Chưa thể bỏ chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp với giáo viên

Thứ năm, 25/02/2021 10:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) "Muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần thiết phải xem xét, sửa các quy định này tại Luật Viên chức", đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết.

Hiện nay, giáo viên muốn giữ hạng, tháng hạng thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Trong khi, việc học và thi chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được cho là hình thức, không hiệu quả, gây tốn kém.

Gần đây, nhiều ý kiến phản đối và cho rằng cần bỏ quy định trên. Trước vấn đề này,  đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã có văn bản trả lời những thắc mắc trên.

Theo đó, chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, mà không riêng gì ngành giáo dục.

Trước mắt chưa thể bỏ quy định chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên (ảnh TL).

Trước mắt chưa thể bỏ quy định chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên (ảnh TL).

Luật Viên chức 2010 quy định người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó (điểm b khoản 1 Điều 31) và viên chức phải thực hiện chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm hạng (điểm b khoản 3 Điều 33);

Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề (điểm a khoản 3 Điều 26).

Muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần phải sửa các quy định này tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.

Việc ban hành các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập phải phù hợp, không được trái với quy định của hệ thống pháp luật, không được vượt ra ngoài phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

Do đó, nội dung quy định giáo viên mầm non, phổ thông công lập có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trong các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập (và tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV trước đây) là thực hiện quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.

Vì vậy, muốn bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên thì cần thiết phải xem xét, sửa các quy định này tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP theo hướng mở rộng quy định tại Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP là có thể sử dụng chứng chỉ của chuyên ngành thay thế.

Do đó, nếu Luật Viên chức và Nghị định số 101/2017/NĐ-CP được sửa đổi theo hướng nói trên thì giáo viên có thể sử dụng chứng chỉ/chứng nhận bồi dưỡng chuyên ngành để thay thế cho chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Trinh Phúc

Tin khác

Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

(CLO) Để hạn chế các tai nạn thương tích xảy ra với học sinh, thời gian qua ngành Giáo dục huyện Chư Pưh đã tích cực phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tăng cường các kỹ năng sống, những hoạt động này được các em và phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng.

Giáo dục
Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục