Cơ hội doanh nghiệp nội nâng cao tính cạnh tranh

Thứ sáu, 02/11/2018 14:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại biểu Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế Quốc dân, sự tham gia CPTPP là cần thiết, kịp thời, là thời điểm đặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của khối và của toàn cầu. Đây là động lực để đổi mới thể chế, pháp luật, các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh.

Báo Công luận

CPTPP gồm 11 nước với tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu. (Ảnh TL) 


 

Sáng nay (2/11), sau khi Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan, các đại biểu Quốc hội tiến hành phiên thảo luận tại tổ.

Cần phải rà soát kỹ các văn bản pháp luật liên quan

Theo đánh giá của đại biểu Nguyễn Chiến - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, việc thống nhất phê chuẩn thông qua CPTPP trong giai đoạn hiện nay là cần thiết bởi Việt Nam là thành viên của các nước ASEAN, việc hội nhập bắt đầu cách đây rất nhiều năm.

Việc tiến hành phê chuẩn thông qua CPTPP cũng là cơ hội cho Việt Nam để sâu rộng hơn, bắt nhịp với tiến trình của khu vực và quốc tế, ông Chiến nói.

 Về mặt pháp lý, đại biểu Nguyễn Chiến nhấn mạnh, việc tạo hành lang pháp lý rất quan trọng, và các doanh nghiệp, người lao động cần đánh giá khả năng, yếu thế, khó khăn trong hành lang pháp lý là gì, từ đó có biện pháp khắc phục.

Đại biểu Nguyễn Chiến cho rằng, cần ban hành một luật sửa đổi các quy định có liên quan đảm bảo tiến độ, thời gian tránh việc sửa đổi nhiều luật.

Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Hồng Thanh – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – lưu ý: Cần phải rà soát kỹ các văn bản pháp luật liên quan đến Hiệp định CPTPP để đảm bảo các điều khoản phù hợp với hiệp định này khi được thông qua. “Nếu thấy cần sửa thì phải sửa ngay vì thời gian phê chuẩn CPTPP không còn lâu nữa”, ông Thanh nói.

Theo ông Thanh, cần rà soát các danh mục kinh doanh có điều kiện để khi sửa luật đầu tư và luật doanh nghiệp trong kỳ họp tới thì cũng sửa luôn các điều kiện đầu tư và kinh doanh.

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đề cập đến luật chứng khoán, có một số quy định chưa phù hợp và cần phải sửa trong thời gian tới, đặc biệt là về tỉ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty đại chúng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể, rõ ràng. Các quy định về tài chính mới, giám sát và xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về chứng khoán xuyên biên giới cũng cần được lưu ý, ông Thanh nêu ý kiến.

Phải quan tâm đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội

Ông Vũ Hồng Thanh cũng đề cập đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Khi Việt Nam tham gia CPTPP, thuế sẽ giảm, giảm chi phí cho doanh nghiệp và tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, công nghệ, thiết bị tiên tiến. Tuy nhiên, cũng có mặt tiêu cực, theo ông Thanh, đó là hàng hóa của các nước thành viên CPTPP sẽ vào thị trường trong nước, trong đó có những hàng hóa Việt Nam đã sản xuất được nhưng khả năng cạnh tranh không nổi, có nguy cơ bị lấn át và thua ngay trên sân nhà.

Ông Thanh cũng cảnh báo, kênh phân phối bán lẻ của các tập đoàn trên thế giới đang lấn át trên thị trường Việt Nam khiến hàng Việt Nam cạnh tranh trong nước cũng khó, và xuất khẩu ra ngoài nước cũng khó.

Cũng đề cập tới vấn đề này, đại biểu Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế Quốc dân, cho rằng, Việt Nam có thế mạnh về giày da, đồ gỗ, còn hàng kém cạnh tranh là mỹ phẩm, văn phòng phẩm, điện ảnh, điện điện tử.

Về nguyên tắc, CPTPP sẽ xóa bỏ hàng rào thuế quan về 0%, nhưng sau khi hiệp định hiệu lực, phần lớn các nước xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với Việt Nam. Trong khi Việt Nam chỉ chịu cam kết xóa bỏ bình quân 66%, ông Cường phân tích.

Theo đại biểu này, sự tham gia CPTPP là cần thiết, kịp thời, là thời điểm đặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế của khối và của toàn cầu. Đây là động lực để đổi mới thể chế, pháp luật, các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh.

"Cần mở rộng đầu tư tạo sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực logistics. Nếu đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư sẽ tạo thêm việc làm, thúc đẩy GDP tăng cao hơn. Đây là cơ hội để tăng thu nhập nâng cao đời sống người dân, tạo sự phát triển đồng đều", ông Cường nói.

Bên cạnh đó, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, cải cách hành chính cần nhanh hơn nữa, Nhà nước không chỉ quản lý mà cần phải đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sự minh bạch, cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

 Nguyễn Mạnh

Tags:

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp