Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ 23 BCĐ cải cách tư pháp Trung ương

Thứ ba, 13/10/2015 19:30 PM - 0 Trả lời

Ngày 13/10, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương họp phiên thứ 23, thảo luận và cho ý kiến về Đề án thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp của Đảng ủy Công an Trung ương và Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

(CLO) Ngày 13/10, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương họp phiên thứ 23, thảo luận và cho ý kiến về Đề án thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp của Đảng ủy Công an Trung ương và Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

[caption id="attachment_52064" align="aligncenter" width="640"]Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp[/caption]

Tại phiên họp, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xung quanh mục tiêu, giải pháp nhằm thực hiện phòng chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp của Đảng ủy Công an Trung ương và Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp.

Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương khẳng định: Các đề án được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có sự kết hợp giữa nghiên cứu lý luận, quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng, quy định của pháp luật về phòng chống tiêu cực với việc tổng kết công tác phòng chống tiêu cực tại các đơn vị trực thuộc. Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đề nghị bổ sung cơ sở pháp lý dựa trên Hiến pháp năm 2013, các văn bản pháp luật về tố tụng hình sự, tổ chức điều tra hình sự và thi hành án hình sự…

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương biểu dương và đánh giá cao việc xây dựng Đề án thực trạng và giải pháp phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp của hai Bộ Công an và Tư pháp.

Chủ tịch nước đánh giá cao các ý kiến đóng góp và đề nghị, trong mục tiêu của các đề án cần bám sát yêu cầu của văn kiện Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị để xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, công bằng và bảo vệ quyền con người.

Chủ tịch nước cho rằng, các đề án đã được chuẩn bị công phu, cơ bản đã xác định đúng hành vi, thực trạng tình hình tiêu cực trong hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp. Đồng thời đánh giá được thực trạng  tham nhũng, tiêu cực và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp của lực lượng công an và phòng chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp do Bộ Tư pháp quản lý; đưa ra được phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp.

Chủ tịch nước lưu ý, tiêu cực trong hoạt động tư pháp dù mức độ không đáng kể vẫn có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quá trình xây dựng nền tư pháp công minh, liêm chính, vững  mạnh, vì con người.

Vì vậy, các đề án cần được nghiên cứu kỹ, phản ánh đầy đủ thực trạng, giải pháp phải đáp ứng được tính đồng bộ, đột phá; đồng thời, cần chú trọng đến quá trình tổ chức thực hiện để các đề án phát huy tác dụng trong thực tế, góp phần tích cực cho việc phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Chủ tịch nước đề nghị các cơ quan hoàn thiện Đề án văn bản. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương tổng hợp báo cáo trình Bộ Chính trị cho ý kiến.

T.Toàn

Tin khác

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức
Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức
Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Tin tức