Chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế quý 4 có thể đạt 9,3-10,6%

Thứ hai, 09/10/2023 11:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia kinh tế, với kịch bản tiêu cực, nếu tăng trưởng GDP quý 4 chỉ đạt 5,2-6,3% thì GDP cả năm chỉ tăng 4,5-4,8%. Cho nên việc phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới hết sức quan trọng, đặc biệt là kinh tế số, phát triển mạnh hơn khu vực kinh tế tư nhân...

Năm 2024 GDP có thể tăng 6-6,5%

TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố báo cáo nghiên cứu, đánh giá về kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2023 và năm 2024.

Báo cáo này đã đưa ra 3 kịch bản dự báo tăng trưởng và lạm phát cả năm 2023 và 2024. Các kịch bản xây dựng với dự báo trong bối cảnh quốc tế kém thuận lợi và nội tại còn nhiều khó khăn.

chuyen gia kinh te du bao tang truong kinh te quy 4 co the dat 93 106 hinh 1

Tăng trưởng kinh tế quý 4 được dự báo sẽ cao nhất so với các quý khác trong năm. Ảnh minh họa.

Về tăng trưởng, theo kịch bản cơ sở, với kết quả tăng trưởng còn thấp của 9 tháng là 4,24% và mức nền cao của năm 2022, dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 có thể đạt 5-5,2%.

Theo kịch bản tích cực, tiêu dùng tăng trưởng vững chắc, đầu tư công tiếp tục được mở rộng, đầu tư tư nhân, các lĩnh vực gặp khó khăn như xuất khẩu, sản xuất công nghiệp, thị trường BĐS... tiếp tục cải thiện, GDP cả năm tăng 5,3-5,5%.

Ở kịch bản tiêu cực, nếu tăng trưởng GDP quý 4 chỉ đạt 5,2-6,3% thì GDP cả năm chỉ tăng 4,5-4,8%.

Theo TS. Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu, để đạt được mức tăng trưởng 5-5,2% theo kịch bản cơ sở, GDP quý 4/2023 cần tăng trưởng 6,9-7,7% hoặc cao hơn, đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực hơn nữa của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương cùng sự đồng lòng của doanh nghiệp và người dân.

"Nhưng nếu bối cảnh quốc tế thuận lợi và trong nước phát huy tốt cả các động lực tăng trưởng truyền thống và mới, tăng trưởng GDP quý 4 có thể đạt 9,3-10,6%, giúp GDP cả năm 2023 tăng trưởng 5,8-6%, như Thủ tướng Chính phủ đã định hướng phấn đấu", nhóm chuyên gia này đánh giá.

Nhóm nghiên cứu cũng dự báo, với đà phục hồi hiện tại cùng với sự quyết liệt của lãnh đạo các cấp, của doanh nghiệp và người dân, và đà tốt lên của kinh tế thế giới, thì triển vọng năm 2024, dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi tốt hơn, có thể tăng trưởng 6-6,5%.

Lạm phát cũng được dự báo vẫn trong tầm kiểm soát với điều kiện quốc tế và trong nước cải thiện: xu hướng hạ nhiệt của giá cả hàng hóa và lạm phát toàn cầu tỷ giá tăng nhưng trong tiên lượng và tầm kiểm soát, lãi suất giảm dần, phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ ngày càng được quan tâm cải thiện…v.v.. CPI bình quân 2023, tăng khoảng 3-3,5%.

Trong năm 2024, với đà phục hồi kinh tế dự báo tốt hơn, cung tiền và vòng quay tiền cải thiện, trong khi lạm phát và giá cả thế giới (nhất là giá năng lượng) giảm nhưng còn ở mức cao, dự báo CPI bình quân của Việt Nam năm 2024 sẽ tăng khoảng 3,5-4%.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô năm 2023 như nêu trên, nhóm tác giả đưa ra 7 kiến nghị. Trong đó kiến nghị nghiêm túc thực hiện tốt Nghị quyết 01/NQ-CP/2023 và các chỉ thị, nghị định, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Quyết liệt triển khai Chương trình phục hồi 2022-2023, các chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân đầu tư công.

Đồng thời chú trọng các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới. Tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách và quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ suy giảm xuất khẩu, đầu tư và suy giảm tiêu dùng.

Xây dựng chiến lược tăng tính độc lập, tự chủ, tự cường

Với các động lực truyền thống, trước hết đẩy mạnh giải ngân đầu tư công. Nếu giải ngân được 95% tổng vốn đầu tư, đầu tư Nhà nước tăng 30%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,2% và đóng góp 2 điểm % vào tăng trưởng GDP năm 2023.

Tiếp đó là kích cầu tiêu dùng nội địa. Tiêu dùng tăng thêm 1 điểm % sẽ giúp GDP tăng thêm 0,2 điểm %; Đồng thời quan tâm thúc đẩy tăng trưởng của các đầu tàu nền kinh tế. Nhất là Hà Nội và TP HCM (hai thành phố này đóng góp khoảng 39% tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019 và có tính lan tỏa cao), qua đó thúc đẩy liên kết vùng…v.v.

chuyen gia kinh te du bao tang truong kinh te quy 4 co the dat 93 106 hinh 2

Khu vực bất động sản vẫn trầm lắng. Ảnh minh họa.

Việc phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới cũng hết sức quan trọng. Đặc biệt là các động lực quan trọng như: kinh tế số, năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP), phát triển mạnh hơn khu vực kinh tế tư nhân (nhất là đầu tư tư nhân đang tăng thấp.

Để khai thác động lực tăng trưởng mới, vẫn phải là hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế, đẩy mạnh liên kết vùng, tăng trưởng xanh gắn với chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, và nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế (nhất là các luật đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, tổ chức tín dụng, đấu thầu…), bao gồm cả tháo gỡ rào cản, chú trọng khâu thực thi và phối hợp chính sách; quan tâm xây dựng thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng…v.v.

Cách hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ suy giảm xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng được nhóm tác giả nêu lên, đó là: khai thác tốt hơn các FTAs đã ký thực hiện hiệu quả hơn công tác xúc tiến thương mại, du lịch, kết nối cung cầu, đa dạng hóa hàng hóa và thị trường xuất khẩu, đầu tư. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc về quy định phòng cháy - chữa cháy, cung ứng điện, đẩy lùi tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy…

Đồng thời điều chỉnh cơ chế, chính sách thu hút FDI trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu theo hướng tập trung vào cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là các vấn đề về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực.

Đặc biệt quyết liệt tháo gỡ các vướng mắc, rào cản lớn đối với doanh nghiệp hiện nay, nhất là về pháp lý, thị trường đầu ra, tiếp cận vốn (đặc biệt là khả năng tiếp cận và năng lực hấp thụ vốn) và lao động.

Kiến nghị tiếp theo là chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế (nhất là các DNNN, dự án yếu kém, các tổ chức tín dụng yếu kém, đầu tư công…) nhằm thu hút và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Việc này đã bị chậm trễ thời gian qua do phải ưu tiên giải quyết những việc cấp bách trước như dịch bệnh, thiên tai, suy giảm tăng trưởng… Nay cần quan tâm hơn và kiên trì, nhất quán thực hiện như nhiều quốc gia đang làm.

Bên cạnh đó là quan tâm xây dựng chiến lược, giải pháp cụ thể để tăng tính độc lập, tự chủ, tự cường và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp Việt Nam. 

Hà Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô