Có gì bên trong dinh thự độc nhất của ông hoàng Bảo Đại tại Hà Nội?

Thứ hai, 01/03/2021 06:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Rất hiếm người biết được, nằm sâu trong làng hoa Ngọc Hà nổi tiếng, có một căn biệt thự “lai” Pháp, có tên gọi là dinh thự Bảo Đại. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, do một người cô ruột của vị vua cuối cùng của triều Nguyễn xây dựng từ đầu thế kỷ 20.

Theo những người cao niên trong làng Ngọc Hà kể lại, căn biệt thự Bảo Đại được xây dựng vào năm 1911, cùng thời điểm Pháp xây dựng Nhà Hát Lớn tại Hà Nội.

Theo những người cao niên trong làng Ngọc Hà kể lại, căn biệt thự Bảo Đại được xây dựng vào năm 1911, cùng thời điểm Pháp xây dựng Nhà Hát Lớn tại Hà Nội.

Vì mê kiến trúc Pháp cổ thời đó, nên người cô của vua Bảo Đại đã cho xây dựng như một dinh thự của Bảo Đại thu nhỏ với nguyên liệu nhập hoàn toàn từ Pháp, Ý.

Vì mê kiến trúc Pháp cổ thời đó, nên người cô của vua Bảo Đại đã cho xây dựng như một dinh thự của Bảo Đại thu nhỏ với nguyên liệu nhập hoàn toàn từ Pháp, Ý.

Từ đó đến nay, đã được đúng 110 năm, song công trình này vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Từ đó đến nay, đã được đúng 110 năm, song công trình này vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Trước đây, Dinh thự Bảo Đại nằm ngay mặt đường, giữa ngã 3 Hoàng Hoa Thám với dốc Ngọc Hà. Tuy nhiên do lịch sử bị các hộ dân lấn ra phía ngoài xây nhà che khuất, nên rất ít người biết đến tuyệt tác này.

Trước đây, Dinh thự Bảo Đại nằm ngay mặt đường, giữa ngã 3 Hoàng Hoa Thám với dốc Ngọc Hà. Tuy nhiên do lịch sử bị các hộ dân lấn ra phía ngoài xây nhà che khuất, nên rất ít người biết đến tuyệt tác này.

Công trình có kiến trúc hết sức độc đáo kết hợp văn hóa phương Đông và phương Tây.

Công trình có kiến trúc hết sức độc đáo kết hợp văn hóa phương Đông và phương Tây.

Bên ngoài là kiến trúc mái cung đình rồng phượng đặc trưng của phương Đông, đây là các hoạt tiết chỉ có bậc vua chúa mới được phép trang trí. Bên trong lại hoàn toàn theo phong cách phương Tây.

Bên ngoài là kiến trúc mái cung đình rồng phượng đặc trưng của phương Đông, đây là các hoạt tiết chỉ có bậc vua chúa mới được phép trang trí. Bên trong lại hoàn toàn theo phong cách phương Tây.

Có lò sưởi và tủ âm tường ở tất cả các phòng. Nội thất bên trong nhà được giữ nguyên vẹn đến kinh ngạc suốt 110 năm qua như: Cầu thang, sàn gỗ lim, lò sưởi, cửa gỗ, tủ gỗ âm tường, hệ thống điện, cấp thoát nước…

Có lò sưởi và tủ âm tường ở tất cả các phòng. Nội thất bên trong nhà được giữ nguyên vẹn đến kinh ngạc suốt 110 năm qua như: Cầu thang, sàn gỗ lim, lò sưởi, cửa gỗ, tủ gỗ âm tường, hệ thống điện, cấp thoát nước…

Hệ thống điện hoàn toàn được đi ngầm trong tường có ống ghen thép chôn trong tường, điện ngầm trong cả sàn nhà, thậm chí có cả ổ điện âm sàn bằng đồng.

Hệ thống điện hoàn toàn được đi ngầm trong tường có ống ghen thép chôn trong tường, điện ngầm trong cả sàn nhà, thậm chí có cả ổ điện âm sàn bằng đồng.

Máy bơm nước sản xuất tại Pháp đã trăm tuổi, đến giờ vẫn hoạt động bình thường. Đặc biệt, dinh thự trăm tuổi có hẳn hệ thống thang máy đưa đồ ăn từ phòng bếp lên phòng ăn trên tầng 2.

Máy bơm nước sản xuất tại Pháp đã trăm tuổi, đến giờ vẫn hoạt động bình thường. Đặc biệt, dinh thự trăm tuổi có hẳn hệ thống thang máy đưa đồ ăn từ phòng bếp lên phòng ăn trên tầng 2.

Ngoài ra, hệ thống cửa sổ và cửa ra vào dùng thanh ray trượt đến giờ vẫn hoạt động trơn tru. Tất cả các phòng đều có tủ âm tường bằng gỗ lim. Dinh thự này có cả gara ô tô đi luôn vào trong tầng hầm nhà chính.

Ngoài ra, hệ thống cửa sổ và cửa ra vào dùng thanh ray trượt đến giờ vẫn hoạt động trơn tru. Tất cả các phòng đều có tủ âm tường bằng gỗ lim. Dinh thự này có cả gara ô tô đi luôn vào trong tầng hầm nhà chính.

Các vật liệu xây dựng đều được nhập khẩu từ Pháp, Ý, Tây Ban Nha... Tuy nhiên, điều vô cùng kinh ngạc là đến viên gạch xây tường cũng được sản xuất từ Pháp và được dập nổi chữ tiếng Pháp trên viên gạch.

Các vật liệu xây dựng đều được nhập khẩu từ Pháp, Ý, Tây Ban Nha... Tuy nhiên, điều vô cùng kinh ngạc là đến viên gạch xây tường cũng được sản xuất từ Pháp và được dập nổi chữ tiếng Pháp trên viên gạch.

Trước đây, tòa dinh thự có riêng hẳn 1 vườn thượng uyển rộng hơn 300m2 ở phía trước với nhiều cây quý, được bao quanh bởi tường rào hình con rồng uốn lượn nhưng giờ không còn.

Trước đây, tòa dinh thự có riêng hẳn 1 vườn thượng uyển rộng hơn 300m2 ở phía trước với nhiều cây quý, được bao quanh bởi tường rào hình con rồng uốn lượn nhưng giờ không còn.

Lâm Vũ (Bài, ảnh)

Tin khác

Tổ chức lớp tập huấn nghệ thuật Tuồng truyền thống 2024

Tổ chức lớp tập huấn nghệ thuật Tuồng truyền thống 2024

(CLO) Lớp tập huấn nghệ thuật Tuồng truyền thống góp phần khắc phục tình trạng thiếu hụt đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn tài năng tại các đơn vị nghệ thuật tuồng hiện nay.

Đời sống văn hóa
Hướng đến xây dựng du lịch Ninh Bình không khói thuốc lá

Hướng đến xây dựng du lịch Ninh Bình không khói thuốc lá

(CLO) Tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai xây dựng môi trường không khói thuốc, trong đó hướng tới thực hiện môi trường du lịch không khói thuốc tại các khách sạn, nhà hàng, góp phần tạo nên môi trường du lịch xanh - sạch - không khói thuốc, thân thiện với du khách.

Đời sống văn hóa
Nhiều hoạt động thú vị tại Festival Huế 2024

Nhiều hoạt động thú vị tại Festival Huế 2024

(CLO) Chiều 9/5/2024, tại Hà Nội, Bộ VHTT&DL, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa- Thiên Huế tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 (từ ngày 7 – 12/6/2024).

Đời sống văn hóa
Đồng Xâm (Thái Bình): Nơi tinh hoa làng nghề chạm bạc thủ công nổi tiếng vùng ven biển

Đồng Xâm (Thái Bình): Nơi tinh hoa làng nghề chạm bạc thủ công nổi tiếng vùng ven biển

(CLO) Đã thành thông lệ, từ 1 đến ngày 3 tháng Tư Âm lịch hàng năm, người dân làng Đồng Xâm, xã Hồng Thái (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) lại vui tươi, nhộn nhịp tham gia lễ hội truyền thống. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân làng chạm bạc nức tiếng vùng Biển trưng bày những tác phẩm nghệ thuật độc đáo cho người dân và du khách quốc tế thưởng lãm.

Đời sống văn hóa
Đặt tên làng, xã khi sáp nhập: Làm sao “bảo tồn” được những giá trị lịch sử - văn hóa?

Đặt tên làng, xã khi sáp nhập: Làm sao “bảo tồn” được những giá trị lịch sử - văn hóa?

(NB&CL) Theo dự kiến, giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập sẽ giảm 619 đơn vị hành chính cấp xã. Điều này mang theo nhiều thay đổi, xáo trộn trong đời sống xã hội; trong đó có việc đặt tên gọi mới cho các làng, xã sau sáp nhập.

Đời sống văn hóa