Hà Tĩnh:

Chung tay phòng, chống dịch Covid-19: Những tấm lòng cao quý

Thứ bảy, 04/04/2020 08:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Song song với cuộc chiến chống dịch cam go, rất nhiều tấm lòng thơm thảo mang đậm nghĩa đồng bào  cũng đã hiện hữu trên mảnh đất Hà Tĩnh anh hùng.

Nếu như thời điểm nạn đói năm 1945 bùng nổ, chiến dịch “Hũ gạo cứu đói” với câu khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” là minh chứng cho lòng tương thân tương ái của đồng bào ta thì ngày nay, trước đại dịch lịch, sử lại một lần nữa chứng kiến sự chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch của dân tộc. Những câu chuyện nhỏ mà chúng tôi ghi lại được trên mảnh đất Hà Tĩnh là minh chứng cho điều đó. 

Anh Từ Hữu Thuận (thôn Văn Cử, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) chăm đàn vịt của gia đình. Ảnh Nhật Nam

Anh Từ Hữu Thuận (thôn Văn Cử, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) chăm đàn vịt của gia đình. Ảnh Nhật Nam

Trẻ xông pha!

Thu nhập chỉ 4 triệu đồng một tháng lại phải nuôi người cha tuổi cao sức yếu, gia đình thuộc hộ cận nghèo nhưng anh Từ Hữu Thuận (thôn Văn Cử, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn chở 1.000 quả trứng vịt đến hỗ trợ khu cách ly của xã.

Gia đình anh Thuận có 3 anh chị em, chị gái đã đi lấy chồng, em gái thì đi xuất khẩu lao động. Mẹ anh bị suy thận 5 năm, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên dù đã cố gắng vay mượn khắp nơi để chữa trị nhưng đến năm 2010, khi mẹ anh mất thì kinh tế gia đình cũng kiệt quệ. Khốn khó là thế nhưng cha anh vẫn một mình cầm cự nuôi chị em anh ăn học mà không đi thêm bước nữa. Ông còn tằn tiện tiết kiệm tiền để cho anh Thuận được theo học Trường Cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên.

Anh Từ Hữu Thuận chở 1.000 quả trứng vịt đến hỗ trợ khu cách ly. Ảnh T.N

Anh Từ Hữu Thuận chở 1.000 quả trứng vịt đến hỗ trợ khu cách ly. Ảnh T.N

Sau khi tốt nghiệp, anh ấp ủ ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình. Nghĩ là làm, 4 năm trước anh đã xin thầu lại mảnh đất trước kia ông bà sinh sống để làm kinh tế nông nghiệp. Hiện tại, trang trại của anh có khoảng 1.000 con vịt. Tuy nhiên, vì gây dựng từ hai bàn tay trắng nên thu nhập của anh vẫn chỉ ở mức đủ sống.

Cuộc sống của cha con anh cũng đang gặp nhiều khó khăn bởi khoản nợ ngân hàng mà anh đã vay mượn để mở rộng sản xuất. Vì nghèo, vì nợ nần nên anh chưa dám lấy vợ. Anh Thuận chia sẻ bây giờ ước muốn lớn nhất của anh là sửa lại căn nhà dột nát cho cha, sau đó hỏi một cô vợ hiền để rồi chăm lo cho gia đình và cùng chăm sóc cho người cha đáng kính của mình.

Chia sẻ lý do ủng hộ trứng vịt cho khu cách ly tại huyện nhà, anh Thuận bộc bạch: “Mẹ tôi từng bị bệnh phải chạy chữa khắp nơi, khi đó tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ. Giờ đây thấy mọi người gặp khó khăn nên tuy không có nhiều nhưng tôi cũng muốn góp chút ít. Tôi không có tiền, chỉ có gì góp nấy”.

Cô Thắm ở xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân làm mũ chống giọt bắn tặng cho các lực lượng phòng, chống dịch.

Cô Thắm ở xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân làm mũ chống giọt bắn tặng cho các lực lượng phòng, chống dịch.

Cùng chung tấm lòng như anh Thuận, cô giáo Đậu Thị Thắm - Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Xuân Hải cũng là một tấm gương điển hình trong phong trào phòng chống dịch bệnh.

Chính tay cô Thắm đã miệt mài làm ra gần 1.000 khẩu trang vải để tặng cho học sinh, bà con nhân dân tại xã Xuân Hải (huyện Nghi Xuân) và các vùng lân cận. Sau khi may tặng miễn phí khẩu trang, vẫn thấy như vậy chưa đủ nên cô Thắm cùng với sự giúp đỡ của cô con gái khéo tay đã tiếp tục làm mũ chống giọt bắn để tặng các y, bác sỹ.

Mẹ con cô tự tay mua các dụng cụ, vật liệu như keo dán, xốp, tấm chắn để làm ra 260 mũ tặng lực lượng tuyến đầu chống dịch ở huyện Nghi Xuân. Chiếc mũ của mẹ con cô Thắm làm có ưu điểm được dính chặt, kèm dây đeo tiện dụng, hình thức cũng rất đẹp. Các y, bác sỹ có nó chắc chắn sẽ an tâm làm việc.

... và may gần 1.000 khẩu trang vải phát cho bà con nhân dân.

... và may gần 1.000 khẩu trang vải phát cho bà con nhân dân.

Cô Thắm cho biết, bản thân là giáo viên đồng thời là Chủ tịch Công đoàn nhà trường, cũng như bao người khác, tôi luôn mong muốn dịch bệnh được đẩy lùi nhanh chóng, người dân được trở lại cuộc sống bình thường. Muốn vậy, việc chống dịch bệnh Covid -19 phải được toàn dân hưởng ứng và từng cá nhân phải có những đóng góp thiết thực, cụ thể. Ý chí đó đã thôi thúc tôi làm ra những sản phẩm có ích đóng góp cho xã hội.”

Già mẫu mực

Không chỉ những người trẻ có sức khỏe, chung tay ra sức chống “giặc” covid-19 mà ngay cả những cụ già trên quê hương Hà Tĩnh cũng mẫu mực nêu gương cho con cháu.

Cụ Nguyễn Thị Ba (trú tại thôn Kỳ Phong, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà) năm nay đã 87 tuổi, cụ đang sống cùng cụ ông cũng gần 90 tuổi ,bị thương tật. Nghe lời kêu gọi chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, ngay từ tinh mơ sáng ngày 31/3, cụ đã mang theo 5 kg gạo và một túi rau tự hái rồi đi bộ từ nhà đến trường mầm non của xã - nơi có 51 công dân huyện Thạch Hà từ nước ngoài về đang được cách ly tập trung.

Cụ Nguyễn Thị Ba mang theo 5 kg và một túi rau tự hái rồi đi bộ từ nhà đến ủng họ khu cách ly tập trung. Ảnh Sỹ Đức

Cụ Nguyễn Thị Ba mang theo 5 kg và một túi rau tự hái rồi đi bộ từ nhà đến ủng họ khu cách ly tập trung. Ảnh Sỹ Đức

"Mẹ thấy cả nước gặp khó khăn vì dịch bệnh, chưa kể mẹ lại có con là liệt sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giờ thấy đất nước như vậy mẹ thương lắm" – giọng cụ Ba run run khi mang gạo và rau tới khu cách ly .

Ông Dương Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Đài cho biết, món quà tuy nhỏ nhưng là tấm lòng lớn của một bà mẹ liệt sỹ anh hùng. Không những cụ mà từ khi chính quyền xã kêu gọi mọi người cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19, đến nay về kinh tế xã đã kêu gọi được hơn 100 triệu đồng từ người dân trong 9 thôn của xã. Ngoài ra, chưa kể tới các nhu yếu phẩm khác đã được người dân đưa tới điểm cách ly và UBND xã để ủng hộ. Đây thật sự là những hành động rất đáng trân trọng".

Các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ ở khu cách ly đón nhận món quà của cụ. Ảnh Sỹ Đức

Các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ ở khu cách ly đón nhận món quà của cụ. Ảnh Sỹ Đức

Góp sức vào cuộc chiến chống dịch ấy, một cụ già trên mảnh đất Thành Sen cũng đã quyên góp lương thực mua được bằng số tiền tích góp cho tuổi xế chiều của mình gửi các chiến sĩ bộ đội để chống dịch.

Ngày 31/3, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh xúc động nhận được điện thoại của gia đình cụ Nguyễn Thị Tửu 101 tuổi (trú tại phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh). Mái tóc bạc phơ, nụ cười móm mém hiền lành, cụ vừa tận tay trao cho Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh 2 tấn gạo (tương đương 26 triệu đồng) vừa ân cần dặn dò mong các chú bộ đội nhanh chuyển số gạo này cấp phát cho các cơ sở cách ly tập trung và các lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 trên tỉnh ta.

Chị Trần Thị Hải (con gái bà Tửu) kể), hôm qua khi mẹ bảo muốn ủng hộ các lực lượng trên tuyến đầu chống Covid- 19, chị và các thành viên trong gia đình rất đồng tình. Chị Hải trực tiếp tới đại lý đặt mua gạo, sau đó gọi điện cho Bộ chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh cho xe tới nhận.

Cụ Nguyễn Thị Tửu 101 tuổi vừa tận tay trao cho Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh 2 tấn gạo ủng hộ. Ảnh D.S

Cụ Nguyễn Thị Tửu 101 tuổi vừa tận tay trao cho Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh 2 tấn gạo ủng hộ. Ảnh D.S

“Mấy hôm nay xem ti vi thấy bộ đội, y tá làm việc ở các khu cách ly vất vả quá. Tôi nay đã già yếu không làm được gì nên muốn dành toàn bộ số tiền tích góp, tiết kiệm được suốt đời mình để mua gạo hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh và mong đất nước ta sớm vượt qua”, cụ Tửu trải lòng.

Trận đại chiến với dịch bệnh là một thực tế sinh động minh chứng cho tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước vững bền theo thời gian, mà càng trong khó khăn càng thêm sáng lên của các thế hệ dân tộc Việt Nam. Và hơn một triệu người dân Hà Tĩnh cũng đang góp phần thắp sáng lên ngọn lửa của tình nghĩa đồng bào con cháu Lạc Hồng ấy.

Tin tưởng rằng, tinh thần đại đoàn kết cùng chung tay phòng, chống dịch sẽ giúp đất nước ta vượt qua cuộc chiến đầy cam go, thử thách, đầy lùi đại dịch Covid-19.

Trần Phong

Tin khác

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Người anh hùng phá hơn 100 quả bom trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Ở độ tuổi 97 nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Đời sống
Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

Gần 80 người thương vong trong ngày đầu nghỉ lễ

(CLO) Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông khiến gần 80 người thương vong.

Đời sống
120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

120 giàn pháo hoa phục vụ Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) 120 giàn pháo hoa được lực lượng chức năng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá lắp đặt trước bờ biển đối diện sân khấu Quảng trường biển Sầm Sơn để chuẩn bị cho Lễ hội du lịch biển năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

Quảng Ninh: Đã tìm thấy thi thể thứ 4 trong vụ lật thuyền nan trên sông Chanh

(CLO) Thông tin được lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã Quảng Yên xác nhận, sau khi lực lượng chức năng địa phương này đã tìm được thi thể thứ 4 của vụ tai nạn vào hồi 8 giờ 10 phút ngày 27/4.

Đời sống
Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nam: Phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống