Chuyển cơ quan điều tra các dự án xây dựng trên đất Quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia

Thứ tư, 10/01/2024 07:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thanh tra Chính phủ đã chuyển đến Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hồ sơ vụ việc vi phạm quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời, điện gió trên đất Quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia tại tỉnh Bình Thuận.

Như báo Nhà báo và Công luận đã thông tin, dù chưa được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến cho phép xây dựng trên đất quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia nhưng nhiều doanh nghiệp đã 'ồ ạt' khởi công xây dựng dự án tại Bình Thuận.

Cụ thể, Công ty cổ phần Năng lượng Thiên Niên Kỷ đã khởi công xây dựng dự án Nhà máy ĐMT Hồng Phong 5.2 ngày 16/6/2020, vận hành thương mại ngày 24/12/2020 là vi phạm quy định tại các quyết định cho thuê 55,47 ha đất của UBND tỉnh Bình Thuận (Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 20/8/2019; số 3289/QĐ-UBND ngày 20/12/2019), không thực hiện đúng cam kết tại các văn bản xin thuê đất (Văn bản số 30/2019/CV-MPC ngày 30/5/2019, Đơn xin thuê đất ngày 04/12/2019); đến thời điểm thanh tra vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến cho phép xây dựng trên đất quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia tại tỉnh Bình Thuận. 

Công ty cổ phần Đức Thành Mũi Né (chủ đầu tư Nhà máy ĐMT Mũi Né) và Công ty cổ phần Hà Đô Bình Thuận (chủ đầu tư Nhà máy ĐMT Hồng Phong 4) xây dựng nhà máy trên đất dự trữ khoáng sản quốc gia khi chưa có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai, vi phạm quy định tại các quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh Bình Thuận (việc cho thuê đất trong thời gian này để các công ty thực hiện các trình tự thủ tục ký hợp đồng mua bán điện, tập kết vật tư thiết bị thi công, xin phép xây dựng, triển khai các thủ tục hành chính cho công việc phụ trợ khác).

chuyen co quan dieu tra cac du an xay dung tren dat quy hoach du tru khoang san quoc gia hinh 1
Bài liên quan

Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận khởi công xây dựng Nhà máy điện Hàm Kiệm 1 ngày 01/6/2020, vận hành thương mại ngày 17/10/2020 trên diện tích 45,63 ha trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai dự án, thực hiện không đúng cam kết (Bản cam kết ngày 07/01/2019 và ngày 13/5/2019) và quy định tại 02 Quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh Bình Thuận (Quyết định số 173/QĐ-UBND ngày 17/01/2019; số 1415/QĐ-UBND ngày 05/6/2019)...

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, Công ty cổ phần điện Mặt Trời đã khởi công Nhà máy ĐMT Phong Phú, đường dây điện và ngăn lộ mở rộng trên diện tích 56,32 ha trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất, bàn giao đất trên thực địa (46,6 ha được cho thuê đất sau ngày khởi công và 9,73 ha đến thời điểm thanh tra chưa được cho thuê đất) là hành vi chiếm dụng đất, vi phạm hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013. Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phong được giao quản lý 55,2 ha đất nhưng đã để Công ty cổ phần điện Mặt Trời chiếm dụng để xây dựng Nhà máy điện mặt trời Phong Phú, vi phạm điểm d khoản 1 Điều 8 Luật Đất đai năm 2013. 

Mặc dù chưa được UBND tỉnh Bình Thuận cho thuê đất, nhưng Công ty TNHH Điện Mặt Trời Trường Lộc Bình Thuận (chiếm dụng 48,31 ha đất trong thời gian 01 năm 07 tháng), Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Đại Phong (chiếm dụng 15,49 ha trong thời gian 02 năm 02 tháng), Công ty cổ phần điện gió Hồng Phong 1 (chiếm dụng 14,75 ha đất trong thời gian 07 tháng), Công ty cổ phần Năng lượng Hồng Phong 1 (chiếm dụng 195,04 ha đất trong thời gian 01 năm 02 tháng), Công ty cổ phần Năng lượng Hồng Phong 2 (chiếm 119,72 ha đất trong thời gian 01 năm 04 tháng) để xây dựng các nhà máy điện là vi phạm hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013. 

Theo Thanh tra Chính phủ, việc để các doanh nghiệp (Công ty TNHH Điện Mặt Trời Trường Lộc Bình Thuận, Công ty CP Đầu tư Phát triển Đại Phong, Công ty CP Điện gió Hồng Phong 1, Công ty CP Năng lượng Hồng Phong 1; Công ty CP Năng lượng Hồng Phong 2, Công ty CP điện Mặt Trời, Công ty CP Năng lượng Thiên Niên Kỳ, Công ty CP Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận...) thực hiện đầu tư xây dựng các nhà máy ĐMT, điện gió trên đất quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia khi chưa có ý kiến cho phép của Thủ tướng Chính phủ, chưa được thuê đất. Ngoài trách nhiệm của các chủ đầu tư dự án, trách nhiệm quản lý đất đai thuộc về UBND tỉnh Bình Thuận; UBND huyện 4 Hàm Thuận Bắc, UBND xã Hồng Liêm, UBND xã Bình Tân; UBND huyện Bắc Bình, UBND xã Hồng Phong, UBND xã Hòa Thắng và thị trấn Chợ Lầu; UBND huyện Tuy Phong, UBND xã Phong Phú; UBND huyện Hàm Thuận Nam, UBND xã Hàm Kiệm; UBND thành phố Phan Thiết, UBND phường Mũi Né.

Qua đó, Thanh tra Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra; khắc phục những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm.

Chủ trì, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh xem xét, xử lý việc thu hồi diện tích đất cho thuê vượt định mức quy định, tăng sai 15,79 ha (Công ty cổ phần năng lượng Hồng Phong 1 tăng sai 15,04 ha; Công ty cổ phần điện gió Hồng Phong 1 tăng sai 0,75 ha).

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Công ty cổ phần điện Mặt trời hoàn thành việc thuê đất, xác định và truy thu tiền thuê đất đối với diện tích 9,73 ha theo quy định của pháp luật và thu nộp NSNN tiền thuê đất và tiền chậm nộp đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận với số tiền 866,1 triệu đồng.

Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ đã chuyển đến Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an hồ sơ vụ việc vi phạm quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện mặt trời, điện gió trên đất Quy hoạch dự trữ khoáng sản quốc gia/Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan tại tỉnh Bình Thuận.

Báo Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin./.

Thành Vinh

Bình Luận

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra