẹ bị ung thư, em không đi thi được. Thấy được hoàn cảnh đó anh đã tìm tới phỏng vấn viết bài, sau đăng tải, nhiều bạn đọc đã động viên chia sẻ với hoàn cảnh của em. Trường Đại học Hà Tĩnh sau đó có chính sách đặc cách, nhận em vào trường.

Ngoài những hoạt động hỗ trợ đột xuất, nhà báo Nguyễn Văn Dũng còn đứng ra tổ chức các chương trình hằng năm tại các xã biên giới còn nhiều khó khăn, các chương trình này đều được tổ chức bài bản, nhận được sự hưởng ứng của nhiều cấp chính quyền. Qua mỗi chương trình, hàng trăm đồng bào dân tộc ở khu vực miền núi đều được hỗ trợ bằng những phần quà thiết thực.

Nói về các hoạt động từ thiện - xã hội mình đã làm, anh Dũng cho rằng: “Đó câu chuyện dài và nếu thật sự không có tấm lòng, không tâm huyết thì khó làm được việc này. Bản thân người làm báo trước tiên phải xây dựng được hình ảnh cho mình, bằng những bài báo, bằng sản phẩm nghề hấp dẫn bạn đọc, ngoài ra cũng xây dựng uy tín để dễ dàng nhận được sự quan tâm từ cộng đồng. Mỗi khi có những nhân vật cần giúp đỡ, người làm báo có thể tận dụng mạng xã hội để kêu gọi sự chung tay góp sức mọi người, từ những hành động nhỏ để góp lên những giá trị lớn lao hơn”.

Lê Tâm

Tin khác

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

(CLO) Cuộc thi viết, trắc nghiệm, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu mang tên “GIẤC MƠ XANH” do Báo Tiền Phong tổ chức đã chính thức được khởi động từ ngày 1/5/2024 trên phạm vi toàn quốc, với nhiều hình thức và giải thưởng hấp dẫn...

Nghề báo
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

(CLO) Ngày 3/5, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp các đơn vị tổ chức lễ bàn giao thư viện cho các trường: TH-THCS Phước Hiệp; THCS Đồng Khởi; THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre). Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường” do Báo SGGP thực hiện.

Nghề báo
Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo