Chính phủ cần kiến nghị các giải pháp đủ mạnh để tấn công, kiểm soát dịch COVID-19

Thứ ba, 15/06/2021 17:59 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ủy ban Tài chính -Ngân sách của Quốc hội kiến nghị Chính phủ cần có các giải pháp đủ mạnh để tấn công, kiểm soát dịch COVID-19, trong đó có giải pháp với lộ trình cụ thể về kế hoạch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho người dân...

Theo chương trình phiên họp thứ 57, ngày 15/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 5, 5 tháng, dự báo thực hiện 6 tháng đầu năm 2021 và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021.

Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã trình bày báo cáo thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện NSNN 5 tháng, dự báo 6 tháng đầu năm 2021 và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021.

Quang cảnh phiên họp thứ 57 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quang cảnh phiên họp thứ 57 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đã chi 21,1 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19

Trình bày báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, về thực hiện NSNN trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021: Thu NSNN tháng 5 đạt 98,6 nghìn tỷ đồng. Thực hiện chi NSNN tháng 5 đạt 125,8 nghìn tỷ đồng.

Về dự báo thực hiện NSNN 6 tháng, thu NSNN ước đạt 55,5% dự toán, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2020, xấp xỉ so với mức thực hiện cùng kỳ năm 2019. Chi NSNN ước thực hiện 6 tháng đạt 43% dự toán.

Cũng theo báo cáo, tính cả năm 2020, thì NSNN đã chi 21,1 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo đời sống cho người dân. Ngoài ra, NSTW đã dành trên 14,5 nghìn tỷ đồng để mua vắc xin phòng Covid-19. Việc thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 để huy động nguồn đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, để cùng với NSNN đẩy nhanh tiến độ mua và tiêm chủng vắc xin cho người dân.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ xác định giải pháp cho những tháng cuối năm, cụ thể: Một là, tiếp tục kiên định thực hiện thắng lợi mục tiêu “kép” - vừa tập trung phòng chống dịch hiệu quả, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Chủ động cân đối, đảm bảo đầy đủ nguồn lực NSNN, huy động tài trợ đóng góp tự nguyện từ cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong và ngoài nước mua vắc-xin và cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19. Tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia để ứng phó kịp thời các tình huống đột xuất, cấp bách, thiên tai, dịch bệnh.

Hai là, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, các đề án về tài chính-NSNN theo chương trình và yêu cầu thực tế như Đề án phân cấp ngân sách đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và phát huy tính chủ động của ngân sách địa phương; Đề án nghiên cứu sửa các Luật thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,...

Ba là, thực hiện tốt công tác quản lý thu. Tiếp tục thực hiện miễn, giãn một số khoản thu cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch; tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế; chống chuyển giá, trốn lậu thuế. Đôn đốc thu hồi các khoản nợ đọng thuế, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN năm 2021.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Bốn là, tổ chức điều hành chi NSNN chặt chẽ. Tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, thực hiện cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai.

Năm là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, kiểm tra chuyên ngành, quản lý hóa đơn điện tử; đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế, tạo môi trường thuận lợi, rõ ràng minh bạch cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ với NSNN.

Đặc biệt, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép trình Quốc hội xem xét, quyết định việc chuyển nguồn 1.237 tỷ đồng kinh phí phòng chống dịch chưa sử dụng của Bộ Y tế năm 2020 sang năm 2021 để mua vắc xin phòng dịch COVID-19; chuyển nguồn 14,6.000 tỷ đồng kinh phí cải cách tiền lương năm 2020 chưa sử dụng sang năm 2021.

Thu hồi các khoản kinh phí thường xuyên chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bổ sung nguồn dự phòng của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương chi phòng chống dịch COVID-19. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương chủ động đảm bảo nguồn ngân sách địa phương và các nguồn lực khác để đảm bảo các nhiệm vụ theo phân cấp, đặc biệt là thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành; không để phát sinh tình trạng chậm, muộn. Trường hợp hụt thu và phải chi những khoản chi cần thiết nhưng thiếu nguồn, thì sử dụng dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính, tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn hợp pháp khác.

Kiến nghị các giải pháp đủ mạnh để tấn công, kiểm soát dịch Covid-19

Trình bày báo cáo thẩm tra, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã cho biết, trong điều kiện thực hiện “mục tiêu kép” tổng thu NSNN 6 tháng ước đạt trên 55% dự toán đã cho thấy sự cố gắng, nỗ lực lớn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy: Thứ nhất, công tác đánh giá, dự báo kết quả thu NSNN còn chưa tích cực, làm cho việc lập dự toán thu NSNN năm 2021 chưa sát với thực tế. Thứ hai, thu từ cổ phần hóa, sắp xếp lại DNNN đạt kết quả rất thấp. Thứ ba, tình trạng nợ đọng thuế tiếp tục tăng cao. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Đinh Văn Nhã.

Về chi NSNN, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Đinh Văn Nhã cho biết, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chi NSNN 6 tháng đầu năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp; thực hiện các giải pháp triệt để tiết kiệm chi để bảo đảm nguồn lực cho việc phòng chống đại dịch Covid-19; cơ bản các nội dung chi được điều hành theo dự toán Quốc hội giao.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách thấy rằng, chi NSNN còn một số tồn tại cần khắc phục, cụ thể: Thứ nhất, việc triển khai phân bổ ngân sách còn chậm. Thứ hai, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp, nhất là vốn ngoài nước.

Đặc biệt, đối với việc bố trí nguồn chi NSNN khắc phục ảnh hưởng do đại dịch Covid-19: Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc thực hiện một số chính sách chi ngân sách cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 chưa đạt kết quả như dự kiến. Trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, đề nghị Chính phủ tiếp tục theo dõi sát sao để kịp thời điều chỉnh hoặc ban hành chính sách mới nhằm tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch COVID-19.

Đồng thời, để có cơ sở điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm thực hiện tốt “mục tiêu kép”, đề nghị Chính phủ sớm sơ kết, đánh giá, báo cáo cụ thể với Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ nhất về kết quả phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và các gói cứu trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; kiến nghị các giải pháp đủ mạnh để tấn công, kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới, trong đó có giải pháp với lộ trình cụ thể về kế hoạch tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho người dân để đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả, tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, tiến độ tiêm vắc-xin hiện nay còn chậm và khả năng đạt mức miễn dịch cộng đồng còn khá xa. Do đó, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 còn diễn biến khó lường trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ tăng cường công tác dự báo, bổ sung các số liệu ước thực hiện của cả năm và có cảnh báo về các yếu tố tăng, giảm số thu NSNN, mức trần nợ công, từ đó có biện pháp điều hành thu - chi NSNN kịp thời, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo mức trần nợ công theo Nghị quyết của Quốc hội.

Quốc Trần

Tin khác

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức