Chứng khoán ngày 8/6: Xu hướng phục hồi vẫn yếu

Thứ sáu, 08/06/2018 07:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thanh khoản có phần giảm nhẹ nhưng thị trường đã tránh được một phiên điều chỉnh, khi chỉ số VN-Index bật tăng trở lại trong 30 phút cuối nhờ đà tâm lý tốt từ việc TCB bất ngờ tăng vọt lên mức giá trần sau 3 phiên giảm mạnh liên tiếp từ khi chào sàn. Thị trường giảm mạnh vào những phiên đầu tuần và đến những phiên cuối tuần, dòng tiền bắt đáy mạnh mẽ giúp các chỉ số hồi phục vững chắc.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 7-6, sàn HOSE có 144 mã tăng và 139 mã giảm, VN-Index tăng 2,19 điểm (+0,21%), lên 1.036,69 điểm. 

Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 173,15 triệu đơn vị, giá trị 5.014,25 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 7% về khối lượng và không đáng kể về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 21,32 triệu đơn vị, giá trị 679,3 tỷ đồng. 

Nhóm bluechip VN30 tuy có tới 18 mã giảm, nhưng đa số chỉ giảm nhẹ, trong khi các mã tăng đều là nhóm cổ phiếu thuộc top vốn hóa lớn nên xét về điểm số, chỉ số VN30 còn tăng tốt hơn VN-Index khi đóng cửa. 

Top 10 mã vốn hóa lớn nhất thị trường chia đôi ngả khi VIC tăng nhẹ 0,1% lên 124.200 đồng; VNM +1,3% lên 177.300 đồng; SAB +0,4% lên 248.000 đồng, và HPG +1,8% lên 61.900 đồng. 

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index đóng cửa trong sắc đỏ khi không có điểm tựa nào về sự hồi phục của nhóm cổ phiếu chi phối, khi hầu hết đã bị chốt lời. 

Cụ thể, Nhóm cổ phiếu tài chính như SHB giảm 3,1% xuống 9.400 đồng, khớp lệnh hơn 7,39 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn; ACB giảm 2,1% xuống 42.400 đồng, khớp 5,2 triệu đơn vị; SHS giảm 2,9% xuống 16.800 đồng, khớp 1,23 triệu đơn vị.

 Đóng cửa, sàn HNX có 80 mã tăng và 85 mã giảm, HNX-Index giảm 1,43 điểm (-1,18%), xuống 118,99 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 42,72 triệu đơn vị, giá trị 671,97 tỷ đồng, giảm 12% về khối lượng và gần 9% về giá trị so với phiên hôm qua. 

Báo Công luận
 Ảnh minh họa

Giao dịch thỏa thuận có thêm 5,45 triệu đơn vị, giá trị 37,1 tỷ đồng. Trên sàn UpCoM, lực mua đã gần như cạn kiệt trong phiên chiều, chỉ số chỉ có vài nhịp rung lắc nhẹ quanh thanh chiếu và đóng cửa trong sắc đỏ nhạt. 

Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,01 điểm (0,01%), xuống 53,78 điểm. Sau chuỗi phiên hồi phục mạnh, áp lực chốt lời nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong các phiên sắp tới và thử thách xu hướng tăng của thị trường chung.

 Qua đó, nhiều khả năng thị trường sẽ trải qua nhịp biến động lình xình, phân hóa. Áp lực chốt lời đang tạo áp lực đè nặng lên giao dịch trên thị trường khiến các cổ phiếu trụ cột phân hóa rõ nét. 

Trong phiên giao dịch cuối tuần, áp lực chốt lời gia tăng dần sẽ khiến VN-Index tiếp tục giằng co và rung lắc do đã tiến vào vùng nhạy cảm trong khoảng 1.020-1.070 điểm. 

Hiện tại, điều đáng lo ngại là những nhóm cổ phiếu chính trên thị trường không còn đủ mạnh để dẫn dắt thị trường chung. Rõ ràng là dòng tiền chảy vào những nhóm này hiện nay khá yếu. 

Khi không có lực đẩy từ dòng tiền thì những nhóm cổ phiếu này có lẽ khó tăng bền vững. Điểm tích cực nhất trong phiên giao dịch vừa qua là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn quay lại dẫn dắt thị trường chung với thanh khoản của nhóm này được cải thiện rõ nét. 

Diễn biến này cho thấy niềm tin của giới đầu tư vào việc thị trường tăng trưởng đã mạnh lên rất nhiều. Sự tăng trưởng của nhóm cổ phiếu ngân hàng dựa trên thanh khoản có được cải thiện đôi chút, nhưng mức thanh khoản này vẫn thấp so với thời gian trước đây. Vì vậy, có lẽ không nên kỳ vọng nhóm ngân hàng sẽ tăng mạnh và dẫn dắt thị trường. 

Các chuyên gia dự báo diễn biến hồi phục của thị trường trong phiên cuối tuần ngày 8-6 sẽ giúp thanh khoản được cải thiện và khối ngoại giao dịch cân bằng trở lại là những tín hiệu tích cực đối với triển vọng thị trường chung. 

Các chuyên gia nhận định rủi ro của vài phiên điều chỉnh đang cao dần, nhà đầu tư có thể tận dụng để đưa ra quyết định giải ngân cổ phiếu. 

Các nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và Ngân hàng điều chỉnh giảm trở lại và xác nhận xu hướng giảm giá kết thúc. Nhà đầu tư ngắn hạn đang có tỷ trọng ở mức cân bằng tiếp tục hạn chế mua đuổi và có thể cân nhắc hiện thực hóa dần một phần lợi nhuận nhờ việc bắt đáy trước đó. 

Nhà đầu tư trung và dài hạn vẫn có thể nắm giữ những cổ phiếu đang có vị thế tốt và có thể tận dụng các phiên điều chỉnh để tích lũy thêm các cổ phiếu có triển vọng tích cực ở các mức giá hấp dẫn hơn./.

Cẩm Tú

Tin khác

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm
Cơ Điện Lạnh (REE) lợi nhuận sụt giảm 48%, chậm trễ kế hoạch năm

Cơ Điện Lạnh (REE) lợi nhuận sụt giảm 48%, chậm trễ kế hoạch năm

(CLO) CTCP Cơ Điện Lạnh (Mã REE) công bố BCTC quý 1/2024 với lợi nhuận chỉ đạt 548,9 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm lấy đâu tiền để đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp?

Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm lấy đâu tiền để đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp?

(CLO) Lượng tiền mặt ít ỏi, Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm đang phải ‘xoay sở’ nguồn vốn bằng phương án phát hành 75 triệu cổ phiếu để lấy tiền đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

(CLO) Trong phiên giao dịch cuối cùng trong tháng 4 ở thị trường Mỹ, vàng lại chấn động khi giá “rơi tự do”, nhiều thời điểm thủng mốc quan trọng 2.300 USD/ounce.

Tài chính - Bảo hiểm