Chính phủ đề xuất giảm 30% TNDN đối với doanh nghiệp có doanh thu giảm trong năm 2021

Thứ hai, 20/09/2021 12:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mới đây, Chính phủ đã có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giải trình về dự án Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Tại Tờ trình 289, Chính phủ đề xuất giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021, đối với những doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, đề xuất này dựa trên chính sách đã áp dụng từ năm 2020, về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020. Trong năm 2020, việc áp dụng chính sách này đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp quy mô nhỏ tích tụ vốn để hồi phục.

chinh phu de xuat giam 30 tndn doi voi doanh nghiep co doanh thu giam trong nam 2021 hinh 1

Chính phủ đề xuất giảm 30% TNDN đối với doanh nghiệp có doanh thu giảm trong năm 2021.

Trong quá trình thực hiện, Chính phủ cũng đã nghiên cứu, xem xét đối với các doanh nghiệp có doanh thu trên 200 tỷ đồng, thuộc các nhóm ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, các quốc gia có áp dụng chính sách hỗ trợ về thuế TNDN thường tập trung vào 2 giải pháp, gia hạn thời hạn nộp thuế và giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Đối với những doanh nghiệp có quy mô tổng doanh thu trên mức 200 tỷ đồng/năm, việc xác định mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với ngành nghề, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh là không khả thi, đa số những doanh nghiệp này có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, đa lĩnh vực, ngành nghề. 

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay thì những doanh nghiệp lớn đang hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi cũng cần có trách nhiệm chung tay cùng với Chính phủ và người dân để vượt qua dịch bệnh.

Mặt khác, nội dung đề xuất giải pháp giảm thuế TNDN nêu trên chỉ là một trong nhiều giải pháp đã và đang được Chính phủ thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, gồm cả doanh nghiệp có quy mô lớn, doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, bị lỗ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Đặc biệt, các giải pháp hỗ trợ thiết thực, có tác dụng ngay với doanh nghiệp như gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; miễn, giảm phí và lệ phí; giảm tiền thuê đất; giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ; giảm tiền điện, giảm cước viễn thông,... cũng đã mang lại hiệu quả.

Vỉ vậy, trên cơ sở ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện giải pháp này trong năm 2021. Nhưng để chính sách nhằm vào đúng đối tượng, Chính phủ đề xuất bổ sung thêm điều kiện tổng doanh thu năm 2021 giảm so với tổng doanh thu năm 2020.

Đồng thời, việc xác định tổng doanh thu năm 2021 giảm so với tổng doanh thu năm 2020 sẽ không áp dụng đối với trường hợp người nộp thuế mới thành lập, người nộp thuế chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ tính thuế năm 2021.

Cụ thể, Chính phủ đề xuất: Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và tống doanh thu năm 2021 giảm so với tổng doanh thu năm 2020.

Không áp dụng tiêu chí tổng doanh thu năm 2021 giảm so với tổng doanh thu năm 2020 đối với trường hợp người nộp thuế mới thành lập, người nộp thuế chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ tính thuế năm 2021.

Dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo đề xuất này là khoảng 2.200 tỷ đồng, giảm 3.800 tỷ đồng so với nội dung đã đề xuất tại Tờ trình số 289.

Việt Vũ

Tin khác

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô