Chuyển đổi số - nền tảng để y tế Việt Nam phát triển

Chủ nhật, 05/12/2021 15:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với nhiều nền tảng, ứng dụng được xây dựng trong thời gian qua, ngành y tế có thể coi như một trong những đơn vị đi đầu về chuyển đổi số trong cả nước, nhất là trong giai đoạn đại dịch COVID-19.

Trong 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số trong Chương trình chuyển đổi số Quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 6/2020 thì giáo dục và y tế được xếp ở vị trí đầu tiên. 

9 kết quả bước đầu từ chuyển đổi số y tế

Theo Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), thời gian qua, Ngành y tế đã đẩy mạnh và có bước phát triển đột phá trong ứng dụng CNTT, tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn... 

chuyen doi so  nen tang de y te viet nam phat trien hinh 1

Việc tư vấn khám, chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và 3 bệnh viện vệ tinh được thực hiện trực tuyến dưới sự hỗ trợ của nền tảng công nghệ. Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Thứ nhất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện: 100% các bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; có 10 bệnh viện và 01 phòng khám đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy; có 23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim. Một số bệnh viện đã sử dụng mạng xã hội trong tương tác bệnh nhân như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh; phát triển ứng dụng bệnh án điện tử cho bệnh nhân; ứng dụng điện toán đám mây ở Nghệ An, Tiền Giang, Kon Tum....

Thứ hai, Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai thành công kết nối liên thông giữa các cơ sở khám chữa bệnh cả nước với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cho tới nay đã có 99.5% các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thứ ba, xây dựng hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và kết nối vạn vật trong y tế. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 phê duyệt Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025. Ngày 25/9/2020, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ Khánh thành 1.000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa Telehealth. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã tham dự Lễ Khánh thành.

Thứ tư, triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo, ứng dụng rô-bốt trong y tế. Hiện nay đang có 4 hệ thống rô-bốt nổi bật được ứng dụng trong y học hiện đại. Rô-bốt phẫu thuật nội soi Da vinci, rô bốt phẫu thuật cột sống Renaissance, rô-bốt phẫu thuật khớp gối và khớp háng Makoplasty và rô bốt phẫu thuật thần kinh Rosa. Ngành y tế đã thí điểm đưa ứng dụng "điện toán biết nhận thức" hỗ trợ điều trị ung thư tại một số bệnh viện. Bệnh viện đa khoa Phú Thọ năm 2018, Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh năm 2018.

Thứ năm, xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử. Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch 5349/QĐ-BYT ngày 12/11/2019 của Bộ Y tế ban hành kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử. Theo kế hoạch này, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã bước đầu triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử quản lý sức khỏe người dân liên tục, suốt đời như tỉnh Phú Thọ, tỉnh Bình Dương...

Thứ sáu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại y tế cơ sở, xây dựng phần mềm quản lý trạm y tế xã thống nhất theo quyết định số 3532/QĐ-BYT ngày 12/08/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hình thành nền tảng quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu y tế V20.

Thứ bảy, tổ chức triển khai hệ thống thống kê y tế điện tử trên toàn quốc.

Thứ tám, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như đã triển khai các phần mềm khai báo y tế tự nguyện (NCOVI), khai báo y tế bắt buộc cho người nhập cảnh (Vietnam Health Declaration), Bluezone, An toàn COVID ….

Thứ chín, ngành y tế đang triển khai nhiều hệ thống thông tin lớn như mạng kết nối y tế Việt Nam (yte.gov.vn), hệ thống PACS cloud, ứng dụng đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến và nhiều ứng dụng thiết thực khác, triển khai Hệ thống Cơ sở dữ liệu Dược Quốc gia, kết nối liên thông cơ sở dữ liệu cung ứng thuốc trên toàn quốc; triển khai hệ thống tiêm chủng quốc gia,… hướng tới chuyển đổi số toàn diện ngành y tế.

Tăng tốc hơn nữa

Ghi nhận những kết quả ngành y tế làm được trong suốt thời gian qua, song nhiều chuyên gia vẫn kỳ vọng việc chuyển đổi số y tế cần phải tăng tốc hơn nữa, nhất là về cơ sở dữ liệu y tế tập trung quốc gia.

Theo PGS.TS. Thầy thuốc Nhân dân Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục CNTT, mục tiêu đến năm 2025 là 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tích hợp lên cổng quốc gia, triển khai trên thiết bị di động; 80% hệ thống thông tin y tế được kết nối, chia sẻ qua nền tảng tích hợp dữ liệu y tế; 90% hồ sơ, công việc trong cơ quan, đơn vị y tế được xử lý trên môi trường mạng; 60% dịch vụ y tế được thanh toán điện tử; 210 bệnh viện chuyển đổi số thành công, triển khai bệnh án điện tử, thanh toán không tiền mặt; 70% bệnh viện có hệ thống khám chữa bệnh từ xa, đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến; 100% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử, kết nối với tất cả cơ sở khám chữa bệnh…

Đến năm 2030, toàn ngành phấn đấu đưa ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các hoạt động, dịch vụ, hình thành nền y tế thông minh với ba nội dung chính là phòng bệnh thông minh, 50% (khoảng 700) số bệnh viện trên toàn quốc chuyển đổi số thành công, triển khai hồ sơ bệnh án điện tử không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử không dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 46/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018 của Bộ Y tế quy định về hồ sơ bệnh án điện tử...

Để thực hiện mục tiêu này, ngành Y tế đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức về hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, tư vấn khám chữa bệnh từ xa; hình thành mạng lưới nghiên cứu y tế số; thúc đẩy sản phẩm y tế số "make in Việt Nam"; tổ chức các sự kiện thường niên về chuyển đổi số y tế; biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích về chuyển đổi số y tế…

Song song đó là phát triển hạ tầng số, phát triển dữ liệu số, dịch vụ và nền tảng số; đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; thúc đẩy hợp tác quốc tế… Trong phát triển nguồn nhân lực, ngành Y tế đào tạo 50 chuyên gia y tế số toàn quốc; tập huấn tối thiểu 5 cán bộ triển khai y tế số cho từng tỉnh, đồng thời đào tạo, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số y tế cho những người làm công tác quản lý.

Thư Anh

Bình Luận

Tin khác

Bài 1: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ thói quen ăn uống tùy tiện

Bài 1: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ thói quen ăn uống tùy tiện

(CLO) Thói quen buôn bán, sử dụng thực phẩm tùy tiện, ăn uống mất vệ sinh đang là mặt trái của đời sống tại nhiều đô thị tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe người dân.

Sức khỏe
Bắc Ninh: Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong điều kiện thời tiết nắng, nóng

Bắc Ninh: Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong điều kiện thời tiết nắng, nóng

(CLO) Sở Y tế Bắc Ninh vừa ban hành văn bản về việc tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong điều kiện thời tiết nắng, nóng.

Sức khỏe
Vụ chồng đâm vợ con rồi tự tử ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật cứu bé trai 7 tuổi

Vụ chồng đâm vợ con rồi tự tử ở Thủ Đức: 3 giờ phẫu thuật cứu bé trai 7 tuổi

(CLO) Bé H. được đưa đến bệnh viện trong tình trạng có nhiều vết thương ở vùng mặt, cổ và hai bàn tay. Sau ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, bệnh nhi đã qua cơn nguy kịch, đang được tiếp tục điều trị.

Sức khỏe
18 doanh nghiệp và 68 sản phẩm thuốc được trao giải “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ hai

18 doanh nghiệp và 68 sản phẩm thuốc được trao giải “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ hai

(CLO) Thuốc được giải "Ngôi sao thuốc Việt" phải có thời gian lưu hành và phát triển lâu dài, có chứng minh an toàn, hiệu quả khi sử dụng và góp phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Sức khỏe
Vụ ngộ độc khiến 300 công nhân nhập viện, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Vụ ngộ độc khiến 300 công nhân nhập viện, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành điều tra xử lý liên quan đến vụ việc 300 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm, nhập viện điều trị.

Sức khỏe