Chuyên gia nói gì khi phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 "quá đẹp"?

Thứ năm, 27/08/2020 09:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Lê Viết Khuyến nhận định, phổ điểm kỳ thi THPT năm ngoái và năm nay theo hướng ngày càng đẹp hơn.

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT phân hóa rõ, thuận lợi tuyển sinh

Đánh giá về phổ điểm các môn thi tốt nghiệp năm 2020, ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho rằng: “Kết quả phổ điểm cho thấy một sự phân hóa rất rõ ràng trong đề thi, và đó là câu trả lời cho những người nghi ngờ kỳ thi này không phục vụ được cho mục đích tuyển sinh”.

Ông Lê Viết Khuyến nhận định, phổ điểm kỳ thi THPT năm ngoái và năm nay theo hướng ngày càng đẹp hơn.

Kỳ thi năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng đến nay được đánh giá là thành công (ảnh Trinh Phúc).

Kỳ thi năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng đến nay được đánh giá là thành công (ảnh Trinh Phúc).

Nguyên nhân theo Lê Viết Khuyến là do việc tổ chức kỳ thi kỷ cương hơn nên mức độ đồng đều giữa các khu vực khác nhau cũng tốt hơn, điểm thi được đánh giá khách quan hơn.

Việc các môn thi (trừ Ngữ Văn) thi theo hình thức trắc nghiệm với ngân hàng câu hỏi ngày càng lớn, độ tin cậy cao cũng là yếu tố quan trọng giúp cho phổ điểm thi ngày càng đẹp hơn.

Đánh giá về nỗ lực của ngành giáo dục tổ chức kỳ thi, ông Lê Viết Khuyến cho rằng, kỳ thi năm nay diễn ra trong điều kiện dịch bệnh, trước khi diễn ra kỳ thi xã hội chao đảo với nhiều ý kiến khác nhau; không ít người, không ít địa phương muốn tạo ra áp lực để không tổ chức kỳ thi.

“Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã kiên quyết tổ chức kỳ thi này và thực tế cho thấy, việc tổ chức kỳ thi là đúng đắn và chính xác.

Chúng ta thử hình dung nếu không có kỳ thi này, trong điều kiện bệnh thành tích vẫn còn ở không ít địa phương, cơ sở giáo dục thì việc xử lý kết quả cho tuyển sinh đại học và phân luồng học sinh như thế nào”, ông Lê Viết Khuyến nói.

Phân tích về 2 điểm thành công của kỳ thi năm nay, ông Lê Viết Khuyến nhận định: Trước hết, là việc tổ chức kỳ thi rất nghiêm túc.

Chính phủ đã giao kỳ thi cho địa phương, Bộ GD&ĐT chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ, giám sát.

“Nhiều người ban đầu không tin và cho rằng giao về địa phương có thể có gian lận nhưng thực tế đã diễn ra không phải như thế.

Qua đây cho thấy, lãnh đạo các địa phương đều có ý thức đảm bảo kỳ thi an toàn, mặc dù trong điều kiện dịch bệnh”, ông Khuyến nhìn nhận.

Theo ông Khuyến, trước khi kỳ thi diễn ra khá nhiều chuyên gia cho rằng, nếu tổ chức kỳ thi với mục đích là để xét tốt nghiệp thì đề thi sẽ không thể hiện được sự phân hóa giúp các trường đại học dựa vào đó để tuyển sinh được.

Nhưng kết quả phổ điểm cho thấy một sự phân hóa rất rõ ràng trong đề thi, và đó là câu trả lời cho những người nghi ngờ kỳ thi này không phục vụ được cho mục đích tuyển sinh.

 “Đó là thành công thứ hai của kỳ thi năm nay”, ông Khuyến khẳng định.

Yên tâm cho tuyển sinh

Theo Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng CNTT, Bộ GD&ĐT, năm nay trong bối cảnh dịch bệnh, mục tiêu của kỳ thi phục vụ cho đánh giá tốt nghiệp là chính nhưng kết quả điểm thi và phổ điểm thi không chỉ “đẹp” cho phần thi tốt nghiệp mà còn giúp cho công tác tuyển sinh của các trường đại học được thuận lợi.

Cũng vì bối cảnh dịch bệnh mà trước kỳ thi đã có những tranh cãi xung quanh việc thi hay không thi, đứng ở góc độ quan điểm cá nhân, ông Quách Tuấn Ngọc khẳng định, việc tổ chức kỳ thi bình thường là cần thiết, vì nếu bỏ thi sẽ thiệt thòi cho những học sinh có mong muốn xét tuyển vào đại học.

“Trong điều kiện khó khăn, có thể nói, chúng ta đã có một kỳ thi thành công, tạo công bằng cho các em học sinh, nhất là những học sinh có nguyện vọng vào đại học”, ông Ngọc nói. 

Lí giải về việc dù đề thi năm nay dễ hơn năm ngoái để phù hợp với bối cảnh thực tế nhưng ở nhiều môn vẫn hiếm điểm 10, ông Quách Tuấn Ngọc cho rằng, đó là do việc ra đề thi tốt. “Đề thi năm nay vừa đảm bảo sàng lọc học sinh, vừa phục vụ tốt cho hoạt động tuyển sinh của các trường đại học”.

Trinh Phúc

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục