Chuyên gia khuyến nghị bổ sung chế tài xử lý với các đơn vị sử dụng ngân sách không thực hiện công khai ngân sách

Thứ ba, 18/10/2022 16:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quốc hội cần xem xét hoạt động công khai NSNN của các Bộ, cơ quan Trung ương như một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động của Bộ, cơ quan Trung ương và là một trong những tiêu chí để phân bổ ngân sách.

Kết quả khảo sát mức độ công khai ngân sách năm 2021của các Bộ, cơ quan Trung ương (MOBI 2021) vừa công bố hôm nay (18/10/) cho thấy mức độ công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương dù có sự cải thiện so với những năm trước đó, nhưng vẫn ở mức thấp đáng quan ngại.

Quan ngại nhất là có 9 Bộ, cơ quan Trung ương không có tên trong bảng xếp hạng MOBI 2021, đồng nghĩa với việc các cơ quan này không có thư mục công khai ngân sách và không công khai các tài liệu ngân sách trên cổng thông tin điện tử của đơn vị tại thời điểm khảo sát.

chuyen gia khuyen nghi bo sung che tai xu ly voi cac don vi su dung ngan sach khong thuc hien cong khai ngan sach hinh 1

Và có tới 14/44 cơ quan trung ương không công khai bất cứ một tài liệu nào theo quy định của pháp luật. Các đơn vị có công khai thì đại đa số mức độ còn sơ sài, không đầy đủ.

MOBI 2021 là năm thứ 4 hai tổ chức thành viên của Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP) là Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) thực hiện khảo sát độc lập dựa trên quy định của Luật NSNN năm 2015, Thông tư 61/2017/TT-BTC, Thông tư 90/2018/TT-BTC, Luật Tiếp cận thông tin.

MOBI khảo sát mức độ công khai ngân sách dựa trên các chỉ số về tính sẵn có, tính kịp thời, tính đầy đủ, tính thuận tiện và tính liên tục của 6 loại tài liệu ngân sách bắt buộc phải công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của các đơn vị.

MOBI 2021 cho thấy, mức độ công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương đã có sự cải thiện so với MOBI 2020. Một số bộ và cơ quan đứng ở top đầu các năm trước, đến nay vẫn là những đơn vị có mức độ công khai cao, kịp thời và đầy đủ.

Bộ Tài chính vẫn là đơn vị có thứ hạng cao nhất với 76,16 điểm quy đổi, và là đơn vị duy nhất xếp hạng công khai ở mức ĐẦY ĐỦ. Xếp thứ hai là Đài Truyền hình Việt Nam với 72,09 điểm, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở vị trí thứ ba với 59,09 điểm.

Tính kịp thời trong việc công khai các tài liệu ngân sách có sự cải thiện nhẹ nhưng không đáng kể. Trong số 23 đơn vị có công bố tài liệu về Dự toán ngân sách năm 2022, chỉ có 7 đơn vị công bố đúng thời hạn. Không có đơn vị nào công khai đúng hạn báo cáo tình hình thực hiện ngân sách cả năm 2021.

chuyen gia khuyen nghi bo sung che tai xu ly voi cac don vi su dung ngan sach khong thuc hien cong khai ngan sach hinh 2

Theo MOBI 2021, các Bộ, cơ quan Trung ương công khai chưa đầy đủ các tài liệu ngân sách theo quy định. Vẫn còn 14 Bộ, cơ quan Trung ương không công khai bất kỳ một tài liệu nào tại thời điểm khảo sát (tương đương với 31,8%).

Hầu hết tài liệu ngân sách mà các đơn vị công khai chủ yếu dưới dạng pdf hoặc scan ảnh nên hạn chế cho người dân đọc và sử dụng thông tin.

Các tài liệu ngân sách được công khai chưa đầy đủ nội dung theo quy định, thiếu báo cáo thuyết minh hoặc không đầy đủ nội dung của các bảng biểu.

Tuy khảo sát MOBI 2021 so với 2020 có thấy sự thay đổi thể hiện có sự cải thiện nhưng mức độ cải thiện, không đáng kể và cũng cho thấy nhiều quan ngại. Điểm số trung bình MOBI 2021 chỉ đạt 30,9/100 điểm, tăng 9,26 điểm so với MOBI 2020.

“Đây là một thực tế đáng lo ngại trong quản trị nhà nước. Có tới 14 cơ quan trung ương không công khai bất cứ một tài liệu nào. Các đơn vị có công khai thì đại đa số mức độ còn sơ sài, không đầy đủ. Mức điểm trung bình của MOBI 2021 chỉ đạt 30,9 tiếp tục gây thất vọng”, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, đại diện nhóm Nghiên cứu MOBI phát biểu.

So sánh với việc công khai ngân sách của địa phương, thì các cơ quan trung ương đã đi sau rất nhiều…

Là chuyên gia chính của Nhóm Nghiên cứu, PGS, TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính cho biết trong các báo cáo xếp hạng MOBI trong các năm trước, nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhiều khuyến nghị nhằm cải thiện mức độ công khai ngân sách của các bộ, các cơ quan. Nhưng chưa thấy sự thay đổi từ phía các cơ quan chức năng.

“Việc công khai ngân sách nhà nước của các bộ ngành vài năm qua chưa thực sự được cải thiện, chưa thể hiện vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương dưới góc độ về minh bạch ngân sách”, PGS, TS. Vũ Sỹ Cường nói.

Vì thế báo cáo MOBI 2021 này tiếp tục đưa ra nhiều khuyến nghị thẳng thắn và mạnh mẽ hơn.

Trong đó, cơ quan lập báo cáo khuyến nghị đưa giám sát tình hình thực hiện công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương vào chương trình hoạt động giám sát hàng năm của Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, bao gồm cả giám sát thường xuyên và giám sát chuyên đề.

Quốc hội cần xem xét hoạt động công khai NSNN của các Bộ, cơ quan Trung ương như một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động và của Bộ, cơ quan Trung ương. Đồng thời lấy mức độ công khai ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương là một trong những tiêu chí để phân bổ ngân sách. Và bổ sung chế tài xử lý với các đơn vị sử dụng ngân sách không thực hiện công khai ngân sách.

Kiểm toán Nhà nước nên đưa nội dung công khai minh bạch về tài liệu ngân sách của các Bộ, cơ quan Trung ương vào nội dung kiểm toán tuân thủ.

"Chính phủ cần thúc đẩy các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện công khai ngân sách theo quy định của pháp luật và ban hành chế tài xử lý các đơn vị không thực hiện công khai NSNN. Chính phủ cần áp dụng biện pháp đánh giá tình hình thi hành pháp luật về công khai ngân sách và báo cáo với Quốc hội, Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước theo quy định pháp luật", nhóm chuyên gia khuyến nghị.

Hà Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô
Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

Hà Nam: Tập trung xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu

(CLO) Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh đề nghị Hội Doanh nhân trẻ Hà Nam không ngừng xây dựng tổ chức Hội mạnh về chất lượng, đông về số lượng, tập trung các điều kiện hướng tới hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, kết nối chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu, hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

Đặt mục tiêu có ít nhất 10 tỷ phú USD vào năm 2030, Việt Nam đang chuẩn bị những gì?

(CLO) Đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Kinh tế vĩ mô
Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

Xuất, nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại, báo hiệu nhu cầu phục hồi

(CLO) Xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong tháng 4 sau khi giảm tháng trước đó, báo hiệu sự cải thiện đáng khích lệ về nhu cầu trong và ngoài nước khi Bắc Kinh vượt qua nhiều thách thức trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế đang lung lay.

Kinh tế vĩ mô