Sau hơn 10 năm vẫn... ì ạch

Thứ tư, 11/11/2015 07:30 AM - 0 Trả lời

Sau hơn 10 năm được chọn là ngành mũi nhọn, ngành cơ khí chế tạo Việt Nam vẫn đang dẫn đầu nhập siêu kể cả dây chuyền sản xuất, nguyên liệu đầu vào và luôn trong tình trạng bấp bênh đầu ra. Nhiều chỉ tiêu đề ra đều không đạt hoặc thấp hơn nhiều so với kế hoạch.

(CLO) Sau hơn 10 năm được chọn là ngành mũi nhọn, ngành cơ khí chế tạo Việt Nam vẫn đang dẫn đầu nhập siêu kể cả dây chuyền sản xuất, nguyên liệu đầu vào và luôn trong tình trạng bấp bênh đầu ra. Nhiều chỉ tiêu đề ra đều không đạt hoặc thấp hơn nhiều so với kế hoạch. Đó là nhận định của các chuyên gia và doanh nghiệp tại Hội thảo Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam.

[caption id="attachment_60421" align="aligncenter" width="600"]12231116_582728121865290_1288380817_n Đã có nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp cơ khí phát triển. Song cho đến nay, các ưu đãi này vẫn chưa thực sự đến được với doanh nghiệp, giúp ngành cơ khí phát triển. (Ảnh: Internet)[/caption]

Đang ở vị trí rất thấp

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng – Bộ Công Thương cho hay, năm 2014, giá trị xuất khẩu ngành cơ khí đạt hơn 15 tỷ USD. Tuy nhiên, nhập khẩu lại hơn 26,5 tỷ USD. Cùng với đó là tỷ lệ nội địa hóa của ngành mới chỉ đạt hơn 30%, thấp hơn mục tiêu của Chiến lược là 40%-50%.

Không những thế, tỷ lệ nhập khẩu liên tục tăng cao, nhất là máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất, đơn cử năm 2006 giá trị nhập khẩu cơ khí là 8,7 tỷ USD, năm 2012, giá trị nhập khẩu cơ khí là 22,460 tỷ USD. Đến năm 2013, giá trị nhập khẩu ngành cơ khí ước đạt 24,8 tỷ USD, nhập siêu ngành cơ khí tương đối lớn hơn 10 tỷ USD.

Ông Nguyễn Tăng Cường - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghiệp Quang Trung cho biết: Đối với ngành cơ khí, để chế tạo một sản phẩm hàng hóa phải qua 7 bước bao gồm thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, tạo phôi, gia công cắt gọt, lắp ráp, thử nghiệm, xuất xưởng..., nhưng nước ta chỉ có một khâu là lắp ráp.

Thực tế là, ngành cơ khí Việt Nam đang chịu một sức ép rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài, vì không nước nào muốn cho ngành cơ khí của nước ta phát triển và chỉ muốn biến nước ta thành thị trường tiêu thụ. Hầu như không có dự án ODA nào cho ngành cơ khí vì mối lo ngại về quan hệ phát triển giữa cơ khí và vũ khí.

Thị trường xuất khẩu các sản phẩm cơ khí nước ta chủ yếu gồm thị trường xuất khẩu sản phẩm linh kiện lắp ráp ô tô, máy công cụ và máy động lực phục vụ nông lâm ngư nghiệp, sản phẩm thiết bị điện cho các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Tuy nhiên, các sản phẩm chính của ngành hiện nay vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp, mẫu mã đơn điệu nên giá trị gia tăng thấp. Các doanh nghiệp phải thường xuyên sản xuất trong tình trạng bị động, năng suất, chất lượng không cao. Sản phẩm nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường nên cũng đang dần bị hạn chế về thị trường xuất khẩu.

Vẫn là do chính sách

Ông Trần Văn Quang, Chủ tịch Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh cho rằng doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của nhà nước về thị trường, nếu không doanh nghiệp sẽ không dám đầu tư. Nhà nước cần ưu đãi làm sao để giúp doanh nghiệp tham gia vào các dự án trong nước, từng bước tạo ra sản phẩm và xây dựng uy tín trên thị trường.

Thực chất, về chính sách vay vốn, dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp khi có dự án tốt được vay vốn ưu đãi nhưng khâu tiếp cận lại rất khó khăn vì phải đáp ứng rất nhiều hồ sơ, thủ tục.

Ông Nguyễn Tăng Cường nhận định: "Rõ ràng, nếu cứ để cho các doanh nghiệp cơ khí trong nước “tự bơi”, tự chiến đấu trong bối cảnh sức mạnh nội tại, công nghệ, vốn còn thấp, tình trạng này nếu không được cải thiện thì ngành cơ khí nước ta sẽ không bao giờ phát triển được".

Còn ông Ngô Quang Quý - Phó Tổng Giám đốc Công ty lắp máy Việt Nam (Lilama) thì cho rằng, do nhiều vật liệu đầu vào còn phụ thuộc nhập khẩu nên đã đẩy giá thành lên cao. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia cho sản xuất vật liệu mới còn thiếu và yếu, nhiều cán bộ chuyên môn cao và nguồn chất xám của Việt Nam đang nhảy ra nước ngoài làm việc, khiến ngành cơ khí ngày càng thiếu hụt ng​hiêm trọng.

Trước những ý kiến trên, thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng khẳng định, Bộ sẽ tiếp nhận những ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, để tiếp tục trao đổi, nghiên cứu, đưa ra một chiến lược phát triển ngành trong giai đoạn tới cụ thể hơn, hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn.

Giang Phan

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản