Kỷ niệm 46 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2021)

Chiến tranh Việt Nam trong hoài niệm của các ký giả quốc tế

Thứ sáu, 30/04/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Nhiều ký giả quốc tế, bằng góc nhìn, ống kính của mình đã ghi lại những câu chuyện, những khoảnh khắc lịch sử đắt giá về cuộc chiến diễn ra tại miền Nam Việt Nam cách đây 46 năm. Vì thế, lần lại những hoài niệm của họ về cuộc chiến, cũng là hình dung phần nào những khoảnh khắc ấn tượng của cuộc chiến.

Bài liên quan

“Cái kết thúc đến quá nhanh”

Peter Arnett - một trong những phóng viên được đánh giá là “am hiểu nhất” về chiến tranh Việt Nam với 13 năm thường trú tại Sài Gòn (1962 – 1975), có mặt ở nhiều trận đánh, sự kiện chính trị lớn ở miền Nam Việt Nam, viết tới hơn 3.000 bài báo về cuộc chiến và chứng kiến tới những giây phút cuối cùng trong ngày 30/4 lịch sử - đã nói về cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam như thế.

chien tranh viet nam trong hoai niem cua cac ky gia quoc te hinh 1

Peter Arnett (thứ ba từ trái sang) tại văn phòng AP ở Sài Gòn đầu giờ chiều ngày 30/4/1975.

 Peter Arnett là một trong ba phóng viên cuối cùng của Hãng thông tấn Mỹ AP còn trụ lại tại  Sài Gòn vào ngày quân đội giải phóng tiến vào thành phố ngày 30/4/1975. Vì thế, trong vị ký giả lừng danh này, tràn ngập những hình ảnh, cảm xúc về ngày cuối cùng của chiến tranh, ngày mà ông gọi là “Sài Gòn thất thủ” (Sai Gon has falled).

Tôi không bao giờ quên được nét mặt của anh bạn Matt Franjola khi thông báo về những chiếc xe tăng với các binh sĩ miền Bắc mặc quân phục đang tiến về phía Dinh Độc Lập. Cạnh ngay chỗ văn phòng làm việc của tôi, nhiều nhóm lính Việt Nam Cộng hòa đã vứt bỏ quân phục, quăng cả vũ khí vào ô cửa các cửa hiệu. Tôi chạy như bay về văn phòng và hét lên: George! Sài Gòn thất thủ, gọi trụ sở New York đi. Khi ấy, đồng hồ chỉ 11h43 ngày 30/4/1975”. Sau khi hét lên với Trưởng văn phòng đại diện của hãng AP tại Sài Gòn George Esper, Peter Arnett vội vàng viết một bản tin về những gì mình chứng kiến, chuyển cho người phụ trách điện tín người Việt tên là Tammy rồi cùng với Matt Franjola đi thăm dò các con phố.

Peter Arnett nhớ lại: “Chúng tôi gặp rất nhiều đồng nghiệp khác đang đi ra từ Dinh Độc lập, trong đó có Neil Davis - một phóng viên quay phim người Australia. Anh này nói đã chứng kiến tận mắt Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh bị dẫn đi”. 

Sau này nhớ lại, Arnett vẫn còn như nguyên cảm giác sững sờ khi đó. “Trong 13 năm đưa tin về chiến tranh Việt Nam, tôi chưa từng mường tượng rằng nó sẽ kết thúc như buổi trưa ngày 30/4 năm ấy. Tôi đã nghĩ các kịch bản, nó phải chấm dứt với một thỏa thuận chính trị như ở Lào, hay thậm chí theo kiểu ngày tận thế với một thành phố bị phá nát hoang tàn… Nhưng trên thực tế, đã có sự đầu hàng vô điều kiện, tiếp nối bằng hai giờ gặp với các quân nhân vũ trang của miền Bắc trong văn  phòng AP ở Sài Gòn, nói chuyện và uống Coca với bánh quy… Với tôi, cuộc chiến đã kết thúc như thế đấy. Cái kết thúc đến quá nhanh”.

“Người Mỹ đã thất bại trong việc giành trái tim và khối óc của người dân địa phương”

Đó là nhìn nhận của Carl Robinson - phóng viên ảnh, biên tập viên ảnh, phóng viên viết của Hãng tin AP tại chiến trường miền Nam Việt Nam từ 1968 đến năm 1975.

Thực ra, Carl Robinson đến Sài Gòn từ 4 năm trước đó, năm 1964 khi nghe lời khuyên của một người bạn Hong Kong “hãy sang Nam Việt Nam trước khi nó sụp đổ”, ông mua vé lên một chiếc tàu chở hàng Pháp đến Sài Gòn vào những ngày đầu năm 1964. Công việc đầu tiên của chàng trai người Mỹ không phải là viết báo mà là một thành viên của Phái bộ viện trợ Mỹ (USAID) để “đem lại ánh sáng văn minh” cho Việt Nam. Nhưng Carl Robinson mau chóng nhận ra những chính sách giả dối của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Sau Tết Mậu Thân 1968, ông quyết định rời bỏ USAID. Ông nói thẳng với sếp của mình ở USAID: “Người Mỹ đã thất bại trong việc giành trái tim và khối óc của người dân địa phương”.

chien tranh viet nam trong hoai niem cua cac ky gia quoc te hinh 2

George Esper trong văn phòng AP tại Sài Gòn.

4 năm sau, Carl Robinson lại trở lại Sài Gòn, nhưng lần này trên tư cách phóng viên của Hãng AP để theo dõi về cuộc chiến. 7 năm tác nghiệp tại Sài Gòn, Carl Robinson đã đi khắp các vùng đất, viết nhiều về các phong trào đấu tranh vì hòa bình tại các đô thị miền Nam Việt Nam, ra tới cả “địa ngục trần gian” Côn Đảo… vừa là phóng viên viết vừa là người chụp ảnh, Carl Robinson đã chứng kiến “những khoảnh khắc tồi tệ nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam qua phim âm bản đen trắng”.

Một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam mà Carl Robinson được chứng kiến là những ngày cuối tháng 4/1975, tại Sài Gòn, Carl Robinson đã có cuộc phỏng vấn đáng nhớ với Dương Văn Minh, khi đó đang đứng trước khả năng lên làm Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Cuộc phỏng vấn ngắn ngủi nhưng chỉ qua cách Dương Văn Minh chia sẻ “vẫn đang chờ, để chờ xem” cũng đủ để Carl Robinson nhận ra rằng đứng trước khả năng nắm giữ vị trí quan trọng nhất của chính quyền Sài Gòn nhưng ông ta cũng chẳng lấy gì làm vui vẻ, thậm chí “tỏ ra lưỡng lự”. Thực tế, chứng minh sự lưỡng lự của Dương Văn Minh là có cơ sở khi nhậm chức Tổng thống nhưng ông ta chỉ duy trì chiếc ghế của mình được vỏn vẹn 3 ngày, từ 28/4 rồi sau đó đọc lời tuyên bố đầu hàng trước quân giải phóng trưa ngày 30/4/1975.

“Tôi đã khóc”

Trong thời khắc nghe tin Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tôi chạy ra góc đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi, phỏng vấn binh lính Cộng hòa về tâm trạng của họ. Tôi cũng có cuộc tiếp xúc với 2 chiến sĩ giải phóng quân đến văn phòng AP, nghe họ kể về cuộc sống, chiến đấu trong các khu căn cứ và tâm sự về niềm vui, sự mong đợi được sum họp với gia đình. Tôi đã khóc khi được hai chiến sĩ giải phóng quân ấy cho xem hình ảnh gia đình được họ cất trong ví” - George Esper - một trong những phóng viên phương Tây cuối cùng ở lại Sài Gòn ngày 30/4/1975, ghi lại thời điểm lịch sử quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập - chia sẻ về cảm xúc cũng như nguyên cớ đã giúp ông có được bài tường thuật “để đời” đăng trên trang nhất của tờ The New York Times số ra ngày hôm sau, 1/5/1975. Với ông, đó là một trong những bài báo đáng nhớ nhất của cuộc đời làm nghề.

chien tranh viet nam trong hoai niem cua cac ky gia quoc te hinh 3

Carl Robinson phỏng vấn chớp nhoáng với Dương Văn Minh, tổng thống cuối cùng của chính quyền miền Nam.

Sự xúc động ấy cũng là điều dễ hiểu bởi với hàng thập kỷ gắn bó, cuộc chiến tranh Việt Nam dường như đã đi sâu vào tiềm thức của cây bút nổi danh này. Năm 1965, khi quân đội Mỹ ở Việt Nam chuyển dần vai trò từ cố vấn sang trực tiếp tham chiến, Esper đã tham gia hoạt động tại văn phòng AP ở Sài Gòn và gắn bó với mảnh đất này tới 10 năm.

10 năm tác nghiệp tại Sài Gòn, với 2 năm cuối trong vai trò trưởng phân xã AP, cuộc chiến tranh Việt Nam thực sự đã là điểm sáng trong sự nghiệp kéo dài 42 năm của George Esper. Thậm chí chính từ việc tác nghiệp trong cuộc chiến này, George Esper được mệnh danh là một huyền thoại về khả năng đưa tin tại những nơi xảy ra chiến sự.

Đơn cử như lần Tổng thống Lyndon B. Johnson có chuyến đi thăm vội vã Australia hồi năm 1967, người ta tin rằng ông sẽ ghé qua miền Nam Việt Nam để thăm lính Mỹ. Đoán rằng căn cứ quân sự Cam Ranh là nơi ông này sẽ tới, Esper đã tìm cách gọi điện tới đài kiểm soát không lưu.

Bằng tài thuyết phục, ông được viên sĩ quan kiểm soát đài xác nhận rằng Johnson đã tới đây và anh này còn chuyển cho ông đoạn ghi âm bài phát biểu của Tổng thống. Vài giờ sau, một phái đoàn báo chí của Nhà Trắng bí mật từ Bangkok bay sang miền Nam Việt Nam để tìm hiểu về sự kiện đã ngã ngửa ra khi thấy câu chuyện họ đang tìm kiếm đã nằm trên mạng tin của AP.

Tháng 12/1972, ông đã có bài phỏng vấn đặc biệt với một viên phi công lái máy bay B-52 của Không lực Mỹ đang đối diện với tòa án binh vì từ chối không bay đi ném bom miền Bắc Việt Nam.

Trang Hà

Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Tin tức