Hội thảo Truyền thông về an toàn thực phẩm và sức khỏe xử lý tin nhiễu và tin giả:

Chung tay vì nguồn thông tin “sạch”

Thứ năm, 19/12/2019 10:29 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đây chính là một trong những thông điệp từ Hội thảo báo chí “Truyền thông về an toàn thực phẩm và sức khỏe xử lý tin nhiễu và tin giả” diễn ra vào ngày 19/12 do Hội Nhà báo Việt Nam, Hiệp hội CropLife Việt Nam và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức tại Đại Lải, Vĩnh Phúc.

Nhức nhối tin giả trong vấn đề  an toàn thực phẩm và sức khỏe

Ngày 13/12/2019 mới đây, tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu các tỉnh, thành phố, các bộ ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện hệ thống thông tin, tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông về an toàn thực phẩm.  Nắm bắt được tinh thần đó, Hội thảo báo chí “Truyền thông về an toàn thực phẩm và sức khỏe xử lý tin nhiễu và tin giả” đã phần nào cập nhật và bám sát các vấn đề  mang tính xã hội, được dư luận quan tâm. Trên thực tế, báo chí đã và đang đóng một vai trò to lớn trong việc tuyên truyền phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề an toàn thực phẩm, giúp công chúng ngày càng ý thức hơn tới vai trò của việc sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đầu vào để nâng cao giá trị dinh dưỡng cũng như đảm bảo tính an toàn. Các chủ đề liên quan đến an toàn thực phẩm luôn được công chúng báo chí đón nhận và quan tâm đặc biệt. Tác động quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về vấn đề an toàn thực phẩm là điều rất dễ nhận thấy. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng thông tin về an toàn thực phẩm thiếu chính xác hoặc chưa được kiểm chứng, thiếu căn cứ khoa học, thậm chí thông tin phục vụ mục đích không trong sáng, mục đích vụ lợi. Nhiều vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm đã bị cường điệu hóa, bị giải thích sai lệch, bịa đặt, giả mạo, gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, gây hoang mang trong xã hội. Điều đó cho thấy trách nhiệm to lớn của báo chí trong việc thông tin chính xác, khoa học, đồng thời nhận diện và phản bác những thông tin xấu độc, tin nhiễu, tin giả trong vấn đề an toàn thực phẩm, giúp người dân có kiến thức để lựa chọn thực phẩm tiêu dùng, tự chăm lo cho sức khỏe cá nhân.

Hội thảo này là một trong các hoạt động tiếp nối mà Hội Nhà báo Việt Nam cùng CropLife Việt Nam phối hợp tổ chức từ năm 2018.

Hội thảo này là một trong các hoạt động tiếp nối mà Hội Nhà báo Việt Nam cùng CropLife Việt Nam phối hợp tổ chức từ năm 2018.

Dĩ nhiên, mục tiêu truyền thông chính xác, khoa học này cũng vấp phải khá nhiều thách thức trong bối cảnh truyền thống số hóa hiện nay. Như Tiến sỹ Nguyễn Hải Chung – Học viện Báo chí & Tuyên truyền cho biết: “Vấn đề về an toàn thực phẩm và sức khoẻ cộng đồng là nơi xảy ra nhiều tin giả và tin nhiễu phổ biến tại Việt Nam, chủ yếu thông qua mạng xã hội. Sức mạnh và mức độ sức lan tỏa của các trang mạng xã hội trực tuyến - nơi mỗi người tham gia đều có thể là một nhà báo, một chuyên gia đã khiến cho việc lan truyền các tin giả, tin nhiễu này khó kiểm soát hơn. Một số nhà báo cũng gặp khó khăn trong việc xác định và tiếp cận với các nguồn tin khoa học chính thống, đáng tin cậy và điều này cũng khiến cho sự kết nối của công chúng với các nguồn tin này bị hạn chế”.

Thật vậy,  việc xác định nguồn thông tin chính thống trong lĩnh vực này có “rào cản” là  bởi tính chuyên ngành, những kĩ năng khai thác thông tin của báo chí, kiểm chứng và thẩm định thông tin chính xác đòi hỏi những kiến thức nhất định, thậm chí ngay từ phía công chúng tiếp nhận vấn đề này cũng còn có những thách thức không nhỏ. Tiến  sỹ - Bác sỹ Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam chia sẻ: “Một trong những thông tin nhiễu phổ biến nhất liên quan tới thực phẩm biến đổi gen đó là một nghiên cứu vào năm 2015 cho rằng ăn loại thực phẩm này sẽ gây ung thư. Ngay sau khi phát hành, đã có rất nhiều bằng chứng khoa học và bài viết chính thống bác bỏ kết luận này, bản thân báo cáo này đã bị rút sau đó nhưng chúng ta vẫn thấy cho tới hôm nay, thông tin này vẫn được chia sẻ và được nhiều người tin. Hay các chủ đề liên quan tới phản đối vắc xin cũng là một dẫn chứng khác của tin giả.”

Và câu chuyện giải pháp

Hai phiên thảo luận sôi nổi, thẳng thắn về những thông tin nhiễu, tin giả thường gặp liên quan tới an toàn thực phẩm và cách thức tạo dựng niềm tin với công chúng khi đưa tin về các vấn đề thực phẩm, sức khoẻ, xen giữa bài tập tương tác thiết thực cho các nhà báo, đã mang đến  nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích cho đại biểu tham dự. Đó là các vấn đề về việc đánh giá an toàn thực phẩm liên quan tới thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng; vấn đề thông tin nhiễu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm; vấn đề phát hiện tin đáng tin cậy và xử lý tin giả; vai trò của các kênh báo chí chính thống, cũng như những thuận lợi và khó khăn trong truyền thông, thông tin về khoa học...

Đặc biệt, khi bàn về giải pháp giúp cung cấp thông tin khoa học, xây dựng kiến thức cộng đồng về sức khỏe và an toàn thực phẩm một cách đúng hướng và minh bạch, đồng thời chủ động kiểm soát tin giả, tin nhiễu, các diễn giả đã nhấn mạnh tới hai yếu tố chính. Đó là cơ chế chính sách liên quan tới đánh giá và quản lý an toàn thực phẩm và truyền thông “nguy cơ”. Hệ thống chính sách được khuyến cáo hiện nay theo các nguyên tắc quốc tế là dựa vào đánh giá nguy cơ (hay còn gọi là đánh giá rủi ro) và hệ thống này cần được áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm.

 Bên cạnh đó, các diễn giả cũng đưa ra khái niệm về “truyền thông nguy cơ” và nhấn mạnh sự cần thiết của hoạt động này trong việc phổ biến thông tin khoa học, xây dựng niềm tin cho công chúng và giúp họ có đủ thông tin để lựa chọn, sử dụng và kiểm soát thực phẩm một cách an toàn và có lợi. Tất nhiên nắm vững về truyền thông nguy cơ là vấn đề không dễ, đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên liên quan, để tạo ra thông tin đúng, sạch và hữu ích là rất quan trọng. 

Thảo luận về vấn đề này, bà Bùi Kim Thuỳ - Đại diện tại Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) nhấn mạnh: “Truyền thông về các vấn đề khoa học luôn là một bài toán khó – tạo dựng được sự đồng thuận và hợp tác của các bên tham gia có vai trò quan trọng. Để một chương trình truyền thông nguy cơ về các đề tài như sức khoẻ, an toàn thực phẩm có thể đúng hướng, thống nhất và hiệu quả thì trách nhiệm của nhà quản lý, nhà khoa học và nhà báo là quan trọng như nhau.”

Không chỉ có vậy, Hội thảo báo chí này chắc chắn đã giúp các nhà quản lý, các chuyên gia cũng như các nhà báo nhìn nhận một cách thấu đáo toàn diện hơn về trách nhiệm của mình. Với những người làm báo trong buổi thảo luận này đã có những bài học ý nghĩa để áp dụng vào nghề nghiệp thực tế. Rõ ràng, trong vấn đề truyền thông về an toàn thực phẩm và sức khỏe thì ngoài nỗ lực phát hiện cũng như tránh bị “sập bẫy” tin giả thì người làm báo cũng cần phải đảm bảo tính chính xác, tính thời sự của thông tin, cung cấp nguồn thông tin sạch về vấn đề này chính là lựa chọn cấp thiết mang tính sống còn trong bối cảnh hiện nay. Thông tin chính xác kịp thời sẽ định hướng được dư luận xã hội đúng đắn, từ đó giúp cho công chúng, người tiêu dùng có sự lựa chọn chính xác, an toàn thực phẩm cho gia đình. Thêm vào đó, trong quá trình truyền thông phải đảm bảo được độ bao phủ của thông tin, giúp cho người dân nắm bắt được thông tin kịp thời. Thông tin về an toàn thực phẩm có kiểm chứng càng lan rộng thì càng thu hút được sự tham gia của dư luận xã hội, mức độ nguy hiểm và thiệt hại cũng sẽ giảm.

Sức mạnh và mức độ sức lan tỏa của các trang mạng xã hội trực tuyến - nơi mỗi người tham gia đều có thể là một nhà báo, một chuyên gia đã khiến cho việc lan truyền các tin giả, tin nhiễu này khó kiểm soát hơn. Một số nhà báo cũng gặp khó khăn trong việc xác định và tiếp cận với các nguồn tin khoa học chính thống, đáng tin cậy và điều này cũng khiến cho sự kết nối của công chúng với các nguồn tin này bị hạn chế.

Vân Hà

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội