Chủ tịch Quốc hội lưu ý 8 nội dung thực hiện nhiệm vụ năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố

Thứ hai, 21/02/2022 17:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận chuyển biến tích cực, quyết tâm mới, khí thế mới trong hoạt động của Hội đồng nhân dân; đồng thời, lưu ý 8 nội dung trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kế hoạch công tác năm 2022 của Hội đồng nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, ngày 21/2, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận chuyển biến tích cực, quyết tâm mới, khí thế mới trong hoạt động của HĐND các cấp.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong bối cảnh chịu tác động lớn của đại dịch COVID-19, ngay sau cuộc bầu cử thành công, HĐND các tỉnh, thành phố đã bắt tay ngay vào thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo luật định với nhiều cố gắng, nỗ lực, đổi mới sáng tạo, linh hoạt, thích ứng với thực tiễn từng địa phương, tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong mọi hoạt động để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ các tỉnh, thành phố và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, có dấu ấn nổi bật và ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân ở địa phương, đóng góp quan trọng vào thành quả và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của từng địa phương cũng như của cả nước trong năm 2021...

chu tich quoc hoi luu y 8 noi dung thuc hien nhiem vu nam 2022 cua hoi dong nhan dan tinh thanh pho hinh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận hội nghị.

Lưu ý về một số tồn tại, hạn chế, có lúc, có nơi còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của Nhân dân, cử tri, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh một số phương hướng nhiệm vụ giải pháp công tác năm 2022 của HĐND tỉnh, thành phố, cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt, thấm nhuần chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, nhất là đối với các đại biểu mới tham gia lần đầu là đại biểu HĐND.

Thứ hai, rà soát, xây dựng hoặc hoàn thiện và tổ chức thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND; lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm; đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.

Thứ ba, kịp thời ban hành các Nghị quyết để tổ chức thực hiện và giám sát việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách, đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 giai đoạn 2022-2023 và Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, các giải pháp tài chính - tiền tệ trong 2 năm 2022-2023.

Thứ tư, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của HĐND.

chu tich quoc hoi luu y 8 noi dung thuc hien nhiem vu nam 2022 cua hoi dong nhan dan tinh thanh pho hinh 2

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh 8 nội dung trong triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022 của HĐND các tỉnh, thành phố.

Thứ năm, tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND với Uỷ ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố.

Thứ sáu, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, thường trực cấp ủy đối với tổ chức hoạt động của HĐND; chủ động tham mưu với cấp ủy trong việc kiện toàn các chức danh còn thiếu so với quy định và công tác quy hoạch đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách nhiệm kỳ 2026-2031; phối hợp với Ban công tác đại biểu, Văn phòng Quốc hội để bồi dưỡng kiến thức, kỷ năng cho đại biểu HĐND các cấp và công chức, viên chức Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh.

Thứ bảy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục làm rõ nội hàm, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn và giám sát hoạt động của HĐND; nghiên cứu đổi mới việc tổ chức hội nghị HĐND theo khối tỉnh, thành phố; tăng cường tổ chức hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của HĐND tỉnh, thành phố theo các chuyên đề; nghiên cứu ban hành Quy chế khung cho HĐND.

Thứ tám, tăng cường giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa HĐND các tỉnh, thành phố với nhau, với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tăng cường sử dụng chuyên gia, cộng tác viên trong tổ chức và hoạt động của HĐND. Đồng thời tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đối với hoạt động của HĐND các cấp.

Bày tỏ mong muốn Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, các Tỉnh ủy, Thành ủy sẽ tiếp tục tăng cường, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo mọi mặt hoạt động của HĐND, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ trong năm 2022, Quốc hội và HĐND sẽ cùng thi đua để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của Đảng, sự kỳ vọng, mong mỏi của cử tri và Nhân dân cả nước.

N.Hường

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức
Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức
Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

Điện mặt trời mái nhà: Khuyến khích tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ, không kinh doanh và mua bán

(CLO) Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, việc phát triển nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu tập trung vào tận dụng điện mặt trời mái nhà trên các công trình xây dựng, đồng thời khuyến khích phải tự sản, tự tiêu dùng tại chỗ chứ không phục vụ cho mục đích kinh doanh, mua bán điện.

Tin tức