Chuyên gia kinh tế "hiến kế" giúp kéo giảm sức ép lạm phát trong năm 2022

Thứ năm, 24/02/2022 07:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia kinh tế cho rằng, để giảm sức ép lạm phát trong năm 2022, Chính phủ cần kiên quyết chỉ đạo đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế. Thu chi ngân sách đúng kế hoạch và hiệu quả. Tiếp tục mở rộng đầu tư công nhất là cho cơ sở hạ tầng…

Áp lực lạm phát rất lớn

Năm 2022, Việt Nam đặt ra mục tiêu CPI tăng khoảng 4%. Đây là quyết tâm cao của Quốc hội, Chính phủ, tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế, việc thực hiện mục tiêu CPI của năm 2022 sẽ không dễ dàng, thậm chí còn tăng khá cao và tăng ngay từ đầu năm.

Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI (lạm phát) tháng 1/2022 tăng 1,94% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy áp lực lạm phát cả năm rất lớn. Đặc biệt, hiện nay, giá xăng, dầu hiện nay ở mức cao đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng của người dân; tác động tới các ngành vận tải, làm tăng chi phí lưu thông, đẩy chi phí sản xuất doanh nghiệp lên cao, chắc chắn sẽ gây áp lực lớn với lạm phát thời gian tới. 

chuyen gia kinh te hien ke giup keo giam suc ep lam phat trong nam 2022 hinh 1

Giá xăng, dầu hiện nay ở mức cao đang ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng của người dân.

Bài liên quan

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện số 160/CĐ-TTg (ngày 22/2/2022) về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước. Theo Công điện, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 28/02/2022.

Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ xuất phát từ thực tế khi người dân cho rằng áp dụng cơ cấu tính giá xăng dầu đưa vào các loại thuế, phí quá cao, như: Thuế nhập khẩu 10%, thuế GTGT 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt (xăng RON 95 là 10%, E5RON92 là 8%) và đặc biệt là thuế bảo vệ môi trường 3.800-4.000 đồng/lít.

Ngoài ra, mỗi lít xăng còn gánh chi phí định mức kinh doanh 1.050-1.250 đồng, lợi nhuận định mức 300 đồng và trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo điều hành thực tế.

Khẩn trương kết nối lại các chuỗi cung ứng

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú ủng hộ mạnh mẽ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đề xuất phương án điều chỉnh chính sách thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu.

Ông Vũ Vinh Phú cho biết, việc 1 lít xăng “cõng” đến 4 nghìn đồng thuế bảo vệ môi trường là rất lớn, giá xăng dầu tăng cũng làm yếu sức cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về việc này là rất kịp thời, giúp người dân, doanh nghiệp giảm áp lực trong thời điểm đất nước vừa mở cửa trở lại, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

chuyen gia kinh te hien ke giup keo giam suc ep lam phat trong nam 2022 hinh 2

Chuyên gia kinh tế cho rằng, cần khẩn trương kết nối lại các chuỗi cung ứng phục vụ cho xuất nhập khẩu, hàng hóa, nguyên vật liệu và tiêu thụ ở thị trường nội địa. Ảnh minh họa

Phân tích về những áp lực và giải pháp ảnh hưởng đến mục tiêu CPI khoảng 4% của nước ta, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết: Năm 2022, Quốc hội, Chính phủ phấn đấu GDP từ 6 đến 6,5% và CPI ở mức 4%, đây là một mục tiêu phấn đấu khá cao đòi hỏi quyết tâm và sự chỉ đạo quyết liệt, bằng nhiều giải pháp cụ thể đồng thời phấn đấu ngay từ những tháng đầu năm.

Ông Vũ Vinh Phú cho rằng, về dự báo lạm phát, để đạt được chỉ tiêu đề ra cần quan tâm đến những yếu tố sau: Đầu tiên là sản xuất kinh doanh dịch vụ ở Việt Nam còn phụ thuộc khá lớn vào năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu của các nước khác đặc biệt là các ngành như điện tử, đệt may da giày, nhựa, sắt thép, hóa chất, …

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, cần phải khắc phục những khó khăn ở trên bằng cách từng bước chủ động dự trữ năng lượng, tìm kiếm những nguyên vật liệu, phụ liệu ở trong nước cũng như ở các nước khác để tránh phụ thuộc vào một vài quốc gia.

Cùng với đó là, khẩn trương kết nối lại các chuỗi cung ứng phục vụ cho xuất nhập khẩu, hàng hóa, nguyên vật liệu và tiêu thụ ở thị trường nội địa. Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, giảm bớt các chi phí vận chuyển, logictics nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt ngay tại thị trường nội địa nhằm giảm bớt áp lực lạm phát.

chuyen gia kinh te hien ke giup keo giam suc ep lam phat trong nam 2022 hinh 3

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

Kiên quyết đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế để giảm áp lực lạm phát

Yếu tố thứ 2 theo ông Vũ Vinh Phú cần quan tâm đến đó là cầu tiêu dùng. Ông Phú cho biết, sau một thời gian bị giãn cách, cầu tiêu dùng bị nén lại, nay được bung ra một cách mạnh mẽ hơn, làm cho nhu cầu mua sắm du lịch, dịch vụ phát triển nhanh chóng với số lượng lớn hơn và chu kì mua sắm tăng lên bù đắp những thiếu hụt trong thời gian có dịch. Chính yếu tố này sẽ tạo ra sức ép lạm phát ngay từ đầu năm mà cụ thể là áp lực tăng do mua sắm, du lịch, trong đợt trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022.

Do đó, theo chuyên gia Vũ Vinh Phú, cần khuyến khích tiết kiệm, tiêu dùng hợp lý trong các tầng lớp dân cư, tập trung mua sắm vào những mặt hàng thiết yếu, giải tỏa tâm lý tích trữ hàng hóa.

Yếu tố thứ 3 được ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh đó là: Nói đến lạm phát không thể không nói đến vai trò của hệ thống phân phối quốc gia.

Ông Vũ Vinh Phú cho biết, kinh nghiệm trong 2 năm chống dịch, một khi các chợ truyền thống kể cả chợ đầu mối, siêu thị bị tạm thời đóng cửa với số lượng lớn, thì việc đảm bảo cho tiêu dùng bị gián đoạn.

Trong khi đó, hàng hóa nhất là hàng nông sản không có người thu hoạch và vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Ở các kênh bán lẻ, hàng hóa bị thiếu hụt, gây ra những hiện tượng đầu cơ nâng giá làm cho giá hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng lẻ tăng gấp 3-4 lần, gây tâm lý bất ổn cho thị trường về giá cả và túi tiền của người tiêu dùng bị xâm hại một cách vô lý.

“Chính vì vậy cần phải tiếp tục củng cố hệ thống phân phối nội địa một cách vững chắc, bao gồm việc thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa công khai, minh bạch, không ép cấp ép giá, chiết khấu. Kiên quyết xử lý những hiện tượng thao túng ở khâu bán lẻ của một số thương hiệu có thế mạnh làm cho giá cả bị đẩy lên một cách vô lý trên thị trường”, chuyên gia Vũ Vinh Phú nêu rõ.

chuyen gia kinh te hien ke giup keo giam suc ep lam phat trong nam 2022 hinh 4

Chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải tiếp tục củng cố hệ thống phân phối nội địa một cách vững chắc, bao gồm việc thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa công khai, minh bạch, không ép cấp ép giá, chiết khấu. Ảnh minh họa

Về mặt vĩ mô, ông Vũ Vinh Phú cho rằng, Chính phủ cần kiên quyết chỉ đạo đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế. Thu chi ngân sách đúng kế hoạch và hiệu quả. Tiếp tục mở rộng đầu tư công nhất là cho cơ sở hạ tầng, giảm bớt các thủ tục hành chính cùng chi phí cho doanh nghiệp và người dân.

Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng. Xây dựng bộ máy hành chính phục vụ nhân dân trong sạch, vững mạnh. Khơi dậy lòng yêu nước, ý chí vươn lên trong các vị trí, nhiệm vụ được giao.

Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, tính nhân văn, chia sẻ trong cộng đồng các doanh nghiệp và trong xã hội: “rủi ro chia sẻ, lợi nhuận hài hòa" như chỉ đạo của Người đứng đầu Chính phủ.

“Làm tốt những vấn đề trên chắc chắn chỉ tiêu lạm phát trong năm 2022 sẽ có khả năng chỉ dao động trong khoảng 2,7-3,5% góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước”, chuyên gia Vũ Vinh Phú nói.

Gia Phát

Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

(CLO) Sáng 26/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.

Tin tức
Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

Phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chú trọng phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại các tuyến đường mới, các khu đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, quy mô lớn, có lộ trình phù hợp giảm số cửa hàng xăng dầu quy mô nhỏ lẻ, không hiệu quả.

Tin tức
Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới được ưu tiên phát triển không giới hạn

(CLO) Các nguồn điện năng lượng tái tạo sản xuất năng lượng mới phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu được ưu tiên/cho phép phát triển không giới hạn trên cơ sở bảo đảm an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành một ngành kinh tế mới của đất nước.

Tin tức
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc để hoàn thành việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết dứt điểm tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích…

Tin tức
Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

(CLO) Thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại.

Tin tức