Chuyển đổi số là điều bắt buộc nếu muốn đi trên con đường bền vững

Chủ nhật, 19/12/2021 15:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, kịch bản lạc quan tăng trưởng năm 2021 vào khoảng 2-2,5%. Nếu rơi vào kịch bản bi quan, tăng trưởng năm 2021 chỉ ở mức 1.0-1,5%. Chuyển đổi số là điều bắt buộc phải làm nếu muốn tồn tại, phát triển, nếu muốn "đi trên con đường bền vững".

TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cho rằng dù các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam nhưng những dự báo này vẫn quá lạc quan.

chuyen doi so la dieu bat buoc neu muon di tren con duong ben vung hinh 1

TS Vũ Thành Tự Anh cho rằng, chuyển đổi số là điều bắt buộc nếu muốn đi trên con đường bền vững.

Chia sẻ trong phiên thảo luận mới tại Hội nghị Tổng kết Hội nghị Tổng kết 2021 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cuối tuần qua, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong điều kiện bình thường mới, TS.Vũ Thành Tự Anh đã đưa ra 2 kịch bản dự báo cho tăng trưởng kinh tế.

Theo kịch bản lạc quan mà TS.Vũ Thành Tự Anh dự báo, tăng trưởng năm 2021 vào khoảng 2-2,5%. Mức tăng trưởng này đặt trong giả định: kiểm soát dịch và quản lý rủi ro tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động liên tục.

"Hoạt động vận tải và logicstics thông suốt. Khởi động lại các dự án đầu tư công theo tiến độ. Sản xuất công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ phục hồi đáng kể. Và các trung tâm công nghiệp miền Bắc tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt", chuyên gia kinh tế này nhận xét.

Cũng theo TS Vũ Thành Tự Anh, theo kịch bản bi quan, vì tác động của dịch bệnh và biến chủng virus, tăng trưởng quý 4/2021 dù khôi phục nhưng chỉ ở mức trung bình. Các gói hỗ trợ có triển khai nhưng chậm nên chưa có tác dụng trong 2 tháng cuối năm 2021. Sản xuất ở Đông Nam Bộ phục hồi nhưng chỉ ở mức trung bình và vẫn thua xa so với cùng kỳ năm 2020. Còn các trung tâm công nghiệp miền Bắc tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt. Với những giả định đó, tăng trưởng năm 2021 chỉ ở mức 1.0-1,5%.

Những kịch bản dự báo cũng là một cơ sở để các doanh nghiệp hoạch định kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp cần có tầm nhìn dài hạn hơn, trong đó cần để ý đến những dịch chuyển quan trọng trong xu thế toàn cầu hậu Covid-19.

Trong đó có 6 dịch chuyển quan trọng cần chú ý, đó là: cạnh tranh địa chiến lược và “sự phân mảnh” quyền lực toàn cầu; Thay đổi trong cấu trúc chuỗi cung ứng và hệ thống phân phối; Tăng tốc chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và vai trò của dữ liệu (IR4.0); Thương mại điện từ và dịch vụ điện tử tăng tốc; Thay đổi trong giá trị sống và tiêu dùng. Một dịch chuyển nữa là chú trọng tới tính bền vững và dẻo dai.

Lưu ý đến sự thay đổi cấu trúc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, TS.Vũ Thành Tự Anh cho hay: “Trong đại dịch Covid-19, thương mại nội vùng chịu ít tác động hơn thương mại đa vùng, nên nhiều tập đoàn toàn cầu đang tập trung vào số hoá và tính dẻo dai, bền vững của chuỗi cung ứng”.

Theo khảo sát của UNCTAD và McKinsey, trong số đối tượng được hỏi 93% có kế hoạch tăng tính dẻo dai trong suốt chuỗi cung ứng. 90% có kế hoạch tăng chuyên gia số nội bộ để quản lý chuỗi cung ứng và 54% kỳ vọng thay đổi hoạt động quản lý chuỗi cung ứng sau dịch.

Xu thế chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và dữ liệu tới đây sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn. Covid-19 làm cho những lực cản chuyển đổi số được vượt qua. Chuyển đổi số là điều bắt buộc phải làm nếu muốn tồn tại, phát triển chứ không còn là xu hướng như trước, nếu muốn "đi trên con đường bền vững", ông Vũ Thành Tự Anh nói.

Đi cùng đó là tăng tốc thương mại, dịch vụ điện tử. Nếu doanh nghiệp tận dụng được điều này thì sẽ tăng trưởng, ngược lại sẽ tụt lại phía sau.

Ngày nay, giá trị sống và thị hiếu người tiêu dùng đã thay đổi mạnh mẽ theo hướng coi trọng tính bền vững và bảo vệ môi trường. Nguyên tắc này sẽ trở thành nền tảng cơ bản giống trách nhiệm xã hội trước đây. Tính bền vững và bảo vệ môi trường sẽ trở thành một nguồn quan trọng của lợi thế cạnh tranh lâu dài.

Thị hiếu tiêu dùng cũng thay đổi, chú trọng tới môi trường hơn và giao dịch an toàn hơn, giảm tiếp xúc.

Theo nhận định của TS.Vũ Thành Tư Anh, lĩnh vực công nghiệp đang phục hồi nhanh chóng và xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng chính. Trong quý 4/2021, các hoạt động kinh tế phục hồi nhẹ và sẽ phục hồi mạnh trong năm 2022.

Nhưng rủi ro tiềm tàng vẫn rất lớn, dịch bệnh vẫn lan rộng trên 63 tỉnh thành, số ca nhiễm đã gần ngang đỉnh hồi tháng 8/2021. Dịch bệnh còn, sản xuất, kinh doanh và đời sống cũng vẫn bị những ảnh hưởng nhất định.

Để khôi phục kinh tế, theo TS.Vũ Thành Tự Anh khuyến nghị, các chính sách đưa ra phải hưởng tới khôi phục tiêu dùng, đầu tư công, sản xuất công nghiệp, chuỗi cung ứng, dịch vụ.

Trong đó, về chính sách tài khóa, cần giải ngân hiệu quả các gói hỗ trợ doanh nghiệp và an sinh xã hội hiện có, và cần ban hành ngay gói kích thích kinh tế mới với quy mô lớn hơn. Đồng thời là thúc đẩy đầu tư công để bù đắp cho sự suy giảm của đầu tư tư nhân. Đẩy mạnh đầu tư công trung hạn, đặc biệt là các dự án trọng điểm.

Về chính sách tiền tệ, TS.Vũ Thành Tự Anh nhắc đến việc đảm bảo thanh khoản, hỗ trợ DN tiếp cận tín dụng và tái cơ cấu khoản vay. Giảm sát chặt chẽ tình hình phát sinh nợ xấu ở các ngân hàng. Ông cũng lưu ý đến quản lý lãi suất và lạm phát.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô