Chuyên gia kinh tế: DN có nợ xấu không được hỗ trợ theo gói 26.000 tỷ là chưa hợp lý!

Thứ năm, 08/07/2021 09:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ vừa thông qua gói hỗ trợ cho người lao động, doanh nghiệp 26.000 tỷ đồng. Đây là chính sách rất cấp thiết, tuy nhiên, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, quy định doanh nghiệp có nợ xấu không được tiếp cận gói này cũng nên cân nhắc lại.

Nhiều doanh nghiệp “hấp hối” 

Theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), dịch Covid-19 tái bùng phát lần 4 đã tác động mạnh đến nhiều ngành, nghề, khu vực, nhóm lao động chủ yếu, số lượng người có việc làm phi chính thức gia tăng do nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã buộc phải ngừng hoạt động thời gian dài.

1

Cụ thể, gần 70.000 doanh nghiệp trên cả nước đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động hoặc giải thể chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng ngưng hoạt động nhiều nhất với 90,9%, quy mô 10-20 tỷ là 5%, và doanh nghiệp quy mô 50-100 tỷ đồng gần 1%. Ngoài ra, gần 200 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng cũng tạm ngừng kinh doanh, tăng 44,3% so với năm 2020.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2021 gần 1,2 triệu người, mặc dù giảm 60.100 người so với quý trước nhưng tăng 136.800 người so với cùng kỳ năm trước. Đại dịch đã làm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị tăng cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua.

Đứng trước tình hình khó khăn này, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 68 đưa ra 12 chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do đại dịch. Gói hỗ trợ lần này có giá trị khoảng 26.000 tỷ đồng với lãi suất 0%. Đây là gói hỗ trợ thứ hai được tung ra sau một năm Việt Nam đối mặt với bốn làn sóng Covid-19 khiến hàng triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực về việc làm.

Những điểm mới của gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng

Khác với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng dành cho rất nhiều nhóm đối tượng, gói hỗ trợ lần này tập trung chủ yếu cho người lao động trực tiếp và ngưởi sử dụng lao động.

Để đảm bảo tính khả thi, hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, thay vì hỗ trợ theo tháng, với gói hỗ trợ lần này, người lao động chỉ được hỗ trợ 1 lần bằng tiền mặt, chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.

Cụ thể, F0, F1 và trẻ em gặp khó khăn do dịch; giáo viên mầm non, tư thục; nghệ sĩ trong đơn vị nhà nước và hướng dẫn viên du lịch đều được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt.

Các F0 được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng một ngày, tính từ thời điểm bùng phát dịch lần thứ tư (27/4) đến cuối năm 2021; song không quá 3,6 triệu đồng. Các F1 nhận hỗ trợ như F0 song không quá 1,68 triệu đồng.

Trẻ em nhiễm nCoV hoặc cách ly y tế được ngân sách Nhà nước chi trả phí điều trị và tiền ăn. Ngân sách đồng thời hỗ trợ thêm một triệu đồng cho mỗi em trong thời gian điều trị, cách ly. Chính sách đặc biệt quan tâm lao động nữ phải hoãn, ngừng, nghỉ việc không lương hoặc mất việc đang nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi hoặc mang thai, nhận thêm một triệu đồng ngoài các chính sách khác với lao động khó khăn.

Lao động trong doanh nghiệp phải ngừng việc vẫn được hỗ trợ song mức thấp hơn, nhận một lần một triệu đồng thay vì 1,8 triệu, tối đa trong ba tháng như gói trước.

Ngoài ra, đề xuất hỗ trợ nghệ sĩ trong dịch Covid-19 của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, song đối tượng này vẫn được đưa vào danh sách hỗ trợ.

Theo đó, hỗ trợ 1 lần 3,71 triệu đồng/người đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng 4 trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) phải dừng hoạt động từ 15 ngày trở lên để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5 - 31/12/2021.

Hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian trên cũng được trợ 1 lần là 3,71 triệu đồng/người.

Đáng chú ý, điều kiện cho doanh nghiệp vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đã được nới lỏng hơn. Nguồn vốn vay vẫn từ ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0%. Điểm mới là doanh nghiệp không phải bảo đảm tiền vay song giữ nguyên điều kiện không có nợ xấu.

Lần đầu tiên, gói mới áp dụng chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề để duy trì việc làm cho người lao động. Kinh phí trích từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Quỹ này hiện kết dư khoảng 84.000 tỷ đồng.

Có thể thấy, kinh phí thấp hơn so với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng năm 2020, song Nghị quyết 68 bổ sung nhiều nhóm thụ hưởng mới, chuyển hỗ trợ lao động tự do cho địa phương tự bố trí.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung, gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng lần này có nhiều điểm mới so với gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng năm trước. Đó là giản lược đến 2/3 thủ tục, điều kiện, đơn giản, thông thoáng nhất.

Doanh nghiệp có nợ xấu ngân hàng không được tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng

Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu: DN có nợ xấu không được hỗ trợ theo gói 26.000 tỷ là chưa hợp lý!

Chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu: DN có nợ xấu không được hỗ trợ theo gói 26.000 tỷ là chưa hợp lý!

Đề cập tới thủ tục hành chính về gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, trao đổi với phóng viên Nhà báo và Công Luận, chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định: "Một trong những điều khoản bất hợp lý là doanh nghiệp đang nợ xấu ngân hàng không được tiếp cận gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng".

Theo vị chuyên gia này, người lao động không có trách nhiệm với việc doanh nghiệp của họ có nợ xấu. Tuy nhiên, do điều khoản những doanh nghiệp đang có nợ xấu ngân hàng thì không được tiếp cận gói hỗ trợ nên người lao động sẽ không được hưởng. Đây thực sự là một bất công đối với những lao động làm việc tại các doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng đề ra hướng giải quyết liên quan đến điều khoản doanh nghiệp có nợ xấu ngân hàng không được hỗ trợ gói 26.000 tỷ đồng.

Cụ thể, trường hợp doanh nghiệp đã có nợ xấu ngân hàng nếu cho vay thêm nhưng lo ngại họ không có khả năng trả, thì ít nhất nên tạo điều kiện đối với các doanh nghiệp đang có nợ xấu nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn - quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày) được phép cho vay. Còn nợ xấu nhóm 4 (nợ nghi ngờ - 180 ngày đến 360 ngày) và nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn - từ 360 ngày trở lên) có thể loại khỏi gói hỗ trợ.

Với điều khoản này, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng tốt nhất nên loại bỏ, nhằm hỗ trợ cho người lao động.

Nhắc lại gói cho vay 16.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động vào năm 2020, vị chuyên gia này đánh giá gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng rất yếu kém, chỉ giải ngân được 0,26% với con số khiêm tốn 245 đơn vị vay vốn gần 42 tỷ đồng. Vì vậy, gói hỗ trợ xem như thất bại.

“Năm nay Chính phủ tiếp tục đưa ra gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng với mục đích tương tự như gói cũ. Vấn đề cốt lõi là làm sao năm nay những thủ tục hành chính đỡ rườm rà hơn, và phải thay đổi rất nhiều để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận", TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ thêm.

Thanh Thư

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp