Chuyển đổi diện tích đất “bờ xôi ruộng mật”, đất hai vụ lúa phải kiểm soát rất nghiêm ngặt

Thứ bảy, 30/10/2021 17:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, việc chuyển đổi diện tích đất “bờ xôi ruộng mật”, đất hai vụ lúa phải hết sức hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng, phải kiểm soát rất nghiêm ngặt.

Chiều nay 30/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến về Dự kiến Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025).

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định và nhiều ý kiến đại biểu đánh giá cao kết quả thực hiện Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2011-2020, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015 và 2016-2020) quốc gia.

chuyen doi dien tich dat bo xoi ruong mat dat hai vu lua phai kiem soat rat nghiem ngat hinh 1

oàn cảnh Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025)

Các đại biểu nhận thấy, thời gian qua, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; nguồn thu từ đất đai đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước; phân bổ nguồn lực đất đai đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo việc làm mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Đáng chú ý, diện tích đất trồng lúa được bảo vệ, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, có dự trữ chiến lược và xuất khẩu; độ che phủ rừng được nâng từ 39,1% năm 2010 lên 42,01% năm 2020 góp phần bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh những kết quả đạt được, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình và nhiều đại biểu cũng chỉ rõ một số bất cập, hạn chế như việc đánh giá thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời gian qua, nhiều chỉ tiêu chỉ mới đề cập dưới dạng thống kê và phản ánh tình hình thực hiện, chưa đi sâu phân tích chất lượng của quy hoạch.

Nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém, bức xúc chưa được đề cập một cách đầy đủ, như vấn đề chất lượng quy hoạch, việc điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, có những trường hợp điều chỉnh còn tùy tiện, theo lợi ích của nhà đầu tư; một số tỉnh, thành phố chậm trễ trong việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020).

Chuyển đổi diện tích đất “bờ xôi ruộng mật”, đất hai vụ lúa phải hết sức hạn chế

Về đất trồng lúa, để có cơ sở xem xét đề xuất cho phép quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các đại biểu đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình chuyển đổi trở lại đất trồng lúa sau khi đã chuyển sang cây trồng khác giai đoạn 2011-2020, đồng thời cần xác định nguyên tắc, tiêu chí cho phép chuyển đổi, khu vực có thể chuyển đổi, khu vực không cho chuyển đổi.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng - Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ, đồng tình với việc giữ nguyên diện tích đất trồng lúa cho phù hợp, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước. Tuy nhiên để đạt các mục tiêu đến năm 2030, đại biểu nhận thấy, xu hướng công nghiệp hóa và phát triển đô thị để nâng cao hiệu quả sử dụng đất là tất yếu. Đồng thời, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật giúp nâng cao năng suất của các ngành, trong đó có nông nghiệp, sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu thì việc quy hoạch sử dụng đất đai cần được nghiên cứu, đánh giá cụ thể, chi tiết và toàn diện hơn, nhất là với việc chuyển đổi đất nông nghiệp, đất trồng trọt sang đất đô thị, đất công nghiệp. Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề nghị các vấn đề này cần được dự báo và điều chỉnh linh hoạt, phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

chuyen doi dien tich dat bo xoi ruong mat dat hai vu lua phai kiem soat rat nghiem ngat hinh 2

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Tại buổi thảo luận tổ vào hôm qua, đánh giá cao Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 – 2025, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, trong quá trình làm, cơ quan chủ trì soạn thảo, Chính phủ, cơ quan thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với rất nhiều các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực đất đai và được đánh giá đây là bản Quy hoạch đạt chất lượng khá tốt.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, quy hoạch sử dụng đất được xây dựng trên cơ sở các phương pháp mới, hiện đại như điều tra, định mức, tiếp cận hệ thống, dự báo... kết hợp với công nghệ hiện đại như viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, tính toán bằng các phương pháp của kinh tế lượng, định mức sử dụng đất, được đối soát, kiểm tra, phân tích các yếu tố không gian bằng công nghệ GIS…

Đồng thời, tiếp cận theo không gian, hệ sinh thái, cân bằng giữa quy hoạch “tĩnh” và quy hoạch “động”. Quy hoạch xác định rõ 3 ranh giới và 4 khu vực. Quy hoạch sử dụng đất được xem xét trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các xu thế, triển vọng trong thu hút đầu tư, phát triển, phục hồi sau đại dịch.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhất trí với đề xuất của nhiều đại biểu Quốc hội về việc Chính phủ cần báo cáo thêm, giải trình rõ hơn các nội dung đã được báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đặt ra. Như tình trạng quy hoạch giai đoạn vừa qua được xây dựng rất chậm. Đến năm 2019 vẫn có tới 5 tỉnh chưa phê duyệt được quy hoạch đất đai trong khi quy hoạch đất đai phải đi trước một bước, làm cơ sở cho các quy hoạch khác. Hay cơ sở dữ liệu về đất đai hiện nay còn nhiều vấn đề đặt ra, chưa hoàn thiện, chưa thực sự phục vụ hiệu quả cho việc quản lý, sử dụng đất đai. 

Liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây là vấn đề lớn, chủ trương của Nhà nước là giữ ổn định ở mức 3,5 triệu ha. Bản Quy hoạch đề ra chỉ tiêu 3,568 triệu ha, cao hơn 68 nghìn ha so với mục tiêu và nguyên tắc. Trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, vừa có nguyên tắc chuyển đổi trở lại diện tích đất trồng lúa nhưng đồng thời cũng vừa phải linh hoạt, dựa vào điều kiện, đặc điểm của từng vùng, địa chất từng khu vực.

Đặc biệt, việc chuyển đổi diện tích đất “bờ xôi ruộng mật”, đất hai vụ lúa phải hết sức hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng, phải kiểm soát rất nghiêm ngặt. Các nước phát triển cũng rất quan tâm đến việc giữ loại đất này.

Về đất khu công nghiệp, theo Chủ tịch Quốc hội cần thiết phải gia tăng để đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài vì đây là đất phục vụ hạ tầng cho sản xuất, góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm, tăng sản lượng công nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, ngân sách nhà nước, tăng trưởng GDP… Tuy nhiên, cũng phải rà soát rất kỹ lưỡng, tránh tình trạng hợp thức hóa việc điều chỉnh quy hoạch.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục rà soát số liệu trong Quy hoạch. Do tầm nhìn Quy hoạch rất dài nên Chính phủ cần định kỳ rà soát và nếu cần thiết có thể trình Quốc hội nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển mới, tư duy mới trong các giai đoạn phát triển tới đây. 

Về giải pháp thể chế, Chủ tịch Quốc hội cho rằng lần này phải nhấn mạnh yêu cầu nghiên cứu, tổng kết, sửa đổi toàn diện Luật Đất đai và tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai giống như cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hiện nay. Ngành tài nguyên phải số hóa mạnh mẽ hơn nữa. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, thể chế pháp luật về đất đai và cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai là hai vấn đề quan trọng nhất. Nghị quyết của Quốc hội cũng cần nêu các vấn đề này.

Trâm Anh

Bình Luận

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện để tiến hành Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Sẵn sàng các điều kiện để tiến hành Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(CLO) Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ trong việc chuẩn bị các nội dung trình Quốc hội, trong đó, việc gửi hồ sơ, tài liệu đến các đại biểu Quốc hội đã có tiến bộ so với các Kỳ họp trước.

Tin tức
Hà Nội: Doanh nghiệp tuyển dụng 2.100 chỉ tiêu việc làm với mức lương hấp dẫn

Hà Nội: Doanh nghiệp tuyển dụng 2.100 chỉ tiêu việc làm với mức lương hấp dẫn

(CLO) Ngày 18/5, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với UBND quận Ba Đình tổ chức Phiên Giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024.

Tin tức
Ninh Bình mong muốn được tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp của Pháp

Ninh Bình mong muốn được tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp của Pháp

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc tại Cộng hòa Pháp.

Tin tức
Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(CLO) Sau ba ngày (từ 16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Thông báo Hội nghị. Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu toàn văn Thông báo:

Tin tức
Chợ, trung tâm thương mại phải công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng

Chợ, trung tâm thương mại phải công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng

(CLO) Theo quy định của Chính phủ, tổ chức quản lý chợ, trung tâm thương mại phải thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của người tiêu dùng phù hợp với cấp độ chợ, trung tâm thương mại đã được phân loại theo quy định của pháp luật. 

Tin tức