Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội của Quốc hội:

Chính sách BHYT là phải giáo dục, tuyên truyền để người dân thấy trách nhiệm của mình

Thứ tư, 26/06/2019 18:00 PM - 0 Trả lời

"Tôi mong rằng người dân thấy được trách nhiệm không phải cho bản thân mình, chăm lo sức khỏe cho mình mà trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội và coi như sự đồng hành của đất nước để chúng ta chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt nhất trong điều kiện có thể".

Đó là khẳng định của ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội của Quốc hội trong tọa đàm "Phát triển bền vững đối tượng tham gia BHYT"

Ông có thể khái quát lại một lần nữa vai trò, tầm quan trọng của BHYT đối với người dân Việt Nam để khán giả có cái nhìn tổng quan hơn được không?

Ông Bùi Sĩ Lợi: Có thể nói đến thời điểm này, độ bao phủ BHYT của chúng ta đã đạt đến 89%. Đây là sự nỗ lực và cố gắng rất cao và rất quyết liệt của Chính phủ. Chúng ta đi trước Nghị quyết của Trung ương về thực hiện chính sách bao phủ BHYT. Rõ ràng là người dân của chúng ta đã được tham gia vào các chính sách BHYT nâng cao sức khỏe nhân dân và điều này khẳng định chủ trương hết sức đúng đắn, chuyển nhận thức từ bảo hiểm xã hội tự nguyện sang bảo hiểm xã hội bắt buộc. Và người dân thấy rằng đây là một chính sách đem lại lợi ích cao nhất đối người dân trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (ở giữa) trong cuộc trò chuyện tại tọa đàm

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm UB Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (ở giữa) trong cuộc trò chuyện tại tọa đàm "Phát triển bền vững đối tượng tham gia BHYT"

Chúng ta biết BHYT là một chính sách có tính chất chia sẻ chất lượng cao. Đạt được thành quả như vậy chính là sự quyết tâm và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và tổ chức triển khai thực hiện của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Chúng ta cũng phải đánh giá cao vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị và chính quyền các địa phương, chúng ta mới được có được kết quả như hôm nay.

Và như vậy là còn khoảng 6% nhóm đối tượng HSSV chưa tham gia BHYT, chiếm gần một triệu HSSV. Ông có đánh giá, nhận xét như thế nào về con số tính đến thời điểm hiện nay?

Ông Bùi Sĩ Lợi: Tôi thấy đáng mừng và phấn khởi bởi chúng ta đẩy nhanh được tốc độ bao phủ trong HSSV. Nhưng mà tôi phải nhấn mạnh một ý rất quan trọng, HSSV là lực lượng nòng cốt, là thế hệ trẻ chuẩn bị nguồn nhân lực trong tương lai, nếu chúng ta lại không thực hiện BHYT bao phủ tất cả HSSV thì có một vấn đề là về rèn luyện tư tưởng tác phong của thế hệ trẻ của chúng ta, không chỉ là tham gia bảo hiểm xã hội đem lại lợi ích cho cá nhân HSSV đâu, mà nó còn thể hiện trách nhiệm của cá nhân mình đối với cộng đồng và đối với xã hội. Cho nên dù có một ít tỷ lệ HSSV không tham gia BHYT cũng là một điều chúng ta phải suy nghĩ.

Tuy nhiên ở đây có mấy vấn đề chúng ta phải lưu ý tại sao nó bao phủ không nhanh. Thứ nhất, chúng ta chuyển từ tự nguyện sang bắt buộc và theo hộ gia đình. HSSV chưa tham gia vì chính sách của chúng ta chưa cởi mở. Ví dụ, các cháu HSSV tham gia theo mô hình hộ gia đình thì hãy cho các cháu tham gia để được đảm bảo yêu cầu là từ hộ khẩu thứ ba trở đi là được giảm, và đến thứ tư thứ năm là hoàn toàn có thể được miễn giảm. Đây là chính sách tốt, những chúng ta chưa thực hiện tốt chính sách này.

Thứ 2, rõ ràng trong hệ thống giáo dục của chúng ta, trong nhà trường của chúng ta công tác tuyên truyền giáo dục vận động và làm rõ cho các cháu HSSV biết được mục đích ý nghĩa quan trọng của tham gia BHYT, để chăm lo sức khỏe cho các cháu. Tôi thấy rất cảm động khi có những cháu HSSV đi khám bệnh chữa bệnh mà nhà nước, BHYT phải trả đến bạc tỉ. Điều này rất quan trọng, chúng ta đóng thì rất thấp mà hưởng quyền lợi rất cao. Cho nên giáo dục tuyên truyền để cho HSSV của chúng ta làm chuyển biến nhận thức là những điều hết sức quan trọng và đây không phải là trách nhiệm cá nhân mà còn phải thể hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.

Vấn đề cuối cùng là rõ ràng trong cách thức tổ chức triển khai thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa bảo hiểm xã hội Việt Nam với nhà trường với ngành giáo dục đào tạo để chúng ta làm sao không nên để cho bất kỳ một HSSV nào không tham gia vào một hệ thống an sinh xã hội tốt đẹp như BHYT. Tôi khuyến cáo rằng các em các cháu, nhà trường và BHXH Việt Nam phải cố gắng bao phủ cho hết.

Bên cạnh nhóm đối tượng học sinh, sinh viên thì tâm lý “chỉ tham gia BHYT khi có bệnh” của các hộ gia đình cận nghèo cũng là một vấn đề đang lo ngại. Phải chăng, mức đóng khi tham gia BHYT của nhóm đối tượng này là một vấn đề cần được xem xét hỗ trợ hơn nữa?

Ông Bùi Sĩ Lợi: Nhóm mà tôi cho là khó khăn nhất chính là người dân ở các hộ gia đình kinh doanh tự do và đặc biệt là các hộ cận nghèo, hộ nông lâm ngư nghiệp, diêm nghiệp mà có mức thu nhập trung bình thấp. Tôi nghĩ rằng là chúng ta cũng phải tìm cách để hỗ trợ thêm nhưng cũng phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động để cho người lao động, người dân hiểu rằng sức khỏe vô cùng quan trọng. Trong các chính sách BHYT của đất nước chúng ta, tôi vẫn nói lại câu chuyện chúng ta phải xóa ngay cái tư tưởng trẻ mang sức khỏe đi kiếm tiền nhưng già thì mang tiền đi mua sức khỏe. Trên thực tế, hai ý nghĩa này nó không đồng thuận với nhau.

Thế cho nên chúng ta phải làm sao để cho người dân nhận thức được phải có trách nhiệm đối với cộng đồng, trách nhiệm với chính bản thân mình, mà tôi cho là tham gia BHYT chính là thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của bản thân mình và không chỉ là trách nhiệm đối với cá nhân đâu, còn phải thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng. Anh tham gia BHYT nhưng anh không mong muốn rằng là anh được sử dụng các quỹ BHYT của anh mà anh dùng để chăm lo cho những người có hoàn cảnh khó khăn những người ốm đau nặng.

Tại sao trước đây ngành BHYT, BHXH Việt Nam và ngành y tế rất lo về các câu chuyện lợi dụng trục lợi, một số người quanh năm đi khám sức khỏe để nhận phần chi trả từ quỹ BHYT vì là người ta không phải đóng tiền, người ta không có trách nhiệm. Nhưng khi người ta có đóng tiền thì người ta nghĩ rằng là đồng tiền của quỹ có phần đóng góp của mình cho nên mình cũng phải tiết kiệm như thế nào đó để cho nó sinh lời, để cho nó phát triển, để nó chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Điều đó rất là ý nghĩa, tôi nghĩ rằng chính sách BHYT của chúng ta là phải giáo dục, tuyên truyền để người dân thấy rằng trách nhiệm của mình.

Bên cạnh nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên và hộ gia đình cận nghèo hay thoát nghèo mà chúng ta đề cập đến từ đầu chương trình, theo ông cần phải tập trung phát triển BHYT ở nhóm đối tượng nào khác nữa để có thể nâng và phát triển bền vững đối tượng tham gia BHYT?

Ông Bùi Sĩ Lợi: Có một nhóm là nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức và một số nhóm doanh nghiệp mà chủ sử dụng lao động có sử dụng lao động nhưng không có quan hệ lao động. Có một bộ phận người lao động làm công ăn lương nhưng không tham gia hệ thống BHXH, BHYT. Theo báo cáo chính thức điều tra của chúng tôi, có 14,7 lao động tham gia BHXH, BHYT. Tuy nhiên vẫn còn 9 triệu lao động có quan hệ tiền lương nhưng không tham gia BHXH, đồng nghĩa với việc không tham gia BHYT. Đối tượng này chúng ta phải khuyến khích và phải có các giải pháp để thu hút đối tượng.

Trong nhóm đối tượng này có một bộ phận thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc vì có quan hệ tiền lương. Trong quy định của chúng ta một tháng có hợp đồng lao động phải tham gia BHXH và BHYT bắt buộc. Rõ ràng nếu không tham gia là vi phạm pháp luật. Chúng ta phải xử lý điều này. Đối với HSSV, hộ cận nghèo, hộ gia đình chúng ta phải có những giải pháp, nhưng tôi cho rằng nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức là nhóm quyết định quan trọng. Và chính nguồn thu vào quỹ BHYT của nhóm này rất cao. Chúng ta phải nghiên cứu xem xét. Để mục tiêu của chúng ta là phải bao phủ BHYT toàn dân và BHXH toàn dân thực hiện theo Nghị quyết 28 của Trung ương. Toàn dân là lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có tham gia vào thị trường lao động.

Chính sách BHYT của chúng ta là phải giáo dục, tuyên truyền để người dân thấy rằng trách nhiệm của mình (Ảnh: minh họa)

Chính sách BHYT của chúng ta là phải giáo dục, tuyên truyền để người dân thấy rằng trách nhiệm của mình (Ảnh: minh họa)

Để đạt được mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và thực hiện BHYT toàn dân cần  cần phải có các giải pháp đồng bộ. Vậy theo ông, chúng ta cần thực hiện những giải pháp nào trong thời gian tới?

Ông Bùi Sĩ Lợi: Theo tôi, thứ nhất cần xem lại chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, mặc dù rất tốt nhưng rõ ràng có vấn đề. Phải làm thế nào để ngành y tế, cơ sở khám chữa bệnh của chúng ta phải đem lại được sự hài lòng của người dân. Chúng ta phải tự mình thu hút và tạo ra sự hài lòng của người dân đối với chính sách. Điều này rất quan trọng.

Thứ hai, chúng ta phải bám vào Nghị quyết của Trung ương, chính sách pháp luật. Hiện nay chính quyền địa phương đã vào cuộc với BHYT, BHXH nhưng ở chừng mực nhất định, nhất là lãnh đạo cấp xã, cấp huyện trở lên chúng ta chưa quan tâm nhiều. Trong quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân các cấp phải giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Thực ra là có giao nhưng không kiểm tra, giám sát, không đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện dẫn đến tình trạng có địa phương bao phủ gần hết, có địa phương lại không, có địa phương tỷ lệ bao phủ chậm.

Cuối cùng, trọng trách này không chỉ của ngành BHXH và y tế của đất nước, đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp. Chúng ta phải vào cuộc với tinh thần trách nhiệm trước hết là vận động đoàn viên, đội, hội viên của mình, thành viên của mình tham gia. Thứ hai là vận động thành viên khác, cơ quan khác, cho nhân dân để chuyển biến cả hệ thống chính trị. Chúng ta phải làm việc với tinh thần trách nhiệm nhằm chăm lo cho sức khỏe của nhân dân. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới nêu rất rõ về vấn đề này.

BHYT chính là trụ cột, xương sống và quan trọng của tài chính y tế để chăm lo sức khỏe nhân dân. Đây là quan điểm của Đảng, Nhà nước. Thể hiện vai trò của một Đảng cầm quyền, vai trò của định hướng xã hội chủ nghĩa. Tôi mong rằng người dân thấy được trách nhiệm không phải cho bản thân mình, chăm lo sức khỏe cho mình mà trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, và coi như sự đồng hành của đất nước để chúng ta chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt nhất trong điều kiện có thể.

Vâng. Xin cảm ơn ông!

PV (thực hiện)

Tags:

Tin khác

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

OCB bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc

(CLO) Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa công bố thông tin liên quan đến việc bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải đảm nhận các quyền hạn, nhiệm vụ trong vai trò Tổng Giám đốc từ ngày 06/5/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

(CLO) Doanh thu tăng trong Quý 1/2024, Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại. Chi phí tài chính vẫn đang là gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

(CLO) Dù báo lãi cả trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng suốt 5 năm, cổ đông của Nafoods (NAF) không nhận được 1 đồng cổ tức.

Tài chính - Bảo hiểm
Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm