Chiến sự Ukraine ảnh hưởng ra sao tới ngành tiền tệ?

Thứ ba, 14/03/2023 16:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hậu quả kinh tế của chiến sự Ukraine là không thể chối cãi, lĩnh vực quan hệ tiền tệ cũng không nằm ngoài số đó. Và điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì Putin đã chỉ rõ các mục tiêu tiền tệ của cuộc chiến này.

Trong bài phát biểu tại cuộc họp thường niên lần thứ 19 của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai ở Moscow hồi tháng 10 năm 2022, Putin cáo buộc giới tinh hoa phương Tây có động thái khơi mào căng thẳng Ukraine. Tuy nhiên, ít người chú ý đến việc Putin đã ba lần đề cập đến tầm nhìn của Nga về hệ thống tiền tệ quốc tế trong tương lai. Theo ông, “đó là một trong những vấn đề then chốt của sự phát triển hôm nay và tương lai, không chỉ của hệ thống tài chính, mà còn của trật tự thế giới.

Cụ thể, ông tuyên bố rằng “Nga coi quá trình hình thành các nền tảng tài chính quốc tế mới là không thể tránh khỏi, bao gồm cả mục đích dàn xếp quốc tế. Những nền tảng như vậy phải nằm ngoài phạm vi quyền hạn của quốc gia, được bảo mật, phi chính trị hóa, tự động hóa và không phụ thuộc vào bất kỳ trung tâm kiểm soát đơn lẻ nào.” Về bản chất, điều này có nghĩa là cam kết hoặc quay trở lại chế độ bản vị vàng “độc lập” và “phi chính trị hóa”, không được quản lý từ một trung tâm kiểm soát duy nhất, hoặc ý tưởng về “một loại tiền tệ quốc tế duy nhất”.

chien su ukraine anh huong ra sao toi nganh tien te hinh 1

Ảnh minh họa. Theo Geopolitical Monitor.

Quay lại sử dụng vàng?

Điều này được chứng minh bằng hoạt động tích lũy vàng dự trữ của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga trong một số năm trước thời điểm căng thẳng. Theo quan điểm của họ, cùng với việc tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, điều này sẽ đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, nếu không trực tiếp đổi ra “kim loại màu vàng”, thì ít nhất cũng bằng đô la thu được từ việc bán vàng trên thị trường tự do.

Tuy nhiên, như lịch sử đã chứng minh, thị trường này không tránh khỏi sự hạn chế của nhà nước như dự đoán ban đầu. Điều này đủ để đưa các giao dịch liên quan đến vàng của Nga vào danh sách các biện pháp trừng phạt được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn, do đó khiến việc bán vàng cho Nga là bất khả thi. Vì vậy, cách thực tế duy nhất để sử dụng dự trữ tích lũy “kim loại màu vàng” của ngân hàng trung ương là đúc đồng rúp vàng để sử dụng nội bộ.

Trong một tình huống giả định về sự sụp đổ của hệ thống kinh tế, việc quay trở lại với vàng như một loại hàng hóa tiền tệ thực sự có thể xảy ra, nhưng điều này không có nghĩa là vàng hợp lệ trong điều kiện hiện tại. Hơn nữa, người ta thậm chí có thể tưởng tượng một tình huống như vậy khi loài người sẽ bị đẩy lùi về giai đoạn phát triển quan hệ kinh tế trước đó.

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Tất nhiên, việc quay trở lại chế độ bản vị vàng có thể là một lựa chọn, trừ khi không còn ai có khả năng đúc tiền vàng.

Sử dụng đồng đô-la

Không có lý do gì khiến đồng đô la tiếp tục giảm cho đến khi cán cân thanh toán cần được giải quyết. Vị thế của đồng đô-la trong hệ thống tiền tệ là một “đặc quyền” có lợi nhuận, tuy nhiên, đó cũng là một nghĩa vụ được quy định bởi tình trạng và nhu cầu khách quan của nền kinh tế toàn cầu.

Mặt khác, giá trị của đồng đô la chỉ tăng trong các điều kiện hạn chế giao dịch bằng đô la do lệnh trừng phạt chống lại Nga. Không phải ngẫu nhiên mà đồng tiền này được “vũ khí hóa” và được coi là “vũ khí gần như mạnh nhất thế giới”.

Đồng thời, các biện pháp trừng phạt thanh toán đối với Nga cũng có thể gây ra sự phân mảnh của hệ thống tiền tệ thế giới và suy yếu tương đối vai trò của đồng đô la; mặc dù, trong những điều kiện như vậy, nó sẽ vẫn là đồng tiền toàn cầu chính. Vì vậy, có vẻ như Pax Dollar Americana sẽ tồn tại trong mọi trường hợp.

Vẫn tồn tại những tình huống khác có thể xảy ra, chẳng hạn như việc thành lập một loại tiền tệ siêu quốc gia hoặc một loại tiền tệ mạng. Điều này dường như không phải là kết quả của một cuộc chiến, mặc dù thực tế là đó có thể trở thành hậu quả của hòa bình sắp tới.

Anh Tuấn (Theo Geopolitical Monitor)

Bình Luận

Tin khác

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp