“Chúng tôi muốn làm nhiều phóng sự tử tế, để bớt đi những con người khốn khổ”

Chủ nhật, 24/01/2016 13:41 PM - 0 Trả lời

“Với bộ phim “Hành trình của sự sống và cái chết”, ê kíp gồm tôi, BTV Quỳnh Anh, Vân Anh và quay phim Hữu Quảng, đã phải lao động một cách cật lực, nhập với nhau như một khối lên đồng, thức trắng nhiều đêm hoặc chỉ ngủ 1-3h trong 12 ngày đêm để tạo ra câu chuyện khách quan nhất...

(NBCL) “Với bộ phim “Hành trình của sự sống và cái chết”, ê kíp gồm tôi, BTV Quỳnh Anh, Vân Anh và quay phim Hữu Quảng, đã phải lao động một cách cật lực, nhập với nhau như một khối lên đồng, thức trắng nhiều đêm hoặc chỉ ngủ 1-3h trong 12 ngày đêm để tạo ra câu chuyện khách quan nhất, chân thực nhất cho khán giả. Tôi không thể quên được vòng tay của một đứa trẻ đã ôm lấy tôi như không muốn rời đi, mà tôi thì không thể làm gì được để giúp đứa trẻ ấy. Khi chứng kiến những đôi mắt vô cùng đẹp của trẻ con Trung Đông, với một câu chuyện thảm khốc về chiến tranh, tôi không thể không thực hiện bộ phim này”. Nhà báo Lê Bình- Giám đốc Trung tâm tin tức VTV24 đã tâm sự như vậy về VTV đặc biệt cũng như bộ phim “Hành trình của sự sống và cái chết” ( phát sóng 20h10 ngày 19/12/2015 trên VTV1).

Sequence 14.Still021

Chúng tôi đã vắt kiệt sức cho bộ phim

+ Với chị bộ phim là một trải nghiệm đặc biệt và để lại quá nhiều cảm xúc?

- Quả thực đây là lần thực tế tác nghiệp khủng khiếp nhất về mọi phương diện. Có điều, nó thực sự như một sự sắp đặt của tự nhiên, càng làm càng trôi chảy, chúng tôi chỉ bỏ công, bỏ sức thêm... Kể cả tứ của bộ phim bật ra như một sự tự nhiên, chứng kiến cuộc sống ấy, một trong những cuộc di dân lớn nhất của lịch sử loài người, những đôi mắt trong veo như muốn hỏi tôi, không có sự sắp đặt, không phải vặn vẹo để tạo ra một ý tứ nào đó. Đó chính là sự kiến tạo hành trình sự sống, nó đã được ấn định ghi chép lại thời khắc lịch sử đó, kể lại câu chuyện đó chúng tôi cũng đau đớn.

+ Trong khi thực hiện bộ phim, liệu chị có bị cảm xúc chi phối không?

- “Trái tim nóng và cái đầu lạnh”, đây là nguyên lý và đã được nói nhiều rồi. Nhận xét về tôi hay về bộ phim tôi thực hiện thì người khác sẽ tốt hơn. Còn tôi cố gắng đi theo nguyên lý đó. Khi có sự phân tích và nhìn nhận khách quan mình mới đem đến cho khán giả cái nhìn khách quan nhất về những người dân trong trại tị nạn đó qua hình ảnh, câu chuyện... Và làm sao chạm đến cảm xúc và trái tim khán giả? Chúng tôi đã kể lại một câu chuyện và tôi hy vọng khán giả đã nhận được và đón nhận cảm xúc mà chúng tôi chuyển tải.

[caption id="attachment_78707" align="aligncenter" width="633"]1 Nhà báo Lê Bình tại hành trình chuyến tác nghiệp ở đảo Lesbos - địa ngục trần gian của người nhập cư.[/caption]

+ Và để có được một câu chuyện chân thực nhất, chắc hẳn ê kíp làm phim đã có những ngày tác nghiệp thật sự khó khăn?

- Rất khó khăn và mạo hiểm, nhiều cái chúng tôi không lường hết được. Chỉ biết cố gắng hết sức có thể, tìm và nhờ vả mọi nơi để có thông tin cũng như vào các vùng để quay. Tôi thấy chúng tôi rất may mắn khi được giúp đỡ và đã quay được những hình ảnh ấn tượng, kể lại câu chuyện một cách rõ nét về những chứng kiến chúng tôi đã đi qua. Chúng tôi chỉ có 12 ngày, không được vượt quá, phải thu xếp làm việc trong điều kiện tác nghiệp cực kỳ khắc nghiệt, có nhiều đêm chỉ ngủ 1h, và thường xuyên ngủ 3h/1 đêm để kịp hành trình của nó.

Khi chúng tôi về đến nhà, các PV của VTV24 vô cùng kinh ngạc vì với thời gian ngắn chúng tôi có một lượng tư liệu khổng lồ. Tôi tự hào và ngưỡng mộ đồng nghiệp trẻ đã hỗ trợ tôi trong bộ phim này. Đôi khi, chậm 5 phút không có được cảnh quay hay sớm 5 phút cũng không gặp đoàn di cư. Cảnh quay phải rất nhanh, tôi phục quay phim Hữu Quảng, trong khoảng thời gian ngắn và không gian không thuận tiện đã có những khuôn hình vô cùng chân thực và cảm xúc. Chúng tôi vừa đi vừa sợ bị bắt cóc, bị bắn, hay bom nổ xung quanh... thậm chí mất tích ở đâu đó, tôi đã nghĩ và mường tượng ra cả tình huống tồi tệ nhất này.

lebinh

Nói chung, chúng tôi cũng vẫn là con người nên cũng có những thời điểm lo lắng. Song khi công việc cuốn đi, những lo lắng bị gạt sang một bên, chúng tôi thực hiện bộ phim với tất cả tinh thần và nỗ lực hết sức có thể. Kể cả sau này khi về Việt Nam, bộ phim làm khâu hậu kỳ, người làm đồ họa đêm chỉ ngủ 30 phút, mà là ngủ chập choàng, thiếp đi. Nhịn đói là thường xuyên... và choàng dậy lao vào việc, vắt kiệt sức để có thể hoàn thiện chương trình này. Tôi rất kính trọng ý thức làm việc, có thể chúng tôi còn non, chưa giỏi song tôi tin là các bạn ở VTV24 có ý thức nhất, nhiệt huyết nhất.

Tôi ám ảnh vì thấy mình bất lực

+ 12 ngày ở các trại tị nạn ở biên giới Syria – Liban, Hy Lạp – Maccedonia chị đã được làm nghề một cách thực sự nhiệt huyết và vắt kiệt bản thân. Có còn gì làm chị tiếc nuối không?

- Nó hoàn hảo hơn tôi mong đợi nên không cảm thấy tiếc về cách tác nghiệp. Có một điều vô cùng tiếc chính là sự ám ảnh – một sự bất lực khi mình không làm gì được. Tôi không muốn kể như khoe, song lúc đó có bao nhiêu tiền dốc sạch. Tôi có mang tiền cho đoàn và dự phòng mua đồ dự kiến: 7.000 USD. Mới mua đồ lặt vặt 500 USD, còn lại, lúc đó, nhìn cả đoàn người kéo dài lôi thôi lếch thếch trong tiết trời đói rét, đói, tôi lặng lẽ đưa 100 USD cho từng gia đình theo kiểu dúi vào tay họ. Cứ thế lần lượt nhiều người, vì sợ đưa công khai sẽ bị sâu xé và không được phép. Sau đó vào trại tị nạn, số tiền còn lại tôi đóng hết vào quỹ từ thiện.

Nhưng mọi thứ không thấm vào đâu. Những ngày vừa rồi cầm bát cơm ăn, nhìn và nghĩ đến đứa trẻ 7 ngày không một hạt cơm vào bụng, tôi lại trào nước mắt. Chúng tôi gặp gỡ ở Li Băng một đại sứ tuyệt vời, hết sức nhiệt tình để giúp đỡ những người tị nạn. Vì cảm giác bất lực đó, tôi chỉ mong xây dựng các quỹ từ thiện cho các trại tị nạn. Hiện họ đang xây dựng việc làm, đan len, dệt khăn... Chúng tôi dự định sẽ nhờ để đóng tiền vào quỹ UNDP ở Li Băng... Sau Tết Nguyên đán, chúng tôi sẽ thực hiện công việc quyên góp, hy vọng hỗ trợ 1 phần nào đó cho những người tị nạn, dù biết không thể bao bọc những đứa trẻ đó, con người ở đó.

+ Trò chuyện với họ- những người tị nạn cùng cực, chị có thấy họ ân hận vì đã ra đi khỏi quê hương và đã để cho gia đình mình lâm vào cảnh tồi tệ nhất này không?

- Ở những vùng chiến sự đầy khó khăn này đã ngăn trở tất cả sự tử tế để vào đây tiếp tế, cứu trợ... Nơi đây đã và đang trở thành thảm họa nhân đạo, hiện tại đang là thời điểm xót xa nhất. Song họ không hề ân hận vì ở quê hương họ sẽ chết. Ra đi, họ buộc phải ra đi, không còn lựa chọn nào khác, ở lại là súng đạn và chết đói...

thumb_IMG_2993_1024

VTV24 không cần phóng sự hay, mà cần những phóng sự có ích

+ Thêm một trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời và nghề nghiệp, chị có thay đổi cách làm phóng sự của phóng viên không?

- Tôi luôn nói với các bạn VTV24, chúng ta không cần phóng sự hay, mà cần những phóng sự có ích. Người xem được cái gì và mục tiêu muốn được sống tử tế hơn, biết căm giận với cái xấu, cái ác để rời ra và bỏ nó... Chúng tôi làm ra nhiều phóng sự tử tế, để bớt đi những con người khốn khổ... Chúng tôi đã thực hiện mục tiêu như vậy. Sau bộ phim này, chúng tôi tạo được một sự bình an trong tâm người trẻ, người xem: trân trọng và yêu quý hơn sự bình an mình đang có, hãy nhớ đến sự sống vô cùng quý giá. Phản hồi tích cực mà tôi nhận được rất nhiều. Họ đã nhận được thông điệp đó từ chúng tôi để yêu quý cuộc sống này hơn.

Hằng Nga

Tôi tin chúng tôi đã mang lại cho người Việt Nam nhiều thông điệp. Dấu ấn của cuộc di cư là nốt trầm nỗi đau, bài học quá sâu sắc của loài người... khi xem lại những thước phim, bản thân họ khi ấn nút cho cuộc chiến tranh và gây tổn hại đến đất nước, dân tộc khác họ hãy cân nhắc và suy nghĩ. Tôi tin nhân loại sẽ ghi lại, những nhà báo lớn đã ghi lại. Tôi tự hào sống trong dòng chảy đó, sự kiện này sẽ còn được nhắc đến nhiều năm nữa, không phải ở một bộ phim phản ánh, dù ghi lại một cách rất đau đớn và xót xa.

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo