Cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam

Thứ tư, 13/01/2016 21:07 PM - 0 Trả lời

Tại Hội thảo “Thị trường lao động Việt Nam sau khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN”, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Doãn Mậu Diệp cho biết: Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia vào AEC thì số việc làm của Việt Nam đến năm 2025 có thể tăng 14,5%. Điều này có nghĩa, Việt Nam đang có hơn 53 triệu lao động và sẽ có thêm 14,5 triệu lao động khác tìm được việc làm vào năm 2025.

(CLO) Tại Hội thảo “Thị trường lao động Việt Nam sau khi thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Doãn Mậu Diệp cho biết: Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia vào AEC thì số việc làm của Việt Nam đến năm 2025 có thể tăng 14,5%. Điều này có nghĩa, Việt Nam đang có hơn 53 triệu lao động và sẽ có thêm 14,5 triệu lao động khác tìm được việc làm vào năm 2025.

[caption id="attachment_76754" align="aligncenter" width="640"]1_239344 Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp lo ngại: Tám ngành nghề được di chuyển chủ yếu cần trình độ kỹ thuật và tạo ra các vị trí việc làm tốt. Nếu lao động nước ngoài tràn ngập vào ở những vị trí trên, lao động Việt Nam có nguy cơ phải dời bỏ (ảnh minh họa)[/caption]

Vừa mừng...

Trước mắt, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tư do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sỹ, bác sỹ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên du lịch. Ngoài ra, còn có nhân lực chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề).

Theo bà Hà Thị Minh Đức - Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), việc hình thành khối AEC, sẽ đem lại lợi ích cho người sử dụng lao động là thị trường lao động dồi dào với nhiều cơ hội tuyển chọn lao động cũng như thêm các cơ hội kinh doanh khi nhiều nhà đầu tư đến.

Nhờ sự thỏa thuận này, người lao động Việt Nam sẽ có cơ hội học tập và làm việc trong các môi trường chuyên nghiệp phát triển của các nước trong AEC, đồng thời cũng làm thúc đẩy nguồn nhân lực, đặc biệt với giới trẻ, tạo dựng tinh thần tự học tập, nâng cao trình độ tay nghề, và đặc biệt là ngoại ngữ.

Theo báo cáo mới nhất của ILO và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thì Việt Nam sẽ là một trong một số nước hưởng lợi nhiều hơn từ việc hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng so với các nước khác do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào ngoại thương.

Báo cáo này cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn 2010-2025, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình nói chung sẽ tăng nhanh nhất, ở mức 28%, và sẽ có thêm nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống của cho hàng triệu người.

...lại vừa lo

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp: Với sự phát triển không đồng đều hiện nay thì lao động có trình độ tay nghề của Việt Nam vẫn còn thấp.

Kết quả khảo sát của người sử dụng lao động tại 10 quốc gia ASEAN thì các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang lo ngại tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề. 50% doanh nghiệp cho biết, người lao động phổ thông ko có đủ những kỹ năng cần thiết cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lao động đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng có kỹ năng kiến thức vẫn còn khoảng cách so với nhu cầu của người sử dụng lao động cần.

Theo ông Simon Matthews Giám đốc của Manpower Group Việt Nam, Thái Lan và Trung Đông cho biết: Hiện nay, việc di chuyển lao động trong khu vực chủ yếu là những lao động không có kỹ năng nhưng khi thành lập cộng đồng chung AEC, việc di chuyển lao động có kỹ năng sẽ tăng.

"Bản thân người lao động muốn hội nhập, di chuyển trong AEC cần chuẩn bị đủ các kỹ năng làm việc theo nhóm, ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng máy tính thông thạo, nắm bắt được yếu tố kỹ thuật mới", ông Simon Matthews nhấn mạnh.

Bà Hà Thị Minh Đức lo ngại: Việt Nam là nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trong ASEAN, chỉ khoảng 10 năm nữa lực lượng lao động sẽ không còn dồi dào như hiện nay. Trong khi đó, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/15 Singapore, khả năng sử dụng tiếng Anh của lao động Việt Nam chưa cao. Theo xếp hạng mới đây của ASEAN, Việt Nam chỉ được xếp vào nhóm 4 nước ở hàng cuối vì quy mô vốn, trình độ khoa học kỹ thuật và lao động thấp.

Đối với nhà quản lý, khi thị trường lao động mở rộng hơn, nếu không có những chiến lược nhân sự bài bản, hợp lý, các doanh nghiệp sẽ khó giữ chân nguồn nhân lực cao dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám”. Đây sẽ là thách thức lớn cho các nhà quản lý nhân sự tại Việt Nam.

Có thể nói, con số 14,5 triệu việc làm cho lao động Việt Nam vào năm 2025 chỉ có thể đạt được nếu có được sự quản lý hợp lý và quyết liệt để thực thi một cách hiệu quả. Và việc mà Việt Nam cần nhanh chóng triển khai là xây dựng chính sách và thể chế hỗ trợ sự phát triển toàn diện và công bằng.

[su_note note_color="#faf1fb"] 

Ông Simon Matthews cho rằng “Việc nhập khẩu lao động đang đắt hơn nhiều việc đào tạo tại chỗ. Do vậy, Việt Nam cần nâng cao kỹ năng cho lao động trong nước. Ngoài người lao động, các chủ doanh nghiệp cũng phải nâng cao kỹ năng trong việc quản lý…”.[/su_note]

Giang Phan

Tin khác

Mưa lớn gây sạt lở đất tại móng cột dự án đường dây 500kV, 7 công nhân thương vong

Mưa lớn gây sạt lở đất tại móng cột dự án đường dây 500kV, 7 công nhân thương vong

(CLO) Mưa lớn đột ngột, tại vị trí móng cột số 28 dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu đoạn qua Hà Tĩnh bị sạt lở đất đã vùi lấp lán trại của công nhân đang làm việc ở công trường khiến 3 người tử vong, 4 người bị thương, 11 người chạy thoát an toàn.

Đời sống
Thành phố Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa, sẵn sàng đón đại lễ

Thành phố Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa, sẵn sàng đón đại lễ

(CLO) Những ngày này, khắp các tuyến phố, con đường lớn ở TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) rực rỡ cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ chào mừng sự kiện 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đời sống
Quảng Ninh phát hiện 2 tấn xúc xích chảy nước không rõ nguồn gốc

Quảng Ninh phát hiện 2 tấn xúc xích chảy nước không rõ nguồn gốc

(CLO) Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh (QLTT) đã phát hiện một chiếc ô tô tải đang chuẩn bị vận chuyển 2 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Móng Cái trong đêm 5/5.

Đời sống
Nam Định: Tập trung phòng trừ sâu bệnh trên lúa vụ xuân 2024

Nam Định: Tập trung phòng trừ sâu bệnh trên lúa vụ xuân 2024

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa có Công văn chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị chức năng, các địa phương tiếp tục tập trung phòng trừ sâu bệnh trên lúa vụ xuân năm 2024.

Đời sống
Thanh Hóa: Nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông Mã

Thanh Hóa: Nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông Mã

(CLO) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo làm rõ nguyên nhân gần 13 tấn cá chết hàng loạt trên sông Mã thời gian vừa qua.

Đời sống