Chính quyền như "bà đỡ" cho doanh nghiệp tham gia thị trường carbon

Thứ ba, 11/10/2022 12:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương lưu ý rằng: Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên chọn các sản phẩm, dịch vụ xanh, bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu khí quyển. Cho nên doanh nghiệp phải thay đổi để đáp ứng được các tiêu chuẩn hàng rào thuế carbon từ các thị trường lớn.

Tham gia vào thị trường carbon không bên nào bị thiệt

Tại Hội thảo “Hiện thực hóa cam kết của Chính phủ về phát thải ròng bằng 0: Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp”, diễn ra ngày 10/10, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh: Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hiện thực hóa mục tiêu đưa phát thải ròng về 0, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

chinh quyen nhu ba do cho doanh nghiep tham gia thi truong carbon hinh 1

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hiện thực hóa mục tiêu đưa phát thải ròng về 0.

Và người tiêu dùng cũng ngày càng khắt khe hơn, ưu tiên chọn các sản phẩm, dịch vụ xanh, nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu khí quyển chung của trái đất. Tại châu Âu, Hoa Kỳ và nhiều nền kinh tế khác, các hàng rào thuế quan để kiểm soát và điều chỉnh biên giới phát thải carbon đối với hàng nhập khẩu sử dụng nhiều năng lượng, đồng thời khuyến khích quá trình khử cacbon đối với sản xuất trong nước.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) vào tháng 11/2021, Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; cùng 141 quốc gia tham gia tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm giảm phát thải, đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Ngay trước thềm Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”, trong đó đưa ra mục tiêu trung hòa carbon, giảm phát thải khí nhà kính trên GDP.

Việc thực hiện cam kết của Chính phủ đưa phát thải ròng về 0 đem đến thách thức, nhưng cũng tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Đó là các cơ hội cho nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cơ hội tiếp cận với nguồn tài chính xanh để đầu tư vào các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững doanh nghiệp.

“Cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hiện thực hóa mục tiêu đưa phát thải ròng về 0. Doanh nghiệp vừa là chủ thể chịu tác động của biến đổi khí hậu, vừa là đối tượng quan trọng trực tiếp tham gia, chuyển các thách thức thành cơ hội từ tác động của biến đổi khí hậu và tạo ra nguồn lực để thúc đẩy công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, triển khai các kế hoạch góp phần giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy tăng trưởng xanh”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường luận giải: Thị trường carbon về nguyên lý được xây dựng dựa trên những nguyên tắc vận hành của thị trường cạnh tranh “thuận mua, vừa bán” và đôi bên cùng có lợi.

Khi tham gia vào thị trường carbon không bên nào bị thiệt, các bên cùng có lợi và thu được lợi nhuận. Thị trường carbon vận hành dựa trên nguyên tắc cung-cầu và các dịch vụ kèm theo. Doanh nghiệp cần biết quy định pháp luật về phát triển thị trường carbon, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh lưu ý.

chinh quyen nhu ba do cho doanh nghiep tham gia thi truong carbon hinh 2

Năm 2025 sàn giao dịch tín chỉ carbon vận hành thí điểm

Nhằm phát triển thị triển thị trường carbon và sự chủ động tham gia của doanh nghiệp, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh kiến nghị: Thứ nhất, hoàn thiện quy định của pháp luật về phát triển thị trường carbon. Theo quy định của pháp luật, Bộ tài chính chịu trách nhiệm chủ trì thành lập thị trường carbon ở Việt Nam, do vậy cần sớm xây dựng đề án thành lập thị trường carbon trình Thủ tướng Chính phủ để chuẩn bị đến năm 2025 sàn giao dịch tín chỉ carbon tiến hành vận hành thí điểm.

Thứ hai, doanh nghiệp phải chủ động. Nếu là doanh nghiệp sản xuất phát thải khí nhà kính cần chủ động xác định lượng phát thải tại doanh nghiệp. Nếu là doanh nghiệp trung gian kinh doanh thông qua dịch vụ thị trường tín chỉ carbon chủ động chuẩn bị tìm hiểu thị trường, dự báo khả năng thị trường, nguồn lực đầu tư và hạ tầng kỹ thuật tham gia thị trường.

Thứ ba, cần sự vào cuộc và chủ động hỗ trợ doanh nghiệp của các bên liên quan như Hiệp Hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)..., nâng cao nhận thức về thị trường carbon, kết nối doanh nghiệp...

Thứ tư, công tác truyền thông tốt để doanh nghiệp nhận thức đầy đủ về thị trường carbon việc thực hiện sẽ tiến hành thuận lợi, ngược lại truyền thông không tốt việc triển khai thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm, chính quyền như "bà đỡ" cho doanh nghiệp tham gia thị trường carbon. Chính quyền cần vào cuộc vừa hỗ trợ về chính sách, vệ hạ tầng đến khâu thực hiện, tạo động lực để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia thị trường carbon

Việc thực hiện các cam kết tại COP26, đặc biệt là cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược. Theo ông Phạm Văn Tấn, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, thực hiện kịp thời cam kết tại COP26 sẽ mang lại lợi ích lớn và lâu dài cho đất nước. Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng carbon thấp.

Thực hiện những cam kết tại COP26 có nhiều thuận lợi và thách thức đan xen, trong đó khó khăn, thách thức là chủ yếu. Do đó, phải thống nhất về nhận thức, thông về tư tưởng, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, xác định trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó. 

Phải kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chuyển đổi xanh với chuyển đổi số và các nhiệm vụ chính trị trọng tâm khác; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nguồn lực trong nước và ngoài nước, nguồn lực nhà nước và tư nhân, truyền tải được tinh thần chuyển đổi xanh tới các bộ, ngành, địa phương và người dân.

Hà Nguyễn

Tin khác

Chuyên gia: Gói giải cứu nhà ở của Trung Quốc là quá nhỏ để chấm dứt khủng hoảng

Chuyên gia: Gói giải cứu nhà ở của Trung Quốc là quá nhỏ để chấm dứt khủng hoảng

(CLO) Doanh số bán nhà mới của Trung Quốc giảm nhanh hơn trong những tháng gần đây, khi các hộ gia đình ngày càng thích mua nhà trên thị trường thứ cấp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngắm tuyết giữa mùa hè tại Australia chỉ từ 0 đồng cùng Vietjet

Ngắm tuyết giữa mùa hè tại Australia chỉ từ 0 đồng cùng Vietjet

(CLO) Tiếp nối chuỗi hoạt động chào hè rực rỡ, Vietjet mang tới cho hành khách ưu đãi hấp dẫn đón mùa đông tại “xứ sở chuột túi” với vé bay khứ hồi hạng Eco chỉ từ 0 đồng (chưa bao gồm thuế, phí), tặng thêm 20kg hành lý ký gửi, suất ăn nóng tươi ngon. Chương trình áp dụng cho khách đặt vé tại website www.vietjetair.com, ứng dụng di động Vietjet Air từ nay đến hết ngày 10/06/2024, với thời gian bay không giới hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tái hiện “góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tái hiện “góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì

(CLO) Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại TP.HCM vừa qua.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhà giàu Mỹ cũng bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”

Nhà giàu Mỹ cũng bắt đầu “thắt lưng buộc bụng”

(CLO) Những người Mỹ giàu có thường đóng vai trò ngày càng tăng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước nhà bằng chi tiêu của họ. Tuy nhiên những ngày vung tiền như không có ngày mai của họ có thể sắp kết thúc, CNN đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thêm 2 phiên đấu thầu vàng miếng SJC trong tuần này

Thêm 2 phiên đấu thầu vàng miếng SJC trong tuần này

(CLO) Tuần này (từ ngày 20-24/5), NHNN tiếp tục tổ chức 2 phiên đấu thầu vàng, khối lượng vàng đấu thầu vẫn ở mức 16.800 lượng mỗi phiên.

Thị trường - Doanh nghiệp