Chuẩn cơ sở đại học mới: Cần có chế tài mạnh tránh việc “nhờn luật”!

Thứ năm, 22/02/2024 10:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể 6 tiêu chuẩn mới liên quan đến hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học được đánh giá rất cao, tuy nhiên việc không có chế tài kèm theo khiến nhiều ý kiến lo ngại rằng các trường sẽ “nhờn luật”, thực hiện chiếu lệ.

Sự kiện: Giáo dục

Nhiều tiêu chuẩn nhưng thiếu chế tài

Nhiều năm qua, chất lượng giáo dục đại học ngày một nâng cao. Bên cạnh các trường đại học được đầu tư một cách bài bản, lớp lang, thể hiện tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ lãnh đạo các nhà trường và giảng viên thì còn đó những trường đại học không tuyển sinh được, vướng nhiều vi phạm trong đào tạo và không quan tâm đến chất lượng đầu ra, không chú tâm đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo. Chính vì vậy, nhiều người mong muốn cần có một chuẩn tối thiểu để cho các cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào đó để quản trị nhà trường, cũng là cơ sở để cơ quan quản lý có hướng xử lý những cơ sở giáo dục đại học chuyên vướng vào sai phạm. Do đó, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư  (01/2024/TT-BGDĐT) ban hành Chuẩn cơ sở giáo dục đại học đã được nhiều người ủng hộ.

chuan co so dai hoc moi can co che tai manh tranh viec nhon luat hinh 1

Tiêu chuẩn các trường đại học là thước đo đánh giá các trường đại học.

Được biết, việc ban hành kèm theo Thông tư Chuẩn cơ sở giáo dục đại học, Bộ đã ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí là các yêu cầu tối thiểu về điều kiện bảo đảm chất lượng và chỉ số hoạt động của một cơ sở giáo dục đại học. Mục đích của Thông tư này là cơ sở để thực hiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục đại học; đánh giá và giám sát các điều kiện bảo đảm chất lượng, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật.

Sau khi Thông tư này ban hành, các trường đại học phải thực hiện công tác báo cáo. Theo đó, các trường đại học phải cung cấp, cập nhập đầy đủ, chính xác và nhất quán số liệu phục vụ việc xác định các chỉ số và đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí chuẩn cơ sở giáo dục đại học vào hệ thống cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học. Thời điểm chốt số liệu là ngày 31 tháng 12 hằng năm; đối với số liệu về tài chính, thời điểm chốt số liệu là ngày 31 tháng 3 của năm tiếp theo.

Thông tư nêu: “Các trường đại học phải thực hiện các biện pháp cần thiết để thường xuyên giám sát, cải tiến chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục đại học, bảo đảm đạt được tất cả tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn cơ sở giáo dục đại học thuộc phạm vi áp dụng cho cơ sở giáo dục đại học từ năm 2025 và thực hiện trách nhiệm giải trình đối với người học, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục đại học thông qua kết quả thực hiện Chuẩn cơ sở giáo dục đại học”.

Liên quan Thông tư này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, bà Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội cho rằng, bà rất hoan nghênh việc quy định chi tiết các chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Bởi vì, có chuẩn thì mới có giám sát, giải trình. Hiện nay, bên cạnh các trường đại học có chất lượng đào tạo tốt thì vẫn còn những trường đại học thiếu rất nhiều thứ như giảng viên, cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo đầu ra. “Nếu không có chuẩn sẽ rất khó đánh giá, giám sát” – bà Bùi Thị An nêu.

Đồng quan điểm, ông Phạm Tất Dong - nguyên Phó Chủ tịch Hội khuyến học khi được phóng viên Báo Nhà báo & Công luận hỏi cũng cho rằng, việc đề ra tiêu chuẩn là cần thiết. Các tiêu chuẩn cụ thể lại càng có ý nghĩa. Điều này là tích cực, mình cần thiết ủng hộ. Từ các tiêu chuẩn này các trường đại học sẽ nhìn vào đó để phấn đấu, để “soi mình”. Xã hội cũng có căn cứ để giám sát, đánh giá đâu là cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn hay không chuẩn.

Cần có chế tài để tránh nhờn luật

Mặc dù ủng hộ về việc cần có chuẩn chung tối thiểu trong quản trị đại học để bắt buộc các trường thực hiện. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lo lắng, khi đã có tiêu chuẩn nhưng lại thiếu chế tài. “Giả sử trong tình huống các trường không thực hiện, không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đề ra thì sẽ xử lý như thế nào?” – đó là câu hỏi mà bà Bùi Thị An đặt ra. Theo chuyên gia này, để tránh việc các trường “nhờn luật”, không thực hiện vì thiếu chế tài, thì cần thiết phải tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ.

“Theo tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức thực hiện giám sát việc các trường trong việc thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn đã đặt ra. Trường nào không đạt cần phải nêu công khai minh bạch. Tránh việc, thanh tra xong thì giấu kín không ai biết kết quả. Việc công khai minh bạch là cách để xã hội giám sát, để sinh viên, phụ huynh biết rõ về cơ sở giáo dục mình đang theo học” – bà Bùi Thị An nêu.

chuan co so dai hoc moi can co che tai manh tranh viec nhon luat hinh 2

Nhiều tiêu chí để xác định chuẩn cơ sở giáo dục đại học

Thông tư ban hành kèm theo 6 tiêu chuẩn yêu cầu các trường đại học thực hiện. Như tiêu chuẩn về tổ chức và quản trị, giảng viên, cơ sở vật chất, tài chính, tuyển sinh và đào tạo, nghiên cứu đổi mới sáng tạo. Trong đó quy định khá chi tiết như yêu cầu cơ sở giáo dục đại học có tổ chức bộ máy ổn định, hệ thống quản trị hiệu quả, minh bạch. Các vị trí lãnh đạo chủ chốt (Chủ tịch hội đồng trường/hội đồng đại học và Hiệu trưởng/giám đốc cơ sở giáo dục đại học) được kiện toàn kịp thời, thời gian khuyết đồng thời 2 vị trí không quá 6 tháng. Hay quy định về tỷ lệ giảng viên cơ hữu trong độ tuổi lao động trên giảng viên toàn thời gian không thấp hơn 70%.

Chuyên gia này còn lo lắng, nếu tiêu chí mình đưa ra nhưng không có chế tài thì các nhà trường đại học sẽ không thực hiện, hoặc thực hiện không quyết liệt. “Đây là các tiêu chuẩn cơ bản tối thiểu của một trường đại học cần có. Nếu trường nào không đạt, thì nên quy hoạch lại. Chúng ta cần những cơ sở giáo dục đại học có chất lượng nhằm phục vụ công cuộc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chúng ta không cần những cơ sở giáo dục đại học thiếu từ cơ sở vật chất, đến giảng viên và cho ra những thế hệ cử nhân không đáp ứng chuẩn đầu ra” – bà Bùi Thị An nêu.

Trong khi đó, Giáo sư Phạm Tất Dong cho rằng, tiêu chuẩn đặt ra cần phải sát với thực tế, nếu tiêu chuẩn không sát với thực tế thì các trường rất khó để thực hiện. Ông băn khoăn như tiêu chuẩn về tỷ lệ người tốt nghiệp đại học có việc làm phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo, tự tạo việc làm hoặc học tiếp trình độ cao hơn trong thời gian 12 tháng sau khi tốt nghiệp, không thấp hơn 70%.

“Việc sinh viên ra trường có việc làm là điều ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, giữa đào tạo và thị trường lao động biến động thì sẽ khó để thực hiện. Thực tế, nhiều sinh viên ra trường không làm đúng chuyên môn, chuyên ngành, thậm chí đi lao động tay chân. Nhưng việc này nhiều khi nằm ngoài khả năng của các trường đại học. Vì việc sinh viên có việc làm ngoài chất lượng đào tạo còn phụ thuộc và nhu cầu thực tế của thị trường lao động” – Giáo sư Phạm Tất Dong băn khoăn.

Qua trao đổi với các chuyên gia có thể thấy, điều mà họ lo lắng nhất chính là khi ban hành tiêu chuẩn nhưng lại không có chế tài. Chính vì thế, sợ rằng các trường không thực hiện, hoặc thực hiện đối phó, chiếu lệ. Ngoài ra, nhiều tiêu chuẩn có thể làm khó các trường. Cho nên, trong quá trình thực hiện cần thiết phải tiến hành kiểm tra, giám sát thường xuyên để buộc các trường thực hiện. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần có xây dựng chính sách tổng thể để hỗ trợ các nhà trường như về cơ sở vật chất, đào tạo nguồn giảng viên, tìm đầu ra việc làm cho sinh viên. Có như vậy, thì giáo dục đại học mới phát triển đáp ứng kỳ vọng, tạo ra nguồn nhân lực cao cho công cuộc đổi mới của đất nước.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục