Chương trình nghệ thuật chào mừng ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8 năm 2024

Thứ sáu, 22/03/2024 13:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 22/3, tại Hội trường A, Trường Đại học Công đoàn (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) đã diễn ra chương trình chào mừng Ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8 năm 2024 với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam: Tiên phong - Chuyên nghiệp - Kết nối”.

Chương trình được tổ chức nhằm chào mừng ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 8 với mong muốn tiếp tục khẳng định vai trò của công tác xã hội và ghi nhận những đóng góp tích cực của những người làm công tác xã hội, đồng thời tiếp tục thúc đẩy công tác xã hội ở Việt Nam phát triển, góp phần xây dựng xã hội ngày càng dân chủ, công bằng, văn minh, mang lại hạnh phúc cho nhân dân.

Đẩy mạnh phát triển công tác xã hội ở Việt Nam 

Tại chương trình, PGS. TS Lê Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường Đại học Công đoàn cho biết, với truyền thống của một dân tộc luôn đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành, đùm lá rách”, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn quan tâm, ban hành nhiều chính sách giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh ngay trong quá trình phát triển. Với quan điểm “vừa quan tâm phát triển kinh tế, vừa quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội”, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong những năm qua, các quy định của pháp luật và chính sách xã hội cũng được ban hành có bổ sung vai trò của Công tác xã hội như: Bộ luật Lao động; Luật Người cao tuổi; Luật Người khuyết tật; Luật Trẻ em; Luật Phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị định Số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Từ năm 2010, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BNV ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức công tác xã hội. Tiếp nối và thay thế Thông tư liên tịch số 30/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV của Bộ trưởng Bộ LĐTB &XH và Bộ trưởng BNV quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CTXH, năm 2022, Bộ LĐ-TB &XH ban hành TT số 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành CTXH.

Năm 2017, Thông tư số 01/2017/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm công tác xã hội ra đời tiếp tục khẳng định tính chuyên nghiệp của nghề CTXH.

Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế đã ban hành các Thông tư hướng dẫn CTXH trong các hoạt động chuyên ngành như trường học và bệnh viện. Có thể khẳng định hệ thống văn bản pháp luật đã từng bước được hoàn thiện, góp phần bảo đảm thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng chính sách và nhóm người yếu thế, giảm thiểu những rào cản, sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội.

chuong trinh nghe thuat chao mung ngay cong tac xa hoi viet nam lan thu 8 nam 2024 hinh 1

PGS. TS Lê Mạnh Hùng, Hiệu trưởng trường Đại học Công đoàn phát biểu khai mạc chương trình.

Ngày 25/03/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu điểm khởi đầu cho sự phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam. Tiếp nối Đề án 32, ngày 22/01/ 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký  Quyết định Số: 112/QĐ-TTg Ban hành chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các ngành, các cấp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn; đảm bảo nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.

"Đặc biệt, ngày 15/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1791/QĐ-TTg về việc lấy ngày 25 tháng 3 hàng năm là “Ngày Công tác xã hội Việt Nam”. Đây là dịp để tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội, ghi nhận vai trò và đóng góp của những người làm công tác xã hội trong việc tham gia giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân", Hiệu trưởng trường Đại học Công đoàn nhấn mạnh. 

Tại sự kiện, bà Anjanette Saguisag, Trưởng Chương trình Chính sách Xã hội và Quản trị, UNICEF Việt Nam cho hay, sự kiện hôm nay tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, là một phần của nỗ lực quốc gia nhằm cải thiện phúc lợi và công bằng xã hội cho tất cả người dân Việt Nam. "Công tác xã hội chính thức được coi là một nghề ở Việt Nam vào năm 2010 với Quyết định của Chính phủ ban hành một Kế hoạch Quốc gia làm cơ sở để hình thành công tác xã hội chuyên nghiệp trong hệ thống y tế, giáo dục và phúc lợi xã hội. Kể từ đó, đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển khung pháp lý và chính sách về công tác xã hội, giáo dục và đào tạo công tác xã hội và các dịch vụ tuyến đầu cho trẻ em và gia đình ở các môi trường khác nhau bao gồm cả bệnh viện và các cơ sở y tế", bà Anjanette Saguisag nói thêm. 

chuong trinh nghe thuat chao mung ngay cong tac xa hoi viet nam lan thu 8 nam 2024 hinh 2

Bà Anjanette Saguisag, Trưởng Chương trình Chính sách Xã hội và Quản trị, UNICEF Việt Nam chia sẻ tại chương trình.

Trên toàn cầu, nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất, thúc đẩy công bằng xã hội, giảm phân biệt đối xử và các nguyên nhân gây bất bình đẳng, giảm nghèo và thúc đẩy khả năng phục hồi trước những cú sốc. Nếu không có sự đóng góp của các nhân viên công tác xã hội, chúng ta không thể đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững và giảm thiểu một cách hiệu quả tác động kinh tế xã hội của COVID-19.

Đặc biệt, ở các quốc gia có nền công tác xã hội phát triển tốt, phạm vi, vai trò và trách nhiệm của nghề này được quy định trong khuôn khổ pháp lý và được công nhận chính thức bởi chính phủ. Có sự đầu tư đầy đủ vào việc phát triển chuyên môn của nhân viên công tác xã hội và tạo ra đủ vị trí việc làm dành cho nhân viên công tác xã hội trong hệ thống công lập. Tại Việt Nam, UNICEF đã và đang hỗ trợ phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp thông qua đào tạo, tăng cường khuôn khổ luật pháp và chính sách và thúc đẩy hệ thống dịch vụ, ghi nhận tầm quan trọng của công tác xã hội trong việc cải thiện chăm sóc, phúc lợi và bảo vệ trẻ em, bao gồm cả việc ứng phó với bạo lực và xâm hại trẻ em.

Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong những năm qua, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức trong việc phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp. Khi thiếu sự công nhận pháp lý của nghề Công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội không thể đảm nhiệm vai trò quan trọng mà họ đã được đào tạo. Khi công tác xã hội không được công nhận chính thức trong các ngành y tế, phúc lợi, giáo dục và tư pháp, Chính phủ sẽ tiếp tục gặp thách thức trong việc tiếp cận các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.

Cuối cùng, Trưởng Chương trình Chính sách Xã hội và Quản trị, UNICEF Việt Nam đưa ra ba khuyến nghị để thúc đẩy phát triển công tác xã hội tại Việt Nam: 

Thứ nhất, cần có khung pháp lý mạnh mẽ hơn để quy định vai trò, chức năng của nhân viên công tác xã hội, các nguyên tắc và giá trị nghề nghiệp, tiêu chuẩn và trình độ của nhân viên công tác xã hội. Cụ thể, UNICEF khuyến nghị Việt Nam xây dựng luật nghề công tác xã hội cũng như sửa đổi các luật và chính sách liên quan để công nhận vai trò và chức năng của nhân viên công tác xã hội làm việc trong các lĩnh vực khác nhau như y tế, phúc lợi, tư pháp và giáo dục.

chuong trinh nghe thuat chao mung ngay cong tac xa hoi viet nam lan thu 8 nam 2024 hinh 3

Ban tổ chức trao cờ luân lưu cho đơn vị đăng cai tổ chức chào mừng ngày Công tác xã hội Việt Nam.

Thứ hai, điều quan trọng là phải tạo đủ số lượng vị trí nhân viên công tác xã hội ở cấp tỉnh và cấp huyện, gắn với các cơ quan phúc lợi xã hội, bệnh viện, trường học, cơ quan tư pháp cũng như khu vực tư nhân. Xương sống của một hệ thống bảo vệ trẻ em hiệu quả chính là đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, có chuyên môn và năng lực để giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp. Các dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực nghề nghiệp cũng cần được phát triển hơn nữa gắn với các hoạt động của công đoàn nhằm thúc đẩy môi trường làm việc công bằng và nhân văn, đồng thời bảo vệ quyền và phúc lợi của người lao động và con em của họ.

Thứ ba, chương trình đào tạo công tác xã hội phải phù hợp với nhu cầu của xã hội và kế hoạch phát triển công tác xã hội trong các ngành trọng điểm. Cùng với việc nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo công tác xã hội chính quy, các chương trình đào tạo tại chức cũng cần được phát triển và công nhận. Điều này sẽ đảm bảo khả năng tiếp cận các chương trình đào tạo về công tác xã hội có cấp bằng cho người lao động tại chức.

Toàn xã hội chung tay cùng với tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phát biểu chỉ đạo sự kiện, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng cho biết: "Thời gian qua, với vai trò, chức năng của mình, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều mô hình chăm lo, hỗ trợ đoàn viên, người lao động. Giai đoạn 2018-2023, hơn 30 triệu lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được thăm hỏi, chúc Tết, động viên, tặng quà nhân dịp “Tết Sum vầy” với trên 28 nghìn tỷ đồng. Chương trình “Mái ấm Công đoàn” hỗ trợ hơn 14 nghìn người lao động xây dựng, sửa chữa nhà ở với tổng số tiền hơn 500 tỷ đồng. 2.840 thỏa thuận hợp tác thuộc chương trình phúc lợi đoàn viên đươc ký kết, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa với giá ưu đãi cho 6,5 triệu lợt đoàn viên, người lao động với tổng số tiền ưu đãi là hơn 1.400 tỷ đồng. Gần 3 triệu lượt đoàn viên, người lao động được vay vốn từ các quỹ trợ vốn của tổ chức Công đoàn với tổng số tiền hàng nghìn tỷ đồng...".

Những con số trên tuy có sự tăng trưởng qua hàng năm, đó là sự cố gắng và nỗ lực lớn của các cấp công đoàn, tuy nhiên vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu, mong muốn chính đáng của công nhân, lao động. Số người lao động gặp khó khăn cần sự hỗ trợ, trợ giúp, chăm lo ngày càng nhiều trong khi biên chế, số lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp còn hạn chế. Đây đều là đối tượng cần trợ giúp của công tác xã hội, nhất là là lao động di cư, lao động lớn tuổi, lao động nữ, trong đó lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ, lao động nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số là đối tượng cần nhận được sự hỗ trợ và quan tâm đặc biệt. 

chuong trinh nghe thuat chao mung ngay cong tac xa hoi viet nam lan thu 8 nam 2024 hinh 4

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng phát biểu chỉ đạo tại chương trình.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mong muốn toàn xã hội chung tay cùng với tổ chức Công đoàn, thực hiện tốt công tác xã hội cho người lao động, trọng tâm là một số nội dung:

Đẩy mạnh nhiệm vụ công tác xã hội trong hỗ trợ giải quyết những vấn đề người lao động gặp phải khi làm việc trong các doanh nghiệp như: An sinh xã hội; thiếu, giảm hoặc bị mất việc làm, mất nguồn thu nhập, khó khăn về nhà ở, xung đột trong các mối quan hệ với người sử dụng lao động, stress, tệ nạn xã hội...; những vấn đề về gia đình của người lao động như: tình yêu, hôn nhân, bạo lực gia đình, chăm sóc và giáo dục con cái, sức khoẻ sinh sản, quản lý tài chính, chăm sóc cha mẹ già.... Thực hiện cung cấp các dịch vụ trợ giúp; kết nối các nguồn lực hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham vấn, tư vấn tâm lý... khi người lao động có nhu cầu.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người lao động nhận biết và có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội khi cần sự hỗ trợ, giúp đỡ lúc khó khăn, khi hoạn nạn; để những người làm công tác xã hội động viên, thăm hỏi, chia sẻ, giúp đỡ, để các chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước được đến trực tiếp với từng người lao động và “không người lao động nào bị bỏ lại phía sau”.

Phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp các dịch vụ công tác xã hội; đưa đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội đến từng khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi có đông công nhân lao động. Tập trung phát triển các dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ người lao động, con của người lao động, để họ và gia đình được tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, các thiết chế văn hóa, thể thao và được trợ giúp pháp lý.

chuong trinh nghe thuat chao mung ngay cong tac xa hoi viet nam lan thu 8 nam 2024 hinh 5

Lãnh đạo, khách mời chụp ảnh lưu niệm sau chương trình.

Các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo ngành công tác xã hội, trong đó có Trường Đại học Công đoàn, trường Đại học Tôn Đức Thắng tiếp tục hoàn thiện chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo ngành công tác xã hội theo hướng hội nhập quốc tế, có nội dung chuyên sâu về công tác xã hội cho đối tượng là người lao động; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ làm công tác đào tạo nghề công tác xã hội. 

"Qua Chương trình hôm nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các ban, bộ, ngành liên quan để ngành công tác xã hội nói chung, ngành công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn nói riêng ngày càng phát triển, góp phần quan trọng vào kết quả công tác chăm lo, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động của tổ chức Công đoàn" - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh. 

Bài và ảnh: Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Yêu cầu thẩm định lại 'Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian' của Ocean Vuong

Yêu cầu thẩm định lại 'Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian' của Ocean Vuong

(CLO) Ngày 7/5, nguồn tin từ Cục Xuất bản, In và Phát hành cho biết đã xác nhận với báo chí về việc việc cơ quan này đã gửi văn bản đề nghị Nhà xuất bản (NXB) Hội nhà văn thẩm định lại nội dung cuốn sách "Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian" của Ocean Vuong. Trong khoảng 10 ngày, NXB sẽ gửi lại báo cáo về các vấn đề xoay quanh nội dung sách.

Đời sống văn hóa
Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”

Phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế”

(CLO) Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật 'Hà Nội niềm tin và hy vọng'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Hà Nội niềm tin và hy vọng"

(CLO) Ngày 7/5, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội niềm tin và hy vọng” chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Đời sống văn hóa
'Thi hứng 5': Lấp ló hình ảnh quê hương chân thực qua từng tác phẩm của Trần Nhương

'Thi hứng 5': Lấp ló hình ảnh quê hương chân thực qua từng tác phẩm của Trần Nhương

(CLO) 42 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm tranh "Thi hứng 5" là một phần khiêm tốn trong gia tài mà họa sĩ Trần Nhương đang sở hữu. Bởi người họa sĩ già năm nay 83 tuổi muốn mang đến người xem niềm vui khi thưởng lãm những đứa con tinh thần mà ông dành hết tâm huyết suốt mấy chục năm "cầm kỳ thi họa" của mình gửi gắm vào nó.

Đời sống văn hóa
Bắc Ninh: Phát động kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

Bắc Ninh: Phát động kích cầu du lịch nội địa “Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”

(CLO) Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành văn bản, thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024.

Đời sống văn hóa