49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024):

Chiến tranh đã kết thúc như thế…

Thứ ba, 30/04/2024 07:53 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Thời khắc ấy báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, cũng là thời khắc báo hiệu chiến tranh đã kết thúc. Thời khắc đáng nhớ ấy, nhiều năm sau, vẫn như đọng nguyên trong ký ức của nhiều ký giả quốc tế - những con người đã có cơ may hiếm có được ghi nhận, chứng kiến những biến động một đi không trở lại của lịch sử.

“Không một tiếng súng nổ”

Đó là cảm nhận của Peter Arnett - một trong những phóng viên được đánh giá là “am hiểu nhất” về chiến tranh Việt Nam. Là người gốc New Zealand, Arnett lần đầu đặt chân đến Sài Gòn ngày 26/6/1962 và hoạt động tại đây suốt 13 năm, đến tận ngày 30/4/1975. Peter Arnett giành giải Pulitzer năm 1966 cũng với loạt bài viết về Việt Nam.

Bài liên quan

Peter Arnett là một trong ba phóng viên cuối cùng của Hãng thông tấn Mỹ AP, mặc dù được bố trí di tản nhưng vẫn cương quyết bám trụ lại tại Sài Gòn vào ngày quân đội giải phóng tiến vào thành phố ngày 30/4/1975, với mong muốn được chứng kiến phút gây chiến tranh kết thúc như thế nào. “Chúng tôi đã cảm nhận được cái kết của cuộc chiến đang đến gần. Tôi tự nhủ rằng tôi cần có mặt tại Sài Gòn vào những ngày cuối cùng của chính quyền Sài Gòn”- Peter Arnett lý giải lý do vì sao ông quyết định ở lại thành phố dù trước đó: “Đại sứ quán Hoa Kỳ tuyên bố rằng chúng tôi phải rời đi ngay”.

chien tranh da ket thuc nhu the hinh 1

Peter Arnett (thứ ba từ trái sang) tại văn phòng AP ở Sài Gòn đầu giờ chiều ngày 30/4/1975. Ảnh: Sarah Errington/AP

Và Peter Arnett đã đạt được ý nguyện của mình và cũng nhờ đó, vị ký giả lừng danh đã có cơ hội chứng kiến ghi lại cho mình những gì đã xảy ra tại Sài Gòn trong ngày lịch sử ấy và đến hôm nay, trong ông, vẫn tràn ngập những ký ức mà với ông là không thể quên về ngày cuối cùng của chiến tranh, ngày mà ông gọi là “Sài Gòn thất thủ” (Sai Gon has falled).

Tôi không bao giờ quên được nét mặt của anh bạn Matt Franjola khi thông báo về những chiếc xe tăng với các binh sĩ miền Bắc mặc quân phục đang tiến về phía Dinh Độc lập. Cạnh ngay chỗ văn phòng làm việc của tôi, nhiều nhóm lính Việt Nam Cộng hòa đã vứt bỏ quân phục, quăng cả vũ khí vào ô cửa các cửa hiệu. Tôi chạy như bay về văn phòng và hét lên: George! Sài Gòn thất thủ, gọi trụ sở New York đi. Khi ấy, đồng hồ chỉ 11h43 ngày 30/4/1975”- Peter Arnett nhớ lại. Trước đó, đêm hôm đó, Peter Arnett ở khách sạn Caravelle và đã chứng kiến những chiếc máy bay trực thăng cuối cùng rời Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn.

Trong 13 năm đưa tin về chiến tranh Việt Nam, tôi chưa từng mường tượng rằng nó sẽ kết thúc như buổi trưa ngày 30/4 năm ấy. Tôi đã nghĩ các kịch bản, nó phải chấm dứt với một thỏa thuận chính trị như ở Lào, hay thậm chí theo kiểu ngày tận thế với một thành phố bị phá nát hoang tàn… Nhưng trên thực tế, đã có sự đầu hàng vô điều kiện, tiếp nối bằng hai giờ gặp với các quân nhân vũ trang của miền Bắc trong văn phòng AP ở Sài Gòn, nói chuyện và uống Coca với bánh quy… Với tôi, cuộc chiến đã kết thúc như thế đấy. Cái kết thúc đến quá nhanh”- Peter Arnett cho biết.

chien tranh da ket thuc nhu the hinh 2

George Esper (áo kẻ) trong văn phòng AP tại Sài Gòn.

Báo chí thế giới xuất bản ngày 30/4 cách đây 49 năm đã là chứng nhân của lịch sử ghi lại khắc họa đậm nét thời khắc cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam kết thúc. “Sự sụp đổ cuối cùng của miền Nam đến quá nhanh, không ai có thể hình dung được”; Việt Nam “kiên cường, anh dũng”; chiến thắng “rung động địa cầu”… là những bình luận của các nhà báo quốc tế đối với ngày kỷ niệm 30/4/1975 của Việt Nam. Hãng tin Pháp AFP bình luận: “Không còn nghi ngờ gì nữa. Chiến sự Sài Gòn - Gia Định kết thúc. Sự kiện này ảnh hưởng to lớn đến khu vực trên thế giới trong tương lai”. Thời báo Los Angeles viết: “Người Mỹ ra đi, Việt Nam Cộng hòa đầu hàng, nước Việt Nam đã được trả lại cho người Việt Nam”. Hãng tin Reuters (Anh) tại giờ phút “bước ngoặt” 30/4/1975 với hình ảnh lá cờ mang tính biểu tượng, đó là khi “chiếc xe tăng đi đầu của quân Giải phóng húc đổ cổng bằng thép vững chắc và cán cờ ba sọc rơi xuống đất, rồi vượt qua”, hay “cờ Chính phủ Cách mạng lâm thời tung bay trong không khí chiến thắng ở lan can tầng hai (Dinh Tổng thống) ngay cả khi lá cờ ba sọc vẫn còn bay trên nóc nhà”.

Sau khi hét lên với George Esper - Trưởng văn phòng đại diện của hãng AP tại Sài Gòn, Peter Arnett vội vàng viết một bản tin về những gì mình chứng kiến, chuyển cho người phụ trách điện tín người Việt tên là Tammy rồi cùng với Matt Franjola đi thăm dò các con phố. Peter Arnett nhớ lại: “Chúng tôi gặp rất nhiều đồng nghiệp khác đang đi ra từ Dinh Độc lập, trong đó có Neil Davis, một phóng viên quay phim người Australia. Anh này nói đã chứng kiến tận mắt Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh bị dẫn đi”. Sau này, nhớ lại, Arnett vẫn còn như nguyên cảm giác sững sờ khi đó. 

Điều đặc biệt ấn tượng nhất với một phóng viên chiến trường như Arnett là việc ngày hôm đó, quân giải phóng tiến vào tiếp quản Sài Gòn một cách hết sức thanh bình, rằng: “tôi chưa từng mường tượng được rằng, chiến tranh ở Việt Nam sẽ kết thúc như buổi trưa ngày 30/4 năm ấy”. “Tôi lách qua đám đông tụ tập quanh cửa văn phòng và cảm thấy mệt mỏi quỵ xuống. George dìu tôi lại một máy đánh chữ. Tôi ra hiệu lấy giấy và đánh bản tin bắt đầu bằng: “Sài Gòn 30/4/1975, Quân Giải phóng chiếm đóng thành phố một cách thanh bình, họ hành quân trên những đại lộ đầy cây bên đường, trên những xe tải cùng cờ bay phấp phới. Người dân Sài Gòn đứng chứng kiến hai bên đường. Không một tiếng súng nổ”- Peter Arnett khẳng định.

“Các chiến sĩ kể cho nghe về cuộc sống, chiến đấu trong các khu căn cứ...”

Các chiến sĩ đã móc trong ví hình ảnh gia đình, kể cho ông nghe về cuộc sống, chiến đấu trong các khu căn cứ...”- những chi tiết hoàn toàn không có vẻ chiến tranh chút nào lại chính là những gì mà George Esper - một trong những phóng viên phương Tây cuối cùng ở lại Sài Gòn - ghi nhận được trong ngày 30/4/1975.

Trong thời khắc nghe tin Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tôi chạy ra góc đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi, phỏng vấn binh lính Cộng hòa về tâm trạng của họ. Tôi cũng có cuộc tiếp xúc với 2 chiến sĩ giải phóng quân đến văn phòng AP, nghe họ kể về cuộc sống, chiến đấu trong các khu căn cứ và tâm sự về niềm vui, sự mong đợi được sum họp với gia đình. Hai chiến sĩ giải phóng quân ngày đó đã tới Văn phòng AP, cùng với một phóng viên ảnh tự do cộng tác lâu năm với AP, người vào đúng ngày giải phóng tiết lộ chính là một điệp viên của cách mạng. Các chiến sĩ Giải phóng quân đã bảo đảm với các phóng viên AP là họ được an toàn. Tôi đã khóc khi được hai chiến sĩ giải phóng quân ấy cho xem hình ảnh gia đình được họ cất trong ví, kể cho nghe về cuộc sống, chiến đấu trong các khu căn cứ...”- George Esper kể lại.

Chính những cảm xúc khó quên ấy đã là cứ liệu giúp ông có được bài tường thuật đăng trên trang nhất của tờ The New York Times số ra ngày hôm sau, 1/5/1975. Với ông, đó là một trong những bài báo đáng nhớ nhất của cuộc đời làm nghề.

chien tranh da ket thuc nhu the hinh 3

Sự xúc động ấy cũng là điều dễ hiểu bởi với hàng thập kỷ gắn bó, cuộc chiến tranh Việt Nam dường như đã đi sâu vào tiềm sức của cây bút nổi danh này. Năm 1965, khi quân đội Mỹ ở Việt Nam chuyển dần vai trò từ cố vấn sang trực tiếp tham chiến, Esper đã tham gia hoạt động tại văn phòng AP ở Sài Gòn và gắn bó với mảnh đất này tới 10 năm. 10 năm tác nghiệp tại Sài Gòn, với 2 năm cuối trong vai trò trưởng phân xã AP, cuộc chiến tranh Việt Nam thực sự đã là điểm sáng trong sự nghiệp kéo dài 42 năm của George Esper.

Trang Hà

Bình Luận

Tin khác

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để quản lý các giao dịch liên quan đến 'tài sản số'

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để quản lý các giao dịch liên quan đến "tài sản số"

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài để đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh "tài sản số" ("tài sản ảo", "tài sản mã hóa"), quản lý các giao dịch liên quan đến "tài sản số" ("tài sản ảo", "tài sản mã hóa"). Báo cáo Chính phủ kết quả nghiên cứu nhiệm vụ này trước ngày 31/12/2024.

Tin tức
Hai Thứ trưởng được kiện toàn làm Ủy viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

Hai Thứ trưởng được kiện toàn làm Ủy viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

(CLO) Ông Nguyễn Duy Lâm, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải và bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được kiện toàn vào Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia làm Ủy viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.

Tin tức
Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025

Huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trước mắt cần huy động ngay khoảng 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025; về lâu dài tiếp tục nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền việc chuẩn bị các dự án đầu tư hạ tầng chiến lược.

Tin tức
Đồng chí Lương Cường được phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Đồng chí Lương Cường được phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư

(CLO) Ngày 16/5, tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương cho ý kiến về công tác nhân sự và xem xét, kỷ luật cán bộ.

Tin tức
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(CLO) Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Tin tức