Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020:

Cơ bản khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, manh mún

Thứ bảy, 24/07/2021 10:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, trong đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công từng bước được cải thiện, cơ bản khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, manh mún, số dự án đầu tư công giảm một nửa so với giai đoạn 2011-2015.

Quốc hội nghe Tờ trình về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Quốc hội nghe Tờ trình về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Cơ bản khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, manh mún

Trình bày Tờ trình Tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự kiến giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (KH&ĐT) cho biết, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 được thực hiện quyết liệt với nhiều đổi mới.

Thể chế, chính sách về đầu tư công được hình thành, ngày càng hoàn thiện, tạo khung khổ pháp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thanh toán toàn bộ nợ đọng xây dựng cơ bản nguồn ngân sách trung ương (NSTW), hoàn trả một phần số ứng trước kế hoạch vốn NSTW, kiểm soát chặt chẽ việc ứng trước kế hoạch vốn hằng năm.

Đã đổi mới công tác kế hoạch hóa với tầm nhìn trung hạn, cơ cấu đầu tư công chuyển biến tích cực; phân bổ vốn đầu tư công tuân thủ thứ tự ưu tiên, bảo đảm hài hòa giữa các vùng, miền. Đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, góp phần bảo đảm công khai, minh bạch.

"Hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công từng bước được cải thiện, cơ bản khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, manh mún, số dự án đầu tư công giảm một nửa so với giai đoạn 2011-2015, góp phần quan trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư ngoài nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân", Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ rõ những hạn chế như: Một số cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về đầu tư công điều chỉnh chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn; trình tự, thủ tục còn phức tạp; việc bố trí vốn mặc dù được cải thiện nhưng vẫn còn dàn trải, chia cắt, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công không đạt kế hoạch.

Phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm cá nhân chưa được rõ ràng; cân đối vốn NSTW cho đầu tư không đạt mục tiêu đề ra.

Chất lượng kế hoạch và công tác chuẩn bị dự án còn nhiều bất cập, có nơi còn mang tính hình thức, chủ quan, chưa gắn với thực tiễn và quy định pháp luật, thời gian thực hiện kéo dài,... Tiến độ triển khai các dự án quan trọng quốc gia, dự án lớn, dự án trọng điểm chưa đáp ứng yêu cầu, còn lãng phí, chậm tiến độ...

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những hạn chế nêu trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật, kỷ cương chưa cao; vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa được thể hiện rõ; tư duy phát triển trong đầu tư công có lúc, có nơi chậm được đổi mới, thiếu chủ động; phân bổ vốn đầu tư công còn bình quân, thiếu trọng tâm, trọng điểm; năng lực triển khai thực hiện còn nhiều bất cập.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng.

Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân giai đoạn 2021-2025 trên 90%

Về dự kiến kế hoạch giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân giai đoạn 2021-2025 trên 90%; số dự án hoàn thành trong giai đoạn chiếm trên 80% tổng số dự án được bố trí vốn.

Dự kiến phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cụ thể như sau: Tổng mức vốn ngân sách nhà nước (NSNN) thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870 nghìn tỷ đồng, bao gồm: 1.500 nghìn tỷ đồng vốn NSTW (trong đó 1.200 nghìn tỷ đồng vốn trong nước, 300 nghìn tỷ đồng vốn nước ngoài) và 1.370 nghìn tỷ đồng vốn ngân sách địa phương (NSĐP).

Trong đó: Số vốn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ chi tiết tối đa là 2.720 nghìn tỷ đồng, trong đó NSTW là 1.350 nghìn tỷ đồng, NSĐP là 1.370 nghìn tỷ đồng.

Dự phòng vốn NSTW là 10% (150 nghìn tỷ đồng) bằng với mức dự phòng giai đoạn 2016-2020. Mức dự phòng NSĐP do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo quy định tại khoản 6 Điều 51 Luật Đầu tư công.

Phương án kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phải bố trí theo thứ tự ưu tiên của pháp luật. Tổng số dự án thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 dưới 5.000 dự án (Đến thời điểm hiện nay khoảng 4.979 dự án), giảm hơn một nửa so với giai đoạn 2016-2020, trong đó thu hồi dứt điểm số vốn ứng trước kế hoạch, hoàn thành các dự án chuyển tiếp, khởi công mới khoảng 2.236 dự án.

Mức vốn bố trí bình quân cho 01 dự án là 210,4 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần so với giai đoạn 2016-2020 (88 tỷ đồng/dự án). Bố trí đủ vốn đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành và đáp ứng yêu cầu tiến độ để cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đường vành đai 3, 4 của khu vực động lực Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối vùng đồng bằng sông Cửu Long, tuyến nối Tây Nguyên với Nam Trung Bộ, khu vực miền núi phía Bắc, tuyến đường ven biển, hành lang kinh tế Đông - Tây.

Giải pháp của Chính phủ là huy động tối đa các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế, trọng tâm là bảo đảm nguồn lực NSNN cho đầu tư tối thiểu là 2.870 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn NSTW là 1.500 nghìn tỷ đồng.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, Chính phủ dự kiến đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; đường vành đai 3, vành đai 4 khu vực động lực Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; tuyến nối vùng Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, đầu tư hạ tầng cho phát triển vùng khu vực miền núi phía Bắc, các công trình đường bộ cao tốc và đường thủy nội địa cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long; hoàn thành trên 1.700 km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang; hành lang kinh tế Đông - Tây; sửa chữa nâng cấp, xây dựng các hồ chứa nước, các công trình thuỷ lợi trọng yếu ở vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long...

Các đại biểu tham dự phiên họp sáng nay.

Các đại biểu tham dự phiên họp sáng nay.

Đề nghị chi 100 nghìn tỷ cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Chính phủ trình Quốc hội: Thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Đầu tư công, trong đó: Thông qua danh mục 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) với tổng số vốn NSTW chi cho đầu tư là 100 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể: CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 50 nghìn tỷ đồng; CTMTQG xây dựng nông thôn mới là 30 nghìn tỷ đồng; CTMTQG giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững là 20 nghìn tỷ đồng.

Đối với các dự án quan trọng quốc gia: Thông qua danh mục và mức vốn bố trí cho 02 dự án chuyển tiếp (Gồm: GPMB Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Đường bộ cao tốc Bắc - Nam tuyến phía Đông giai đoạn 1) và khởi công mới 01 dự án đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư (Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) là 65.795,847 tỷ đồng; khoảng 38.738 tỷ đồng để đầu tư các đoạn tuyến thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam (giai đoạn 2).

Đối với số vốn còn lại khoảng 78.719 tỷ đồng để đầu tư các dự án đường bộ cao tốc, dự án trọng điểm khác, trường hợp phát sinh tiêu chí dự án quan trọng quốc gia, Chính phủ sẽ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án theo đúng quy định.

Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài kế hoạch vốn các năm 2017, 2018 sang giai đoạn 2021-2025 của 12 dự án với số vốn là 4.118,884 tỷ đồng gồm: Gồm: (i) Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành của tỉnh Đồng Nai; (ii) Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; (iii) Dự án xây dựng tuyến nối từ chùa Ba Sao đến chùa Bái Đính trên địa bàn tỉnh Hà Nam; (iv) Dự án đầu tư xây dựng Nâng cấp đê Tả sông Luộc kéo dài (đoạn từ K120+600 đê tả sông Hồng đến K20+700 đê tả sông Luộc), tỉnh Hưng Yên; (v) Dự án Hệ thống đường từ cầu Nhật Lệ 2 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, tỉnh Quảng Bình; (vi) Đường liên huyện dọc kênh chính qua huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận; (vii) Dự án nâng cấp đường ĐT.724 và xây dựng 03 cầu, thông tuyến đường ĐT.721 tỉnh Lâm Đồng; (viii) Dự án Đường tỉnh 922, thành phố Cần Thơ; (ix) Dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận; (x) Dự án Bệnh viện Nhi đồng thành phố Hồ Chí Minh; (xi) Dự án Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2; (xii) Dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 của Bộ Y tế.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Tin tức