Có hơn 39.000 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc trong 2,5 năm

Thứ bảy, 01/10/2022 18:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Nội vụ cho biết, từ năm 2020 đến 6 tháng 2022 (trong 2,5 năm) có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chiếm 2% tổng số biên chế được giao. Tỷ lệ nghỉ việc so với tổng biên chế được giao là 0,8%, trong đó ở Trung ương chiếm 18%, địa phương là 82%.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2022 chiều nay (1/10) do Văn phòng Chính phủ tổ chức, báo chí đã bày tỏ sự quan tâm đến vấn đề cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc ở nhiều bộ ngành, địa phương. Trong đó nêu câu hỏi: Bộ Nội vụ có đề nghị các bộ, ngành, địa phương báo cáo tình hình. Đến thời điểm hiện tại các bộ, ngành địa phương có báo cáo chi tiết số lượng cán bộ, công chức viên chức nghỉ việc vừa qua là bao nhiêu, bộ,ngành nào nghỉ nhiều nhất, nguyên nhân là gì?

co hon 39000 can bo cong chuc vien chuc nghi viec trong 25 nam hinh 1

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng trả lời thông tin tại Họp báo.

Trả lời nội dung này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, vấn đề cán bộ công chức, viên chức nghỉ việc là vấn đề dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là báo cáo của Bộ Y tế với Tổng Liên đoàn Lao động về số lượng 9.397 nhân viên y tế bỏ việc, thôi việc, chuyển từ khu vực công ra khu vực tư trong 1 năm rưỡi qua (tính trong năm 2021 và 6 tháng năm 2022).

Theo Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng, Bộ Nội vụ có báo cáo Thủ tướng có văn bản gửi các bộ, ngành địa phương đề nghị các đơn vị báo cáo lại số liệu trong 2,5 năm từ năm 2020 đến 6 tháng 2022. Thời điểm này, Bộ Nội vụ nhận được báo cáo của 28 cơ quan Trung ương, 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.

"Kết quả là trong 2,5 năm, có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chiếm 2% tổng số biên chế được giao. Như vậy, tính bình quân 1 năm có khoảng 15.820 người nghỉ việc. Tỷ lệ nghỉ việc so với tổng biên chế được giao là 0,8%, trong đó ở Trung ương chiếm 18%, địa phương là 82%.

Trong 39.552 người nghỉ việc có hơn 4.000 công chức, hơn 35.000 viên chức. Số nghỉ việc trong ngành giáo dục hơn 16.400 người, ngành y tế  là 12.198 người ….", ông Nguyễn Duy Thăng thông tin.

Làm rõ về nguyên nhân, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết, ngoài y tế còn có giáo dục cũng có tỷ lệ nghỉ việc nhiều do áp lực, thu nhập, có thể phân thành các nguyên nhân có khách quan, chủ quan. Theo đó, về nguyên nhân khách quan, nguyên nhân đầu tiên, Việt Nam có nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong đó có thị trường lao động, phát triển thị trường lành mạnh, khu vực công sang khu vực tư, xuất khẩu lao động đều là liên thông. Nền kinh tế nhiều thành phần, khu vực công - tư có sự cạnh tranh lao động…

Nguyên nhân thứ hai là xã hội hoá, tự chủ đơn vị sự nghiệp. Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, các quy định của luật cán bộ, công chức, viên chức, các Nghị định của Chính phủ, Nghị quyết Trung ương, nếu đơn vị sự nghiệp tự chủ quản trị như doanh nghiệp, nhiều đơn vị có chế độ ký hợp đồng thì việc ra vào khu vực công - tư là thường xuyên….

Về nguyên nhân chủ quan, ông Nguyễn Duy Thăng nêu rõ: Thứ nhất, Trung ương, Chính phủ có nhiều Nghị quyết nâng cao chế độ chính sách tiền lương, nhưng chế độ chính sách còn nhiều khó khăn so với nhu cầu cuộc sống. "Bộ Nội vụ cùng Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan đã báo cáo Chính phủ căn cứ tốc độ tăng trưởng kinh tế, báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội xem xét tăng lương thế nào cho phù hợp", ông Nguyễn Duy Thăng nói.

Thứ hai, công tác quy hoạch cán bộ, đặc biệt với đội ngũ chuyên gia chưa tốt, nhiều người có kiến thức chuyên môn, năng lực giỏi sang làm việc tại khu vực tư với nhiều chính sách thu hút.

Thứ ba, thực hiện các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Chính phủ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ, nên tại các cơ quan, đơn vị, khối lượng công việc gia tăng, tạo sức ép cho người lao động.

Thứ tư, là do chủ quan, môi trường, điều kiện làm việc tại một số khu vực công chưa thật sự hấp dẫn, tạo cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức phát huy tốt năng lực.

Nguyên nhân thứ năm theo ông Nguyễn Duy Thăng đó là về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của cán bộ, công chức, viên chức. "Ngoài ra, nghỉ việc, chuyển việc còn vì lý do cá nhân, muốn thử sức, thay đổi công việc từ khu vực công sang tư, thay đổi định hướng nghề nghiệp…", ông Thăng cho biết.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM vào 30/6/2025

Có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM vào 30/6/2025

(CLO) Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch và dự kiến tới 30/6/2025 chúng ta có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM

Tin tức
Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

(CLO) Sáng ngày 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 1 năm 2024 gồm 24 ông, bà.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

(CLO) Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số bài học kinh nghiệm, trong đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc, ngay từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Tin tức
Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

(CLO) Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Tin tức
Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Tin tức