Chuẩn Basel II: Chưa dễ thực hiện

Thứ năm, 31/05/2018 13:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Không thể phủ nhận quyết định chọn 10 Ngân hàng Thương mại (NHTM) thí điểm năm đó đã mở ra nhiều cơ hội cho ngân hàng hoạt động. Nhiều ngân hàng bắt đầu hoạt động có tính tuân thủ hơn và Basel II như một đích đến của các ngân hàng khi nói về mình trước công chúng.

Tuy nhiên, với thực tế hiện tại, Khó có ngân hàng thương mại nào đạt được chuẩn mực Basel II vào năm 2018. Và mục tiêu 12 - 15 ngân hàng đạt chuẩn Basel II vào năm 2020 sẽ là một thách thức rất lớn. 

Có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay các hệ số an toàn vốn tối thiểu (Car) trong một TCTD đã có nhiều đổi mới theo hướng khoa học hơn. Nhưng sau hơn 4 năm kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắn phát súng hiệu lệnh về triển khai Basel II với Công văn 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014, thuật ngữ Basel II đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. 

Theo lộ trình ban đầu, dự kiến năm 2018, 10 NHTM được lựa chọn thí điểm sẽ phải tuân thủ Basel II, phương pháp tiếp cận nội bộ. Sau nhiều nỗ lực của NHNN, cột mốc 1/1/2020 đã được chính thức ấn định cho tất cả các NHTM tại Việt Nam, với chuẩn mực là phương pháp tiêu chuẩn, từng được dự kiến là năm 2015 theo lộ trình ban đầu. 

Các yêu cầu về hệ thống quản lý rủi ro hiện nay đang được trình bày như là một phần của dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 44/2011/TT-NHNN, bên cạnh quy định về ICAAP.

 Những năm gần đây, NHNN đã rất cởi mở trong việc ghi nhận ý kiến của các NHTM và các chuyên gia trong quá trình xây dựng dự thảo Thông tư này. 

Báo Công luận
 Sau nhiều nỗ lực của NHNN, cột mốc 1/1/2020 đã được chính thức ấn định cho tất cả các NHTM tại Việt Nam. Nguồn: Internet

Mặc dù vậy, có lẽ ưu tiên hiện nay của NHNN về triển khai Basel II vẫn chưa đặt đúng mức. Vì thế, các công việc, thủ tục để ban hành Thông tư thay thế Thông tư 44/2011/TT-NHNN vẫn chưa được hoàn thành.

 Theo một lãnh đạo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, trong ba trụ cột: vốn (I), quản lý rủi ro (II), công bố thông tin (III) để thực hiện Basel II, mỗi ngân hàng có những khó khăn mà không thể san sẻ. Nếu những NHTM có vốn nhà nước chi phối khó tăng vốn trong khi tiêu chí này thì các NHTMCP lại có thể sắp xếp được. 

Trụ cột II, những ngân hàng lớn thường vướng phải những khoản vay và đầu tư giá trị lớn chưa chắc đã an toàn (theo tiêu chuẩn Basel II) hơn các ngân hàng quy mô nhỏ. 

Chưa kể các khoản phải thu của NHTM trong các yêu cầu tái cơ cấu nợ vay cho DN để ổn định kinh tế vĩ mô. Trụ cột III hầu hết các ngân hàng đều gặp phải. Những người theo dõi hoạt động ngân hàng có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay các hệ số an toàn vốn tối thiểu (Car) trong một TCTD đã có nhiều đổi mới theo hướng khoa học hơn. 

Thay vì cách ước lượng trước kia là các ngân hàng cứ lấy cái khung vốn điều lệ và được phép huy động vốn “gấp 20 lần” số vốn điều lệ, thì nay theo giới chuyên môn cho rằng, với một nền kinh tế lệ thuộc vào vốn ngân hàng, chỉ cần lấy số dư nợ của một ngân hàng chia cho vốn điều lệ phải đảm bảo hệ số Car ở mức trên 8% sẽ đạt yêu cầu về quản lý rủi ro về định lượng. 

Bên cạnh đó, tính toán tài sản có rủi ro (RWA) cũng chủ yếu xoay quanh tín dụng, vì các danh mục đầu tư tài chính của NHTM như: mua trái phiếu Chính phủ, phát hành và bảo lãnh trái phiếu DN, chứng khoán trong tổng cơ cấu danh mục tổng tài sản có rủi ro không nhiều. 

Hiện có đến 95% hoạt động của ngân hàng là cho vay, thậm chí nhiều ngân hàng nhỏ không bao giờ biết đến đầu tư trái phiếu Chính phủ là gì. Thế nên, đôi khi ngân hàng nhỏ ứng dụng các tiêu chí Basel II lại thuận lợi hơn so với các ngân hàng lớn do họ không bị vướng vào các khoản vay lớn. 

Để được coi là đạt chuẩn mực Basel II, một NHTM cần phải trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, tập trung vào xây dựng hệ thống quản lý rủi ro và tính toán vốn theo theo yêu cầu của Basel II. 

Tất nhiên, ngân hàng cũng phải giữ tỷ lệ an toàn vốn trên mức tối thiểu 8%. Nếu chỉ tính riêng việc xây dựng năng lực hệ thống quản lý rủi ro, phần lớn các ngân hàng nhóm 1 và nhóm 2 đang ở thực hiện Giai đoạn 1.

 Có một số ít các ngân hàng đã công bố hoàn thành việc triển khai hệ thống quản lý rủi ro và tính toán vốn. Tuy nhiên, hoàn thành Giai đoạn 1 chưa thể giúp ngân hàng được cơ quan giám sát công nhận đạt chuẩn Basel II. 

Giai đoạn 2, quan trọng và khó hơn, ngân hàng phải ứng dụng Basel II vào trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, trong việc quản lý danh mục tín dụng, hiện nay hầu hết ngân hàng muốn thiết lập các hạn mức quản lý danh mục tín dụng đều phải “bốc thuốc” trên cơ sở số thực hiện năm trước cộng thêm một số x% nào đó. 

Con số này dựa trên ước tính chủ quan và không giúp cho ngân hàng tối ưu hóa nguồn lực và tối đa hóa lợi ích trong bối cảnh phải tuân thủ Basel II. Với việc thiết lập các hạn mức dựa trên nền tảng tuân thủ Basel II, ngân hàng có thể tối ưu hóa việc phân bổ vốn và tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng. 

Thông qua quá trình này, việc lập kế hoạch vốn dựa trên cơ sở rủi ro (một phần của ICAAP) cũng sẽ được truyền tải vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, có nhiều ứng dụng khác như xác định rủi ro, định giá khoản vay, xây dựng chính sách khách hàng, phê duyệt tín dụng, cảnh báo sớm…

 Hiện nay, mới chỉ có một số rất ít ngân hàng đang trong quá trình thực hiện Giai đoạn 2. Chỉ còn khoảng hơn 1,5 năm nữa sẽ đến năm 2020, nhưng các yêu cầu chính thức của NHNN về Trụ cột 2 của Basel II cũng như hệ thống quản lý rủi ro vẫn chưa được ban hành chính thức để các ngân hàng có thời gian triển khai thực hiện. 

Trong khi khối lượng công việc để xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro là rất lớn, có thể cần thời gian nhiều năm. Và để đạt chuẩn Basel II thì các NHTM cần phải tuân thủ cả 3 trụ cột, chứ không chỉ dừng lại ở việc tính toán vốn theo Trụ cột 1./.

Cẩm Tú

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm