Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ tư, 10/04/2019 12:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 10/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 33, phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung cho ý kiến về các nội dung chuẩn bị của Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 15 nội dung. Trong đó có 09 dự án luật và nghe Chính phủ báo cáo một số vấn đề về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh quochoi.vn

Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh quochoi.vn

- Cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Quốc hội; cho ý kiến về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2020 và việc chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV

- Cho ý kiến về Báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018” và Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2018.

- Xem xét quyết định xem xét, quyết định danh mục dự án sử dụng dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 nguồn ngân sách trung ương; việc bổ sung danh mục mới vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, khối lượng công việc của phiên họp là khá lớn trong khi thời gian làm việc chỉ có 06 ngày. Một số nội dung được chuyển từ tháng 3 sang tháng 4 và bổ sung một số nội dung cần thiết theo đề nghị của các cơ quan hữu quan nên đây là phiên họp cuối để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến các dự án trình tại Kỳ họp thứ 7 tới.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý đối với việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, ngay sau phiên họp sau khi có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo nhanh chóng chuẩn bị hoàn thiện hồ sơ, trong đó có chú ý đến nội dung các công ước của ILO, thể hiện thái độ, quan điểm của Việt Nam, thể hiện tính nhân văn xu hướng tiến bộ trong các công ước ILO.

Ngay sau bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, theo đó dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 của Quốc hội.

Cụ thể, theo Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày, trong năm 2018, đã có một số lượng lớn các dự án được trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt và nhiều bộ, cơ quan ngang bộ đã quan tâm, đầu tư nguồn lực cho công tác xây dựng thể chế. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình vẫn còn hạn chế như: một số dự án luật phải xin rút ra khỏi Chương trình, lùi thời hạn trình; có dự án luật phải lùi thời hạn và chuyển từ quy trình 02 kỳ thành 03 kỳ họp; một số bộ, cơ quan ngang bộ vẫn chưa thực sự chủ động trong việc lập đề nghị xây dựng các dự án luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019​. Ảnh quochoi.vn

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019​. Ảnh quochoi.vn

Về điều chỉnh Chương trình năm 2019, ngoài 03 dự án luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung vào Chương trình năm 2019 theo Nghị quyết số 613/2018/UBTVQH14 ngày 13/12/2018, Chính phủ tiếp tục đề nghị điều chỉnh Chương trình năm 2019 đối với 10 dự án, dự thảo, bao gồm: rút ra khỏi Chương trình 02 dự án luật; lùi thời hạn trình 02 dự án; bổ sung vào Chương trình 06 dự án, dự thảo. Trong số 06 dự án, dự thảo bổ sung, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho phép soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ để đáp ứng yêu cầu thực thi Hiệp định CPTPP. Tóm lại, sau khi điều chỉnh, số lượng các dự án thuộc Chương trình năm 2019 sẽ là 26 dự án, tăng 09 dự án so với Nghị quyết số 57/2018/QH14.

Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Pháp luật nhận thấy, thời gian qua, công tác xây dựng pháp luật từ khâu chuẩn bị đề xuất đưa dự án vào chương trình cho đến xem xét, thông qua tiếp tục được đổi mới. Công tác phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội và cơ quan, tổ chức có liên quan ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra được tăng cường trong tất cả các giai đoạn của quy trình. Việc lập dự kiến Chương trình, tổng kết thi hành pháp luật, nghiên cứu xây dựng chính sách được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định rõ yêu cầu, phân công chuẩn bị và quyết liệt chỉ đạo các cơ quan vào cuộc.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh quochoi.vn

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo thẩm tra. Ảnh quochoi.vn

Mặc dù đã có những đổi mới nhưng sự chuyển biến còn chậm, việc lập và thực hiện Chương trình vẫn còn những tồn tại, hạn chế: nhìn lại 03 năm qua cho thấy, tính dự báo của Chương trình không cao, tính “gối đầu” thấp, thiếu tầm nhìn cho năm tiếp theo. Tình trạng xin lùi, rút hoặc bổ sung dự án vào Chương trình còn nhiều. Nghị quyết về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ chưa thể hiện rõ những chính sách của dự án được Chính phủ thông qua. Vẫn còn một số dự án hồ sơ được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra, đại biểu Quốc hội chậm so với quy định; còn nhiều nội dung giao quy định chi tiết.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Kim Ngân nhất trí cao với những đánh giá như trong báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Pháp luật. Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, công tác xây dựng pháp luật được tiếp tục đổi mới, sự phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ cũng như các cơ quan liên quan chặt chẽ hơn, các cơ quan đã cùng nhau lắng nghe, cùng nhau tiếp thu. Trách nhiệm của cơ quan trình, cơ quan thẩm tra đã được nâng lên rõ rệt. Các vấn đề lớn của từng dự án Luật được tranh luận thấu đáo, tính phản biện ngày càng cao, dẫn đến kết quả các dự án luật được thông qua với tỉ lệ cao. Tuy nhiên, tính dự báo trong chương trình xây dựng chưa cao nên việc rút, lùi, bổ sung diễn ra liên tục hàng năm.

Chủ tịch Quốc hội cũng thống nhất với nguyên tắc có điều chỉnh chương trình 2019 nhưng không được xáo trộn những chương trình Quốc hội đã được quyết định, chỉ đưa ra khỏi chương trình những dự án Luật nào chưa đảm bảo chất lượng, chưa đủ điều kiện để trình ra Quốc hội.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tán thành việc đưa khỏi chương trình năm 2019 với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; lùi thời gian trình 1 kỳ họp, từ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 sang cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 đối với Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; bổ sung vào chương trình năm 2019 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định Tư pháp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và bổ sung vào năm 2019 dự án Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu kết luận nội dung thảo luận. Ảnh quochoi.vn

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu kết luận nội dung thảo luận. Ảnh quochoi.vn

Đồng thời, điều chỉnh Luật Khám bệnh, chữa bệnh lùi 2 kỳ họp, từ trình xin ý kiến vào Kỳ họp thứ 7 sang xin ý kiến vào Kỳ họp thứ 9. Không bổ sung Luật Thi đua khen thưởng vào chương trình năm 2019 mà đưa vào cuối năm 2020. Về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, đa số đồng ý với đề nghị đầu năm 2020 trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Uỷ ban Pháp luật và Bộ Tư pháp hoàn thiện lại dự thảo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và hoàn chỉnh dự kiến danh mục cụ thể để báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội XIV.

Theo kế hoạch, phiên họp thứ 33 sẽ diễn ra từ ngày 10 -19/4/2019

PV

Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Tin tức