(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.
Những ngày tháng tư này Thượng tá Đào Hà khá bận rộn, dù ông đã về hưu ngót chục năm. Ngoài công việc kinh doanh xe cổ hằng ngày, ông còn tham gia vào một dự án làm phim và dành nhiều thời gian tiếp, làm việc với các phóng viên báo chí. Nguyên do sự “nổi tiếng” này của ông Hà đến từ bộ sưu tập kỷ vật chiến tranh khá đồ sộ mà ông mất nhiều năm gây dựng.
Nói về “cơ duyên” đến với công việc sưu tập những đồ vật gắn với hai cuộc kháng chiến, Thượng tá Đào Hà kể lại, ông là người con của quê hương Hà Tây cũ và tham gia sinh hoạt trong CLB văn nghệ sĩ Xứ Đoài. Trong một lần đến chơi nhà họa sĩ Phan Kế An, ông tình cờ được chứng kiến một vị khách người Đan Mạch năn nỉ hỏi mua một chiếc mũ sắt của lính Pháp trong chiến tranh Việt Nam. Lúc ấy trong nhà cố họa sĩ Phan Kế An có treo hai chiếc mũ sắt, trong đó một chiếc đã bị đạn xuyên thủng. Lạ là khi được cụ An đồng ý bán, ông khách ngoại quốc không lấy chiếc mũ lành lặn hơn mà chọn chiếc mũ đã bị thủng. Giá vị khách tự đưa ra khiến cả cụ An và ông Hà đều… choáng, bởi 1.000 USD là số tiền rất lớn lúc bấy giờ.
Thượng tá Đào Hà chia sẻ về hiện vật là chiếc mũ cối của liệt sỹ Nguyễn Văn Cường.
“Lúc đó tôi mới để ý rằng, những hiện vật chiến tranh ở ta còn nhiều lắm nhưng ít người hiểu được giá trị của chúng. Và thế là tôi bắt đầu đi tìm sưu tầm các món đồ từ thời chiến một cách bài bản” - ông Đào Hà nhớ lại.
Thời gian qua đi, bộ sưu tập của Thượng tá Đào Hà ngày càng dày lên. Mặc dù khá bận rộn với công việc của một sĩ quan công an, nhưng Đào Hà vẫn bỏ công lân la ở các chợ đồ cổ, rồi tranh thủ lúc họp hành hay đi công tác cũng thường để ý, dò hỏi có ai bán những loại đồ xưa cũ này không. Đến khi ông chuyển đổi khu xưởng may cũ 1.500 m2 ở Đại Phùng (Đan Phượng, Hà Nội) làm nhà kho chứa và trưng bày thì nơi đây chính là địa điểm tiếp nhận, thu mua đồ cũ, đồ cổ. Hễ ai có món đồ nào cũng nghĩ ngay đến Đào Hà và ưu tiên đưa đến cho ông.
Đến nay, chưa kể những loại đồ cổ khác, chỉ riêng những món đồ liên quan đến chiến tranh, Đào Hà đã có trong kho khoảng trên dưới 6.000 hiện vật. Trong số này, phần lớn là đồ dùng, khí tài của bộ đội ta trong thời kỳ chống Mỹ, của quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Trong bộ sưu tập la liệt những bi đông, hòm đạn, vỏ đạn, vỏ bom, mũ sắt, bánh máy bay, đồ lặn của lính Mỹ, tăng, dù, mũ cối, xác ngư lôi, điện thoại dã chiến… Đào Hà “khoe” rằng, bộ sưu tập của ông có “đủ” các binh chủng hải, lục, không quân thời kỳ chống Mỹ.
Những chiếc bát sắt tráng men - đồ dùng quen thuộc của bộ đội thời chống Mỹ.
Trong số cả nghìn hiện vật, có hai thứ mà Thượng tá Hà ông cảm thấy quý giá nhất. Cầm trên tay chiếc mũ cối đã ngả màu thời gian, ông Hà cho biết, đây là hiện vật của liệt sỹ Nguyễn Văn Cường, quê huyện Vũ Thư, Thái Bình. Anh Cường hy sinh năm 1968, khi đang lái xe trên đường Trường Sơn. Chiếc mũ được một người vốn là đồng đội của liệt sĩ Nguyễn Văn Cường trao lại, do người này tuổi đã cao, không có điều kiện lưu giữ.
“Còn đây là chiếc thắt lưng của liệt sỹ Đào Văn Khoa, chú họ tôi. Liệt sỹ Khoa hy sinh năm 1973 trên đèo Ngang. Những di vật này do anh em trong đơn vị của liệt sĩ Khoa mang về cho gia đình và gia đình đã giao nó cho tôi”. Thượng tá Đào Hà nói và cho biết thêm, ông cũng nhận được nhiều kỷ vật, di vật chiến tranh từ các cựu chiến binh. Họ giao những hiện vật quý này cho ông với sự tin tưởng những kỷ vật đó được lưu giữ và thế hệ sau sẽ biết được những khó khăn gian khổ và sự dũng cảm của những người lính thời chống Mỹ.
“Nhiều người nghĩ tôi khùng nhưng tôi cứ lẳng lặng với công việc của mình thôi. Trong cuộc sống, có thể người ta vô tình không để ý đến những thứ xưa cũ nữa. Nhưng hiện vật chiến tranh là sự thật, là minh chứng về quá khứ hào hùng của dân tộc” - ông Hà chia sẻ.
Biết đến bộ sưu tập “khủng” của Đào Hà, nhiều đoàn làm phim, nhiều bảo tàng đã đến Đại Phùng tìm những hiện vật cũ để làm đạo cụ, để trưng bày. Ông luôn sẵn lòng cho mượn những món đồ quý mà không bao giờ tính phí. Ông cũng đã tặng nhiều hiện vật cho Bảo tàng Điện Biên Phủ và một vài đơn vị khác.
Ước mơ một bảo tàng miễn phí
Giờ đây, đã có trong kho khối hiện vật đồ sộ nhưng Thượng tá Hà cho biết, ông vẫn tiếp tục công việc sưu tầm để làm phong phú thêm bộ sưu tập. Ông cũng bày tỏ sự trăn trở khi công việc bảo quản, phát huy giá trị của những hiện vật quý này vẫn chưa được như mong muốn. Đó là, dù nhiều người vẫn gọi khu nhà vườn của ông Hà là “Bảo tàng kỷ vật chiến tranh” nhưng việc bảo quản, gìn giữ còn sơ sài, chưa đảm bảo điều kiện bảo quản về nhiệt độ, độ ẩm; thiếu phương tiện kệ giá phù hợp cho việc sắp xếp hiện vật… Các hiện vật ở đây đang phải chịu áp lực hư hỏng, xuống cấp theo thời gian. Do vậy, dự định của ông là sẽ buôn bán đồ cũ để kiếm thêm tiền, nhằm xây dựng bảo tàng một cách bài bản.
Hằng ngày Thượng tá Đào Hà vẫn làm công việc kinh doanh buôn bán xe đạp cổ.
“Vừa rồi anh Bài (TS. Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia) có nói với tôi rằng, nếu cần anh ấy sẽ nói với các anh bên quân đội giúp cho xây dựng quy hoạch, thiết kế và làm hồ sơ xin thành lập bảo tàng tư nhân để đi vào hoạt động chính quy. Tôi nghĩ điều này rất cần thiết và cũng khá thuận lợi vì mình đã có cái ruột là hiện vật rồi, đất cũng có rồi” - ông Hà lạc quan.
Thượng tá Hà chia sẻ thêm, dự định của ông là sau khi hoàn thiện không gian đúng nghĩa với hoạt động bảo tàng, ông sẽ bố trí trưng bày theo ba chủ đề chính. Chủ đề đầu tiên là văn hóa Việt. Ở đó trưng bày từ cái ấm đồng, ống nhổ trầu cho đến những nồi cơm, mâm gỗ, cân quả tạ… cùng tranh ảnh văn hóa dân gian, các lễ hội vùng miền. Chủ đề thứ hai là các hiện vật về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước XHCN trước đây. Tại không gian này trưng bày những chiếc xe đạp, xe máy, quạt, nồi áp suất của Liên Xô và các nước Đông Âu…
Chủ đề cuối cùng, cũng là điều được ông quan tâm nhiều nhất, đó là khu trưng bày những chứng tích chiến tranh. Ở đây sẽ bao gồm tất cả những hiện vật liên quan đến các cuộc kháng chiến của dân tộc mà ông đã dày công sưu tầm suốt hơn 10 năm qua. Các kỷ vật cũng được tách ra theo từng binh chủng như: Tăng thiết giáp, bộ binh, pháo binh cho đến trang phục quân đội, giày, dép.
“Kế hoạch của tôi là sang năm 2025 sẽ bắt tay vào xây dựng nhà bảo tàng. Sẽ cố gắng làm nhanh nhất có thể, đồng thời mở rộng thêm quy mô của gian trưng bày và sắp xếp lại toàn bộ hiện vật khoa học hơn. Đó là kế hoạch lớn của đời tôi là thực hiện ước mơ một bảo tàng chứng tích chiến tranh tư nhân để ai cũng được tham quan miễn phí” - Thượng tá Đào Hà tiết lộ.
(CLO) Không quân Mỹ mới đây đã chính thức trao hợp đồng phát triển máy bay chiến đấu F-47 dành cho Boeing trong chương trình Chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (NGAD). Đây là tiêm kích thế hệ thứ 6 mới nhất của Mỹ.
(CLO) Chỉ xuất hiện vài giây và cũng là món ăn duy nhất được nhắc tới ở MV này, nhưng đó là món ăn đã có tới hơn 400 năm bên dòng sông Dâu cổ xưa. Trạm cuối tuần sẽ đưa bạn về khu phố Trà Lâm (xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), nơi mỗi ngày, những bìa đậu phụ vuông vức, núng nính và to hơn mức bình thường vẫn xuất xưởng, ra chợ...
(CLO) Báo cáo của UNESCO đã cảnh báo về tình trạng tan chảy sông băng "chưa từng có" do khủng hoảng khí hậu, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước trên toàn thế giới.
(CLO) Trận đấu giữa ĐT Việt Nam và ĐT Lào trong khuôn khổ Vòng loại 3 Asian Cup 2027 đang tạo ra cơn sốt vé lớn. Chỉ trong thời gian ngắn, toàn bộ vé chính thức đã được bán hết, khiến nhiều người hâm mộ buộc phải tìm đến thị trường chợ đen với mức giá cao gấp nhiều lần so với giá gốc.
(CLO) Đội tuyển Việt Nam tiếp tục bước vào buổi tập chuẩn bị cho trận đấu với Lào tại vòng loại Asian Cup 2027 vào chiều 22/3. Trước buổi tập, thủ môn Nguyễn Đình Triệu thẳng thắn thừa nhận sai sót cá nhân trong trận giao hữu với Campuchia ngày 19/3, đồng thời khẳng định toàn đội đang nỗ lực để cải thiện trước trận đấu quan trọng sắp tới.
(CLO) Liệu hành tinh của chúng ta có đông đúc hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ? Một nghiên cứu mới cho thấy dân số ở các vùng nông thôn có thể đã bị đánh giá thấp đáng kể do phương pháp lưới thường được sử dụng để tính toán dân số.
(CLO) Việc công bố quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển sẽ đảm bảo công bằng giữa các phương thức, giảm áp lực thi cử cho thí sinh.
(CLO) Trên sân vận động Thống Nhất tối 22/3, CLB TP.HCM tạo nên kỳ tích khi lội ngược dòng đánh bại Abu Dhabi (UAE) với tỷ số 5-4, qua đó trở thành đội bóng Việt Nam đầu tiên lọt vào bán kết AFC Women’s Champions League.
(CLO) Nhận định U22 Việt Nam vs U22 Uzbekistan, 18h35 ngày 23/3 tại giải CFA team China 2025; dự đoán tỉ số U22 Việt Nam vs U22 Uzbekistan cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu đã tước quyền tiếp cận thông tin mật của cựu Phó Tổng thống Kamala Harris, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và những người khác.
(CLO) Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác xác nhận, tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại một số dự án trên địa bàn thành phố.
(CLO) Tối 22/3, tại phố biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, UBND tỉnh phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và Đài PT&TH Bình Định tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 - năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42.
(CLO) Triển lãm “Đà Nẵng - Xưa và nay” là một hành trình ngược dòng thời gian, tái hiện sinh động hình ảnh Đà Nẵng từ những ngày đầu hình thành đến thời kỳ phát triển mạnh mẽ hôm nay.
(CLO) Các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã họp tại Tokyo vào ngày 22/3, nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế và an ninh khu vực, đồng thời cam kết chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ba bên "sớm nhất có thể".
(CLO) Triển lãm “Đà Nẵng - Xưa và nay” là một hành trình ngược dòng thời gian, tái hiện sinh động hình ảnh Đà Nẵng từ những ngày đầu hình thành đến thời kỳ phát triển mạnh mẽ hôm nay.
(CLO) Việc gia đình nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn trao tặng các tác phẩm cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế rất có ý nghĩa trong công tác lưu giữ, bảo tồn và giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của ông đến du khách.
(CLO) Chiều 22/3, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội và Tỉnh đoàn Hà Nam tổ chức chương trình Giao lưu nghệ thuật "Hoa thơm dâng Bác".
(CLO) Ngoài việc tạ ơn Thần rừng, lễ cúng được tổ chức với mong muốn Thần rừng sẽ chở che, bảo vệ mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bà con. Lễ cúng rừng còn góp phần gắn kết bà con với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm cùng chung tay bảo vệ rừng.
(CLO) Di tích xuống cấp thì phải trùng tu, tuy nhiên tôn tạo như thế nào để đảm bảo sự hài hòa và không can thiệp thô bạo vào giá trị của di sản vẫn là trăn trở về trường hợp trùng tu đền Đuổm mới đây tại Thái Nguyên.
Chiều 21/3, dàn thí sinh Miss Vietnam National Business 2025 trang trọng làm lễ dâng hương tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Gia Lai, sau đó tỏa sáng trong màn trình diễn thời trang tại Công viên Diên Hồng. Hai sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chính của cuộc thi với chủ đề “Hồn Việt – Tinh hoa và bản sắc Quốc gia”, tôn vinh văn hóa 54 dân tộc anh em.
(CLO) Tọa đàm cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của vua Hàm Nghi nhằm chia sẻ và trao đổi các kết quả nghiên cứu về đời sống mỹ thuật của một nhân vật đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.
(CLO) Triển lãm ảnh "Đất nước, con người ASEAN" sẽ diễn ra từ ngày 10/5 đến 20/5/2025 tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An, với lễ khai mạc dự kiến vào ngày 10/5.