Chống lạm phát tăng cao, Mỹ lo ngại gây ra khủng hoảng nợ mới

Thứ hai, 24/01/2022 20:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các khoản trả nợ của nước nghèo cho các chủ nợ Mỹ đang ở mức cao nhất trong hai thập kỷ.

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng hành động của ngân hàng trung ương Mỹ nhằm chống lại lạm phát cao sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng nợ mới, bởi các khoản nợ của các quốc gia nghèo với các chủ nợ đã ở mức cao nhất trong hai thập kỷ.

chong lam phat tang cao my lo ngai gay ra khung hoang no moi hinh 1

Các nước nghèo đã vay bằng đồng đô-la Mỹ khiến họ phải chịu rủi ro kép là chi phí đi vay cao hơn và đồng nội tệ của họ suy yếu. (Nguồn: Matias Delacroix/AP).

Cụ thể, Chiến dịch Thanh toán nợ Jubilee (JDC) cho biết các khoản thanh toán nợ của các nước đang phát triển đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2010 và có khả năng tăng hơn nữa theo dự kiến nếu Cục Dự trữ Liên bang đẩy lãi suất.

Nhằm thúc đẩy giảm nợ sâu hơn, JDC cho biết các khoản nợ đã chiếm 14,3% doanh thu của Chính phủ các nước nghèo vào năm 2021, tăng từ 6,8% trong năm 2010 và là mức cao nhất kể từ năm 2001.

Nhiều nước nghèo đã vay bằng đồng đô-la Mỹ, khiến họ phải chịu rủi ro kép là chi phí đi vay cao hơn và đồng tiền của họ suy yếu so với đồng bạc xanh.

Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi cứu trợ toàn diện hơn. Trong số các khoản thanh toán nợ nước ngoài của các Chính phủ có thu nhập thấp và trung bình thấp, 47% là cho các tổ chức cho vay tư nhân, 27% cho các tổ chức đa phương như WB và IMF, 12% cho Trung Quốc và 14% cho các Chính phủ khác ngoài Trung Quốc.

Bà Heidi Chow, Giám đốc điều hành của JDC cho biết: “Cuộc khủng hoảng nợ đã tước đi nguồn lực cần thiết của các quốc gia để giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu và sự gián đoạn từ Covid, trong khi lãi suất tăng đe dọa sẽ khiến các quốc gia vay nợ chìm trong nợ nần chồng chất hơn nữa”.

Phân tích mới nhất của nhóm chuyên gia thuộc chiến dịch cho thấy 54 quốc gia đang rơi vào khủng hoảng nợ, được định nghĩa là tình trạng mà các khoản thanh toán làm suy giảm khả năng của chính phủ trong việc bảo vệ các quyền kinh tế và xã hội cơ bản của công dân. Kenya và Malawi là một trong những quốc gia được thêm vào danh sách các quốc gia bị khủng hoảng.

Bà Chow nói: “Các nhà lãnh đạo G20 không thể tiếp tục trốn tránh và mong muốn cuộc khủng hoảng nợ qua đi. Chúng tôi khẩn cấp cần một kế hoạch hủy bỏ nợ toàn diện buộc các bên cho vay tư nhân phải tham gia vào việc xóa nợ”.

G20 đã tạo ra một kế hoạch xóa nợ mới vào cuối năm 2020, được gọi là Khung tham chiếu, yêu cầu các nước đàm phán các điều khoản với các chủ nợ có chủ quyền song phương và IMF, sau đó đảm bảo thỏa thuận tương tự với các chủ nợ tư nhân. Cho đến nay, chưa có quốc gia nào áp dụng Khung tham chiếu này có bất kỳ khoản nợ nào được hủy bỏ.

Sơn Tùng (Theo The Guardian)

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô