Chứng khoán 3/1: VN-Index “nóng” nhất thế giới

Thứ ba, 03/01/2023 16:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thị trường chứng khoán 3/1 ghi nhận nhóm ngành ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thép “nổi sóng” khiến VN-Index “nóng” nhất thế giới trong mối tương quan với các chỉ số chính.

VN-Index “nóng” nhất thế giới

Thị trường chứng khoán 3/1 là phiên mở màn cho năm mới 2023. Đầu phiên, VN-Index đi lên khá nhẹ, trong biên độ hẹp. Nhưng chỉ khoảng 1 tiếng sau giờ mở cửa, tâm lý hưng phấn lan rộng toàn thị trường. Càng về cuối phiên, đà tăng càng mạnh mẽ.

Đóng cửa phiên 3/1, VN-Index dừng ở mức 1.043,9 điểm, tăng 36,81 điểm, tương đương 3,66%. Toàn sàn TP.HCM ghi nhận 352 mã tăng giá (có 67 mã tăng trần), 74 mã giảm giá (9 mã giảm sàn) và 31 mã đứng giá.

Các cổ phiếu nhỏ tăng mạnh nhưng “hào quang” lại thuộc về blue-chips khi VN30-Index bứt phá mạnh hơn. Chốt phiên đầu năm mới, VN30-Index tăng 42,06 điểm, tương đương 4,18% lên 1.047,25 điểm. Toàn bộ blue-chips tăng giá, trong đó 4 mã tăng trần.

chung khoan 3 1 vn index nong nhat the gioi hinh 1

Chứng khoán tăng mạnh trong phiên đầu năm 2023. Ảnh minh họa

Hôm nay, thị trường chứng khoán toàn cầu chào đón năm mới. Lúc này, thị trường châu Âu mới mở cửa.

FTSE 100 của Vương quốc Anh tăng 0,8% trong giao dịch sớm, trong khi chỉ số DAX của Đức tăng 0,2% và CAC 40 của Pháp đứng im. Nhìn chung, Stoxx 600 toàn châu Âu tăng khoảng 0,5%, dẫn đầu là cổ phiếu du lịch, tăng 1,2%.

Các thị trường của Vương quốc Anh đã đóng cửa vào thứ Hai, nhưng cổ phiếu trên khắp phần còn lại của lục địa tăng khi dữ liệu sản xuất của khu vực đồng euro chỉ ra rằng điều tồi tệ nhất đã qua đối với khối tiền tệ 20 thành viên.

Các số liệu mang lại hy vọng về ánh sáng cuối đường hầm, sau một năm bị bao vây bởi nỗi lo suy thoái kinh tế khi các ngân hàng trung ương trên thế giới mạnh tay tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát tăng vọt.

Các thị trường ở châu Á-Thái Bình Dương biến động trái chiều chỉ sau một đêm khi các nhà đầu tư cân nhắc những tác động ngắn hạn của sự gia tăng số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc so với khả năng thúc đẩy dài hạn hơn từ việc mở cửa trở lại hoàn toàn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chỉ số Hang Seng Index của Thượng Hải tăng 1,82%, Shanghai tăng 0,88%. Trong khi đó, Kospi giảm 0,31%, S&P/ASX 200 giảm 1,31%,…

Đa số các chỉ số đều dè dặt. VN-Index tăng áp đảo so với các chỉ số của thị trường châu Á.

Hiện tại, các nhà đầu tư toàn cầu đang chú ý đến biên bản cuộc họp chính sách tháng 12 của FED, sẽ được công bố vào thứ Tư sắp tới.

Ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 12 sau bốn lần tăng 75 điểm cơ bản liên tiếp và thị trường sẽ rất muốn đánh giá quỹ đạo có thể xảy ra của chính sách tiền tệ vào năm 2023.

Ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thép “nổi sóng”

Trong khi thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu đang đi ngang vì chờ đợi các quyết định mới của FED thì thị trường chứng khoán Việt Nam lại tăng dựng đứng. Ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thép “nổi sóng” đã giúp các chỉ số đi lên mạnh mẽ.

2 trong 4 mã tăng trần của nhóm VN30 thuộc nhóm ngành bất động sản. Đó là VRE và PDR. VRE tăng 1.800 đồng/CP lên 28.100 đồng/CP. PDR tăng 950 đồng/CP lên 14.550 đồng/CP.

Cùng với VRE và PDR, nhiều cổ phiếu nhỏ thuộc nhóm ngành bất động sản cũng chốt phiên trong sắc tím. CII tăng 900 đồng/CP lên 13.800 đồng/CP. DIG tăng 1.000 đồng/CP lên 15.300 đồng/CP. DRH tăng 320 đồng/CP lên 4.970 đồng/CP. DXG tăng 850 đồng/CP lên 13.600 đồng/CP. HDC tăng 2.000 đồng/CP lên 30.900 đồng/CP. HQC tăng 180 đồng/CP lên 2.840 đồng/CP.

Ở nhóm ngành chứng khoán, anh cả SSI tăng trần, tăng 1.200 đồng/CP lên 18.900 đồng. Bên cạnh đó, rất nhiều thành viên cũng đi lên mạnh mẽ. VND tăng 900 đồng/CP lên 14.400 đồng/CP. BSI tăng 1.200 đồng/CP lên 18.600 đồng/CP. CTS tăng 850 đồng/CP lên 13.500 đồng/CP. FTS tăng 1.300 đồng/CP lên 20.200 đồng/CP. HCM tăng 1.400 đồng/CP lên 21.400 đồng/CP.

Cổ phiếu ngành thép cũng ồ ạt tăn trần. HPG tăng 1.250 đồng/CP lên 19.250 đồng/CP. HSG tăng 800 đồng/CP lên 12.350 đồng/CP. NKG tăng 850 đồng/CP lên 13.100 đồng/CP. VGS tăng 1.000 đồng/CP lên 11.600 đồng/CP.

Tuy nhiên, đà tăng nóng của thị trường chứng khoán 3/1 không được đánh giá cao khi thanh khoản dù cải thiện nhưng vẫn đứng ở mức thấp. Hôm nay, trên sàn TP.HCM, có 551 triệu cổ phiếu, tương đương 9.249 tỷ đồng được giao dịch thành công, tăng mạnh so với con số hơn 7.000 tỷ đồng trong phiên cuối cùng của năm 2022. Thế nhưng, giá trị giao dịch vẫn thấp hơn mức bình quân hơn 11.000 tỷ đồng của tháng 12/2022.

Bảo Linh

Bình Luận

Tin khác

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

(CLO) Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến CTCP Yến Sào Khánh Hòa (SKV) phải 'cài số lùi' đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26% so với năm ngoái.

Tài chính - Bảo hiểm
Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

(CLO) Theo báo cáo của Chứng khoán SSI, nhiều công ty trên sàn chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

(CLO) CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) chuẩn bị chi 499 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%.

Tài chính - Bảo hiểm
Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

(CLO) HĐQT CTCP Tập đoàn Container Việt Nam - Viconship (VSC) vừa từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên.

Tài chính - Bảo hiểm