Chủ động triển khai, kịp thời hỗ trợ phóng viên trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch

Thứ sáu, 11/09/2020 20:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong “cuộc chiến” chống đại dịch COVID-19 đội ngũ phóng viên đã đến nhiều điểm nóng và đi đầu trong mặt trận truyền thông. Tuy nhiên để mỗi một phóng viên tham gia vào những điểm nóng đó còn nhờ vào sự động viên hỗ trợ đắc lực từ phía cơ quan, đồng nghiệp.

An toàn để tác nghiệp

Tại tỉnh Quảng Nam từ cuối tháng 7 năm 2020, khi đại dịch Covid-19 tái bùng phát, Báo Quảng Nam đã chủ động triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, kịp thời nhằm bảo đảm hoạt động của cơ quan và thực hiện tốt công tác tuyên truyền phòng, chống dịch. Trong đó Ban Biên tập đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền; thay đổi phương thức điều hành hoạt động xuất bản báo; thực hiện giãn cách các vị trí làm việc tại trụ sở, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để có thể làm việc tại nhà.

Công tác bảo đảm an toàn cho đội ngũ phóng viên trong hoạt động tác nghiệp được quan tâm hàng đầu. Ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý, khi dịch bệnh bùng phát, Ban Biên tập đã chỉ đạo thành lập Tổ phóng viên xung kích phòng chống dịch, do Thư ký Tòa soạn báo điện tử làm Tổ trưởng. Tổ này gồm nhiều phóng viên trẻ, có năng lực, xông xáo ở các địa bàn. Đầu giờ sáng hằng ngày, Thư ký tòa soạn báo in, báo điện tử đều tổ chức giao ban trực tuyến để điều phối lực lượng, giao đề tài và phân công tác nghiệp.

Phóng viên Báo Quảng Nam online tác nghiệp tại một sự kiện liên quan dịch Covid-19 tháng 4.2020. Ảnh: Ph.Vinh

Phóng viên Báo Quảng Nam online tác nghiệp tại một sự kiện liên quan dịch Covid-19 tháng 4.2020. Ảnh: Ph.Vinh

Chia sẻ về công tác việc này, nhà báo Lê Văn Nhi - Tổng Biên tập Báo Quảng Nam cho biết: “Tất cả phóng viên đều được yêu cầu báo cáo lịch trình công tác hằng ngày. Những phóng viên đăng ký tác nghiệp ở biên giới, bệnh viện, khu cách ly và các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao đều được lãnh đạo tòa soạn và Ban Biên tập phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ kịp thời để an tâm tác nghiệp”.

Trong đợt một của cuộc chiến chống Covid, thời điểm bệnh nhân dương tính với Covid-19 số 57 đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, lúc này người dân rất hoang mang lo lắng về ca nhiễm này và nhiều người cũng chưa hiểu điều gì đang xảy ra. Để trấn an dư luận, Báo Quảng Nam và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đã có phối hợp để đưa phóng viên vào tác nghiệp bên trong khu cách ly điều trị dịch bệnh Covid-19.

Phóng viên Đoàn Đạo khi đăng ký vào “vùng đỏ” (phòng điều trị bệnh nhân Covid-19), Ban Biên tập đã phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Núi Thành để triển khai công tác bảo đảm an toàn tuyệt đối cho phóng viên tác nghiệp.

Theo Tổng Biên tập Báo Quảng Nam: Trong đợt tái bùng phát dịch bệnh lần thứ 2 này, cơ quan cũng trang bị khẩu trang, nước sát khuẩn, quần áo bảo hộ cho phóng viên để sử dụng trong các tình huống cụ thể tại cơ sở. Nhờ vậy, hầu hết anh em phóng viên đều bám địa bàn, có mặt kịp thời ở các khu vực biên giới, miền núi cao và nhiều điểm nóng có nguy cơ cao về việc lây lan dịch bệnh để tác nghiệp, bảo đảm thông tin khá đầy đủ, toàn diện, kịp thời, chính xác phục vụ công tác phòng chống dịch.

Phóng viên Báo Quảng Nam (phải) trang bị đồ bảo hộ trước khi tác nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Ảnh: P.V

Phóng viên Báo Quảng Nam (phải) trang bị đồ bảo hộ trước khi tác nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam. Ảnh: P.V

Cùng với báo Quảng Nam, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Nam cũng phối hợp với Sở Y tế tổ chức xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 cho gần 200 cán bộ, viên chức các cơ quan báo chí của tỉnh và phóng viên các cơ quan báo chí khác thường trú tại thành phố Tam Kỳ, góp phần tạo sự an tâm cho đội ngũ những người làm báo và đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch.

Nhà báo Lê Văn Nhi - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Tổng Biên tập Báo Quảng Nam đánh giá: “Trong bối cảnh dịch bệnh, hoạt động của báo chí gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, kể cả nguy hiểm; trong khi yêu cầu rất cao về công tác thông tin, tuyền truyền. Nhưng đến lúc này, về cơ bản, đội ngũ phóng viên, biên tập viên ở Quảng Nam vẫn an tâm công tác, nỗ lực làm việc để góp phần vào công tác phòng chống dịch của cả tỉnh và toàn xã hội”.

Trích quỹ động viên tinh thần kịp thời

Từ lần xảy ra dịch bệnh đợt một, nhiều cơ quan báo chí đã được hướng dẫn về cách tác nghiệp an toàn, sử dụng các trang thiết bị cần thiết mới được tác nghiệp. Không để thụ động trong mọi tình huống nhiều cơ quan báo chí truyền thông đã chủ động trích kinh phí mua sắm các trang thiết bị bảo hộ, khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn... để cung cấp cho lực lượng phóng viên tác nghiệp tại hiện trường.

Các phóng viên hạn chế đến khu vực đông người, giữ liên lạc, làm việc với tòa soạn online thông qua email, zalo... để hạn chế tiếp xúc. Đối với nhân viên tại tòa soạn cũng thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch.

Phóng viên Báo Quảng Nam online đưa tin một ATM gạo ở Tam Kỳ tháng 4.2020.Ảnh: P.V

Phóng viên Báo Quảng Nam online đưa tin một ATM gạo ở Tam Kỳ tháng 4.2020.Ảnh: P.V

Nhà báo Trương Đức Nghĩa, Phó Tổng biên tập Báo Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết: Trong những ngày cao điểm, nhóm phóng viên và kíp trực phải làm ngoài giờ, cơ quan cũng trích kinh phí mua đồ ăn bồi dưỡng sức khỏe, giúp xuất bản tin bài một cách nhanh chóng kịp thời tới độc giả. Kết thúc giai đoạn cao điểm phòng chống dịch, Báo cũng đã trích quỹ khen thưởng, động viên kịp thời các bộ phận thực hiện tuyên truyền phòng chống dịch.

“Để nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền, Báo cũng xuất bản thêm 40 số phụ trang về công tác phòng chống dịch bệnh. Đó là những tờ rời được kẹp vào trong tờ báo, giúp người dân dễ dàng tiếp cận đọc và biết được thông tin về tình hình dịch bệnh và các kiến thức phòng chống dịch bệnh Covid 19. Cách làm này đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá rất cao” nhà báo Trương Đức Nghĩa thông tin thêm.

Nhà báo Trương Đức Nghĩa, Phó Tổng biên tập Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.

Nhà báo Trương Đức Nghĩa, Phó Tổng biên tập Báo Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trên khắp cả nước, các cơ quan báo chí đã đi đầu trong công tác phòng chống dịch, đã có nhiều cơ quan báo chí đứng ra tổ chức các buổi phát khẩu trang, nước rửa tay khô, lương thực, thực phẩm đến người dân.

Thực tế đã cho thấy, người đứng đầu cơ quan báo chí quan tâm hỗ trợ về tinh thần và vật chất kịp thời đã giúp đội ngũ phóng viên sẵn sàng trực chiến, bám sát và thông tin kịp thời, giúp định hướng dư luận; đồng thời tuyên truyền người dân cùng chung tay phòng chống dịch.

Lê Tâm

Tin khác

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

Phát hành bộ tem về Điện Biên Phủ từ quá khứ hào hùng đến đổi mới và phát triển

(CLO) Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phát hành dự kiến vào ngày 5/5 tới, gồm 4 mẫu nói về quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

Báo Tiền Phong khởi động cuộc thi viết, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường

(CLO) Cuộc thi viết, trắc nghiệm, ảnh, video sáng tạo về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu mang tên “GIẤC MƠ XANH” do Báo Tiền Phong tổ chức đã chính thức được khởi động từ ngày 1/5/2024 trên phạm vi toàn quốc, với nhiều hình thức và giải thưởng hấp dẫn...

Nghề báo
Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường”

(CLO) Ngày 3/5, Báo Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) phối hợp các đơn vị tổ chức lễ bàn giao thư viện cho các trường: TH-THCS Phước Hiệp; THCS Đồng Khởi; THCS Bình Khánh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre). Đây là hoạt động nằm trong Chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường” do Báo SGGP thực hiện.

Nghề báo
Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo