Chuyên gia, nhà khoa học ngành y tế đề xuất giải pháp phòng, chống dịch giai đoạn mới

Thứ tư, 15/09/2021 21:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 15/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực y tế về những đề xuất, giải pháp cho chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Tại buổi làm việc, GS.TS. Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, dịch bệnh COVID-19 sẽ kéo dài với khả năng đột biến, lây nhiễm mạnh của virus SARS-CoV-2. Thời gian qua, số lượng bệnh nhân COVID-19 tăng rất nhanh trong cùng một thời điểm đã gây quá tải cho hệ thống y tế, bộc lộ yếu kém về khả năng hồi sức cấp cứu, thiếu phương tiện vận chuyển, thiếu máy thở, oxy…

Từ thực tế này, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng cần điều chỉnh về chiến lược phòng, chống dịch bệnh giai đoạn mới theo hướng tăng cường khả năng đáp ứng của hệ thống y tế, bao gồm xét nghiệm trọng điểm, điều trị hiệu quả, triển khai tiêm vaccine, “tinh thần là dịch đến đâu xử lý gọn đến đấy”…

chuyen gia nha khoa hoc nganh y te de xuat giai phap phong chong dich giai doan moi hinh 1

Quang cảnh buổi làm việc.

Cụ thể, những tỉnh đang kiểm soát được dịch bệnh sẽ tiếp tục nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện sớm, truy vết khoanh vùng, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả. Những địa phương bị dịch nhiễm sâu và nặng như TPHCM, một phần của Bình Dương, Đồng Nai, Long An phải có những biện pháp chống dịch đặc biệt như những nơi bị lây nhiễm nặng nhất trên thế giới, tương tự như các nước phát triển.

Theo đó, tập trung kiểm soát nguồn lây để kéo giảm số ca mắc mới, giảm nhanh số ca tử vong, đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19; sau đó dần nới lỏng các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo trạng thái bình thường mới sau khi tiêm vaccine đạt được miễn dịch cộng đồng; kiểm soát chặt người ra, vào, không để dịch lây lan ra các địa phương khác.

Các chuyên gia, nhà khoa học nhấn mạnh trong chiến lược mới phòng, chống COVID-19, vẫn phải tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K; có những điều chỉnh tích cực để hình thành các mô hình chung sống an toàn (sinh hoạt an toàn, giáo dục an toàn, đi lại an toàn, sản xuất an toàn…); thực hiện giãn cách xã hội thực chất khi cần thiết để làm chậm chuỗi lây nhiễm… Phải có các biện pháp, quy định cụ thể để bảo đảm an sinh xã hội, an toàn, an ninh trật tự cho người dân khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Để tiến tới chung sống an toàn với virus SARS-CoV-2, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng phải tiêm vaccine phòng COVID-19 cơ bản 100% đối tượng theo quy định của Bộ Y tế để đạt miễn dịch cộng đồng sớm nhất. Tăng cường năng lực đáp ứng y tế theo phương châm “4 tại chỗ” như: Năng lực xét nghiệm trọng tâm, trọng điểm gắn với điều tra dịch tễ; các khu cách ly, thu dung phân loại ban đầu; năng lực điều trị tại bệnh viện, tại nhà, từ sớm…

Việt Nam phải tự chủ được cơ bản về các công nghệ liên quan đến xét nghiệm, thuốc điều trị, vaccine, trang thiết bị, máy móc điều trị, hệ thống oxy… Bên cạnh đó, các bộ ngành, cơ quan Trung ương cần chuẩn bị lực lượng cơ động về xét nghiệm, điều trị, nhân lực… sẵn sàng chi viện cho các địa phương tùy diễn biến dịch bệnh.

Trong điều trị, GS.TS. Đỗ Tất Cường, Phó Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu, chống độc Việt Nam đề nghị tăng cường năng lực điều trị ngay từ những tầng dưới, phát huy tối đa mạng lưới y tế cơ sở, giảm tỷ lệ diễn biến nặng phải chuyển lên các tầng cao hơn.

Trung tướng, GS.TS. Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y; PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cũng cho rằng từ những bài học kinh nghiệm trong thời gian qua, tới đây công tác điều trị sẽ phải theo hướng giảm số ca chuyển nặng, giảm tử vong cũng như tối ưu hoá nguồn lực y tế hiện có.

Tại cuộc họp, các chuyên gia, nhà khoa học cũng đề xuất cần có cơ chế huy động nguồn lực y tế tư nhân tham gia vào điều trị bệnh nhân COVID-19 cũng như công tác phòng, chống dịch tại cơ sở, nhất là hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất an toàn.

PV

Bình Luận

Tin khác

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức
Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

Hiện thực hóa quy hoạch, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh, tạo khí thế, động lực mới cho phát triển tỉnh Ninh Thuận.

Tin tức