TP. Hồ Chí Minh:

Chủ quán ăn Bình Xuyên xin “cứu xét” để được tồn tại

Thứ tư, 30/09/2020 16:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi Thanh tra TP.HCM công bố việc khu ẩm thực Bình Xuyên rộng gần 25.000 m2 tự ý chuyển thành đất thương mại từ đất nông nghiệp, đất ao, đất rạch, chủ cơ sở này và các hộ dân cho thuê đất đã có đơn “xin cứu xét” gửi UBND TP.HCM, UBND huyện Bình Chánh để xin được tồn tại.

Theo ông Trần Duy Nhã, chủ hộ kinh doanh quán ăn Bình Xuyên (địa chỉ C3/18 ấp 4, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM), khu đất trên được ông thuê của 04 hộ dân, tổng diện tích là 25.000 m2 với hiện trạng xây dựng đã có sẵn từ năm 2003 gồm nhà trọ, vườn kiểng, ao nuôi cá, chuồng vịt, chuồng bò, sân banh. Sau đó ông cải tạo lại bằng những vật liệu nhẹ như tre, đước, lá dừa nước và kết hợp với cây xanh để trở thành quán ăn sinh thái Bình Xuyên…

Trong những năm qua, cơ sở đã tuyển dụng trên 300 lao động, phần lớn các lao động địa phương có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, giúp họ cải thiện đời sống. Quán ăn Bình Xuyên cũng đóng thuế đầy đủ, được trao nhiều giấy khen từ địa phương đến thành phố và trung ương, là điểm ẩm thực tiêu biểu, được các báo, tạp chí, đài truyền hình trong và ngoài nước giới thiệu các món ăn dân dã đặc trưng của Việt Nam…

Quán ăn Bình Xuyên được thiết kế, quy hoạch đẹp mắt, chủ yếu sử dụng vật liệu gỗ, tre, lá dừa...

Quán ăn Bình Xuyên được thiết kế, quy hoạch đẹp mắt, chủ yếu sử dụng vật liệu gỗ, tre, lá dừa...

“Khu ẩm thực Bình Xuyên được hình thành và hoạt động trên khu đất bị quy hoạch treo đã 28 năm. Thời gian quá dài và phát sinh nhiều tiêu cực về xây dựng đô thị, nhưng để đất trống không sử dụng vào mục đích gì thì rất lãng phí, sẽ trở thành bãi rác công cộng gây ô nhiễm môi trường.

Điều quan trọng nhất là những người đang làm việc ở đây hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Nay tôi kính xin các cấp lãnh đạo xem xét về lý và tình cho phép quán ăn Bình Xuyên được tồn tại...”, ông Trần Duy Nhã viết.

Tiếp đó, các chủ đất cho quán ăn Bình Xuyên thuê cũng đồng loạt có đơn gửi cơ quan chức năng xin cho quán được tồn tại đến khi khu đất thực hiện quy hoạch và cam kết sẽ tự nguyện tháo dỡ không đòi bồi thường. 

Cụ thể, ông Võ Văn On, ở địa chỉ C3/17, ấp 4 xã Bình Hưng cho biết gia đình ông có miếng đất diện tích 8.000 m2 gồm đất nông thôn, đất nông nghiệp tại địa chỉ C3/18, ấp 4 xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Miếng đất này được ông bà để lại từ năm 1954 đến nay, không đem phân lô, bán nền.

Tới năm 1992, Nhà nước thông báo quy hoạch khu đất thành khu B do Công ty Phú Mỹ Hưng làm chủ đầu tư. Nhưng đã 28 năm qua, đây vẫn là dự án “treo”, gia đình ông chưa nhận được thông báo thỏa thuận đền bù. Gia đình ông vốn chỉ dựa vào nghề làm nông, nhưng hiện nay xung quanh khu đất bị đô thị hóa với hàng trăm căn nhà tường mọc lên nên không thể làm vườn, làm lúa được.

Do không thể làm nông nghiệp nên các con của ông đã chuyển nghề, hai vợ chồng ông trên 80 tuổi không làm được gì. Chính vì vậy, ông đã đem khu đất trên cho người cháu là ông Trần Duy Nhã thuê kinh doanh để có thu nhập sinh sống, chờ dự án triển khai.

“Đất chúng tôi không như những người khác phân lô bán nền. Gia đình tôi luôn tuân thủ quy định của Nhà nước chờ được đền bù, để làm các dự án có lợi cho xã hội, cho đất nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn là quy hoạch treo, dự án chưa được triển khai, đất chưa được đền bù nên kính mong các vị lãnh đạo xem xét và giúp đỡ gia đình chúng tôi cho công trình được tồn tại đến khi thực hiện dự án”, ông On kiến nghị.

Cũng như ông On, gia đình ông Đinh Công Lý cũng có mảnh đất 8.733 m2 do ông bà để lại trước năm 1975, chủ yếu trồng lúa và trồng cây lâu năm. Từ năm 1992, Nhà nước thông báo quy hoạch đất thành làng đại học, nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi và đền bù nên ông đã cho ông Trần Duy Nhã thuê làm quán Bình Xuyên để kiếm thêm thu nhập.

Một trường hợp khác là ông Nguyễn Văn Hai có 5.250 m2 là đất trồng lúa và trồng cây lâu năm cho ông Trần Duy Nhã thuê làm quán ăn Bình Xuyên cũng đang xin cơ quan chức năng cho công trình được tồn tại và cam kết sẽ tháo dỡ khi dự án thực hiện. Bởi việc để đất trống không chỉ gây lãng phí mà còn phát sinh nhiều tệ nạn, ô nhiễm môi trường...

Cũng như những người chủ đất mong muốn được tiếp tục sử dụng đất vào mục đích cho thuê tạm để có thu nhập sinh sống, chủ cơ sở kinh doanh là ông Trần Duy Nhã cũng đề nghị: “Kính mong được các cơ quan chức năng xét về lý và tình cho quán Bình Xuyên được hoạt động. Đến khi dự án triển khai, chúng tôi sẽ tự nguyện tháo dỡ.”

Kiên Giang

Tin khác

Lào Cai: Gió lốc làm hỏng gần 250 nhà dân và nhiều diện tích hoa màu

Lào Cai: Gió lốc làm hỏng gần 250 nhà dân và nhiều diện tích hoa màu

(CLO) Từ ngày 30/4 đến rạng sáng ngày 1/5, tỉnh Lào Cai đã bất ngờ xuất hiện dông lốc gây thiệt hại nhiều về tài sản, hoa màu của người dân khoảng trên 10 tỷ đồng.

Đời sống
Đồng Nai: 73 người nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm

Đồng Nai: 73 người nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm

(CLO) Tối 1/5, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết bệnh viện đã tiếp nhận và đang điều trị cho 73 bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì. Được biết, các bệnh nhân đều ăn bánh mì mua từ một cửa hàng ở TP Long Khánh.

Đời sống
Dự báo thời tiết 2/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rào và dông

Dự báo thời tiết 2/5/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa rào và dông

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 2/5/2024, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Đời sống
Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội chỉ đạo khẩn

Vụ nổ lò hơi khiến 6 người tử vong ở Đồng Nai: Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội chỉ đạo khẩn

(CLO) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong, nhiều người bị thương tại Đồng Nai.

Đời sống
Hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý

Hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý

(CLO) Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã xử lý hơn 21.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Đời sống