Chuyến hồi hương 13.000 tỷ của đại gia “gốc” Đông Âu Trần Đăng Chung: Hết lỗ, lại đến thu "cò con"

Thứ ba, 27/04/2021 13:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyến hồi hương 13.000 tỷ đồng của đại gia “gốc” Đông Âu Trần Đăng Chung được đặt nhiều kỳ vọng khi tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Hồ Hùng Anh,… đều đã ghi dấu trên toàn cầu. Thế nhưng, ông Chung gây thất vọng khi Milton Group vừa thoát thua lỗ đã chứng kiến doanh thu rớt thê thảm.

Chuyến hồi hương 13.000 tỷ từ Đông Âu

“Doanh nhân trở về từ Đông Âu” là cụm từ nhận được sự trân trọng và nể phục rất lớn từ thị trường Việt Nam. Có được điều đó là do nhiều doanh nhân “gốc” Đông Âu như ông Phạm Nhật Vượng (Vingroup), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet), ông Hồ Hùng Anh (Techcombank), ông Nguyễn Đăng Quang (Masan) đều ghi dấu trên toàn cầu. Trong danh sách các tỷ phú giàu nhất Việt Nam do Forbes công nhận, đa số đều trở về từ Đông Âu.

Ông Trần Đăng Chung trong một lần trả lời phỏng vấn của báo chí.

Ông Trần Đăng Chung trong một lần trả lời phỏng vấn của báo chí.

Vì thế, chuyến hồi hương từ Đông Âu của doanh nhân Trần Đăng Chung cũng nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.

Ông Trần Đăng Chung được gắn liền với cụm từ “Chuyến hồi hương 13.000 tỷ từ Đông Âu”.

Là một công chức của Viện khoa học và kỹ thuật xây dựng cơ bản, thuộc Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước (tiền thân của Bộ Xây dựng ngày nay), ông Trần Đăng Chung sang Liên Xô du học. Giống như nhiều nghiên cứu sinh khác, ông Chung sớm “đi buôn”. Để chính danh, họ thành lập các pháp nhân. Vì vậy, ông Chung có tiền đề để phát triển Milton Group ngày nay.

Milton Group khẳng định những tháng ngày ông Chung và cộng sự lăn lộn ở Liên Xô đã đóng góp nhiều cho Milton khi viết trên website: “Milton Group được khơi nguồn từ những nghiên cứu sinh học tập bậc trên đại học tại xứ sở Bạch Dương. Trong quá trình học tập, các sáng lập viên đã bắt đầu gầy dựng sự nghiệp từ ngành thương mại may mặc – một trong những lĩnh vực giàu tiềm năng bấy giờ; rồi dần lấn sân sang sản xuất, đầu tư bất động sản và tiến đến xây dựng thương hiệu riêng. Hệ thống các nhà xưởng sản xuất hình thành và chuỗi cửa hàng bán lẻ mang tên Milton cũng được thiết lập rộng rãi”.

Thành danh ở Liên Xô nhưng ông Chung chưa sớm về Việt Nam như ông Vượng hay bà Thảo. Cách đây khoảng 1 thập kỷ, Milton mới ra đời với vốn điều lệ 240 tỷ đồng.

Trong đó, ông Trần Đăng Chung là cổ đông lớn nhất, sở hữu 44,03% vốn điều lệ. Các cổ đông cá nhân họ Trần Đăng khác nắm giữ tới 41,97% vốn, bao gồm: ông Trần Đăng Tâm (6,88%), Trần Đăng Nam (15,14%), Trần Đăng Khanh (17,2%) và Trần Thị Hồng (2,75%). 14% vốn điều lệ của Milton do Công ty cổ phần Eurowindow Holding của anh em ông Nguyễn Cảnh Sơn – Nguyễn Cảnh Hồng nắm giữ. Được biết, ông Nguyễn Cảnh Sơn đã giúp đỡ rất nhiều để ông Trần Đăng chung hồi hương thành công.

Với số vốn ban đầu chỉ 240 tỷ đồng, hiện nay, các dự án Milton triển khai đã có giá trị lên đến 13.000 tỷ đồng.

Hết thua lỗ, lại đến doanh thu lao dốc

Chuyến hồi hương 13.000 tỷ đồng của đại gia Trần Đăng Chung đã đóng góp vào thị trường bất  động sản Việt Nam nhiều dự án lớn như Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc,  Làng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Châu Âu (tên thương mại Milton Europa Village).

Có vẻ như Phú Quốc là được chọn là nơi “làm tổ” cho “đại bàng” Milton. Chỉ với một dự án nhưng Milton Europa Village đã chiếm 82.2071 ở vị trí đắc địa của đảo Ngọc. Dự án được chia thành 8 phân khu (không bao gồm phân khu dành cho nhân sự Milton).

Phối cảnh dự án Milton Europa Village.

Phối cảnh dự án Milton Europa Village.

Thế nhưng, trái ngược với sự hoành tráng là những con số kinh doanh kém khả quan. 2016 là năm Milton gánh khoản thua lỗ 6 tỷ đồng. Sang 2017, doanh thu công ty tăng vọt lên 132 tỷ đồng nhưng Milton vẫn chỉ thu được khoản lãi khiêm tốn 8,8 tỷ đồng. 2018 và 2019 ghi nhận đà trượt dài của tỷ phú gốc Đông Âu khi doanh thu “lao dốc” chỉ còn 44,9 tỷ đồng và 2,4 tỷ đồng. Lợi nhuận vì thế cũng bèo bọt 7,9 tỷ đồng và 1,1 tỷ đồng.

2016 thua lỗ nên vốn chủ sở hữu của Milton giảm xuống chỉ còn 232 tỷ đồng. Sau đó, có lẽ do được cổ đông rót thêm tiền, vốn chủ sở hữu tăng lên 325 tỷ đồng (2017), 333 tỷ đồng (2108) và 425 tỷ đồng (2019).

Tuy nhiên, có lẽ “chuyến hành hương 13.000 tỷ đồng” của đại gia Trần Đăng Chung chủ yếu đến từ… nợ vay. Trong khi vốn góp ở mức 425 tỷ đồng, nợ phải trả của Milton gần như đi lên dựng đứng trong giai đoạn 2016-2019. Tới thời điểm cuối năm 2019, chỉ tiêu này lên tới 1.593 tỷ đồng, cao gấp 3,7 lần vốn chủ sở hữu.

Nhưng đáng chú ý chính là gần như toàn bộ nợ phải là nợ vay. Nghĩa là công ty không có khoản phải thu dài hạn nào. Tất cả số tiền 1.593 tỷ đồng là khoản đi vay (dòng vốn phải trả lãi suất).

Và điểm cần nhấn mạnh nhất chính là dù hoạt động đã lâu nhưng chỉ tiêu hàng tồn kho của Milton ở mức… siêu thấp. Trong các năm 2016, 2017, 2018 và 2019, chỉ tiêu này chỉ vỏn vẹn 318 triệu đồng, 6,6 tỷ đồng, 565 triệu đồng và 1 tỷ đồng. Đây là rủi ro không hề nhỏ với người mua nhà.

Bảo Linh 

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp