Chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh vùng

Thứ năm, 03/01/2019 15:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại Hội thảo quốc gia “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021-2030” tổ chức sáng nay ngày 3/1.

Báo Công luận
Toàn cảnh buổi Hội thảo Quốc gia

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình khẳng định: Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, phát triển vùng dân tộc thiểu số, miền núi, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã nêu rõ: "Đại đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đồng bào dân tộc thiểu số".

Với tinh thần đó, trong nhiều năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật về dân tộc, miền núi không ngừng được hoàn thiện và ưu tiên bố trí, huy động nguồn lực để thực hiện. Các chính sách tập trung hỗ trợ phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng dân tộc thiểu số và phù hợp với định hướng phát triển chung của cả nước; giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa...

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, thông qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã đạt được những kết quả quan trọng như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng phát triển (98,4% xã có đường đến trung tâm, 98% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia); tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, cuối năm 2017, ở các huyện nghèo còn dưới 40%, ở các xã đặc biệt khó khăn giảm 3-4%/năm. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế tiếp tục được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh của đồng bào, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (100% xã có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở; 99,3% xã có trạm y tế). Công tác bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của các dân tộc được chú trọng. Thông tin tuyên truyền phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin, liên lạc của nhân dân (trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình)…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực cũng thẳng thắn chỉ rõ một số hạn chế, bất cập cần sớm được khắc phục. Đó là, hệ thống chính sách còn dàn trải, chồng chéo; nguồn lực thực hiện còn khó khăn, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; chưa khuyến khích được đồng bào tự vươn lên thoát nghèo. Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng và thực hiện chính sách còn hạn chế; nhiều địa phương còn gặp khó khăn, vướng mắc trong huy động, phân bổ nguồn lực; chưa phát huy tốt vai trò giám sát của hội đồng nhân dân các cấp. Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở một số địa bàn còn rất khó khăn. Thu nhập bình quân của hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân trong khu vực; tỉ lệ dân số dân tộc thiểu số chiếm 14,6% nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 52,7% số hộ nghèo của cả nước.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã đưa vào chương trình công tác năm 2019, xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo hướng tích hợp các chính sách, giải pháp nhằm phát triển nhanh hơn, bền vững hơn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Hoan nghênh Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo “Thực trạng chính sách dân tộc, định hướng xây dựng chính sách giai đoạn 2021-2030”, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng trao đổi, thảo luận, đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn về hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2018. Phân tích đúng thực trạng đời sống, thu nhập, sinh kế và mức độ tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế… của đồng bào dân tộc thiểu số; đóng góp nhiều ý tưởng, gợi mở những định hướng cho việc xây dựng một hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn tới mang tính tổng thể, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.

“Vừa qua, Chính phủ tổ chức hội nghị về “di dân tự do” và sắp xếp lại các nông lâm trường tại Đắk Lắk với mục tiêu phát triển kinh tế, gắn với sinh kế của bà con dân tộc thiểu số miền núi. Một trong những giải pháp được đề cập đến cần có chính sách hiệu quả trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nhất là giáo dục - đào tạo cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số với việc mở các trường dân tộc nội trú, nâng cao kỹ năng sống và hội nhập cho các cháu học sinh dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để các cháu vươn lên trong học tập và cuộc sống”, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, từ năm 2016 đến nay, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 41 văn bản đề cập đến việc ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, có 15 đề án, chính sách dân tộc. Hiện nay, có 54 chính sách còn hiệu lực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người.

Trên cơ sở đó, ông Chiến cho biết, mục tiêu chung của các chính sách là đến năm 2030 thu hẹp một bước chênh lệch giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi so với vùng phát triển; không còn huyện đặc biệt khó khăn, giảm 50% số xã đặc biệt khó khăn, giảm 60% hộ nghèo dân tộc thiểu số hiện nay; 100% các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có đủ hạ tầng thiết yếu như đường ô tô cứng hoá đến trung tâm xã, trường học các cấp được kiên cố hoá. 100% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, nâng cáo chất lượng tiếp cận các dịch vụ phúc lợi cơ bản của người dân; không còn tình trạng hộ dân tộc thiểu số nghèo cùng cực; không còn hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt mà chưa được hỗ trợ.

Phương Thảo

phuongthao

Tin khác

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024

(CLO) Bộ đã có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất, thuế tiêu thụ đặc biệt trong năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại trong Quý 1/2024, gánh nặng chi phí tài chính vẫn còn

(CLO) Doanh thu tăng trong Quý 1/2024, Hải Phát Invest (HPX) có lãi trở lại. Chi phí tài chính vẫn đang là gánh nặng đối với hoạt động kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

(CLO) Dù báo lãi cả trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng suốt 5 năm, cổ đông của Nafoods (NAF) không nhận được 1 đồng cổ tức.

Tài chính - Bảo hiểm
Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm
Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

(CLO) Mới đây nhất, kể từ ngày 2/5, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm và là ngân hàng đầu tiên điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 5/2024 ngay sau kỳ nghỉ lễ. 

Tài chính - Bảo hiểm