Cô Lin, Gạc Ma...1988 - khúc tráng ca bất tử

Thứ bảy, 14/03/2020 19:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhà báo, Thiếu tướng Hồ Anh Thắng, nguyên phó Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân là một trong những phóng viên đầu tiên có mặt tại Trường Sa cách đây 32 năm, sau sự kiện 14/3/1988 khi Trung Quốc nã súng, 64 chiến sĩ Việt Nam anh dũng hy sinh trên đảo Gạc Ma.

 

Thiếu tướng Hồ Anh Thắng (bên trái) trên đường ra Trường Sa năm 1988

Thiếu tướng Hồ Anh Thắng (bên trái) trên đường ra Trường Sa năm 1988

1. Cứ đến ngày này, tôi lại nhớ đến nhà báo Hồ Anh Thắng, người mà không ít lần tôi được trò chuyện, phỏng vấn. Trong những câu chuyện về cuộc đời nghề nghiệp, ông luôn dành những giây phút lắng đọng nhất, trân trọng nhất khi kể lại chuyến tác nghiệp 20 ngày tại Trường Sa năm 1988. Với ông, đó là kí ức đáng nhớ, không thể nào quên trong cả cuộc đời làm báo. Nhà báo Hồ Anh Thắng kể lại: Ngày 14-3-1988, sau sự kiện Trung Quốc nã súng đại bác vào tàu Hải quân nhân dân Việt Nam và 64 chiến sĩ công binh hải quân của ta hy sinh dưới họng súng của tàu chiến Trung Quốc khi đang làm nhiệm vụ trên đảo Gạc Ma đã làm chấn động cả nước và dư luận quốc tế. Cả nước hướng ra Trường Sa, ủng hộ các chiến sĩ Trường Sa. Thế giới lên án hành động dã man của Trung Quốc tại Trường Sa Việt Nam. Chưa bao giờ những tên đảo: Cô Lin, Gạc Ma, Len Đao…

Trường Sa của Việt Nam được gọi tên làm đau nhức nhối triệu triệu trái tim của cả nước, làm dư luận của thế giới phẫn nộ đến thế! Để nhân dân cả nước và quốc tế hiểu rõ hơn bộ mặt thật của Trung Quốc sau vụ sát hại 64 chiến sĩ hải quân của ta tại Trường Sa, Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ tư lệnh hải quân tổ chức cho các nhà báo trong nước và quốc tế ra tiếp cận Trường Sa.

"Đối mặt với gian khổ, thiếu thốn, đối mặt với kẻ thù luôn rắp tâm chiếm đảo, vậy mà trên những gương mặt trẻ ấy chúng tôi chỉ nhận ra nỗi nhớ đất liền và niềm kiêu hãnh, tự tin được sống chiến đấu nơi đầu sóng ngọn gió. Những ngày này cả nước đang hướng về Trường Sa. Phong trào quyên góp, ủng hộ Trường Sa lan vào đến từng lớp học. Cả nước hướng ra Trường Sa, Trường Sa tựa lưng vào cả nước… "- Trích "Trường Sa năm 1988" của nhà báo Hồ Anh Thắng

Do điều kiện có hạn và để đảm bảo an toàn nên chỉ bố trí được hơn 20 phóng viên báo chí trong nước đi chuyến thực tế ấy. Mặc dù hầu hết các tờ báo trong nước và kể cả phóng viên các hãng thông tấn nước ngoài đã đăng ký đi. Trừ đặc thù riêng của truyền hình, mỗi tờ báo được một phóng viên, riêng báo Quân đội nhân dân được hai người, tôi và nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Như Thính. Những ngày ấy sự kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma và giết hại 64 chiến sĩ hải quân của ta là một đề tài của mọi ngóc ngách xã hội. Bên cạnh lòng căm thù, phẫn uất bao trùm không ít sự lo lắng, sợ hãi, nhất là những gia đình có con em là cán bộ, chiến sĩ hải quân…

      2. Nhà báo Hồ Anh Thắng dừng lại đôi chút trong nghẹn ngào rồi kể tiếp: Trước ngày tôi lên đường ra Trường Sa, mấy anh em ở tập thể nhà số 8 Lý Nam Đế (Hà Nội) gồm anh Phạm Quốc Toàn, Lê Liên, Trương Quang Châu…tổ chức một bữa cơm thật thịnh soạn để tiễn tôi đi. Bữa cơm đang vui lại càng vui hơn khi đồng chí Bùi Biên Thùy, Bí thư đảng ủy, Phó tổng biên tập chợt đến chia vui. Sau này khi tôi ở Trường Sa về, anh Phạm Quốc Toàn, Lê Liên nói thật: “Bọn mình tổ chức bữa cơm rất thịnh soạn tiễn ông đi ra Trường Sa trong thời điểm cực kỳ căng thẳng và nguy hiểm là ngầm ý không may ông không trở về…”

Thiếu tướng Hồ Anh Thắng (bên trái) cùng nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Như Thính ngày 22/4/1988 tại cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa.

Thiếu tướng Hồ Anh Thắng (bên trái) cùng nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Như Thính ngày 22/4/1988 tại cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa.

Xuất phát từ các vùng, miền khác nhau, hầu hết các phóng viên hội tụ về căn cứ Cam Ranh. Nơi đó một số cán bộ, chiến sĩ hải quân vừa cập đất liền sau cuộc đương đầu anh dũng trước họng súng kẻ thù. Cũng bắt đầu từ Cam Ranh các phóng sự, gương chiến đấu dũng cảm hy sinh, hình ảnh của các chiến sĩ được tôi và nghệ sĩ Hoàng Như Thính liên tiếp gửi về tòa soạn báo Quân đội nhân dân để giới thiệu kịp thời với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.

Sau mấy ngày tác nghiệp ở Cam Ranh, chúng tôi di chuyển vào Vũng Tàu và lên con tàu cứu hộ Mỹ Á để đi ra Trường Sa. Cuộc hành trình ấy chúng tôi đã trực tiếp gặp gỡ, tác nghiệp trên chính con tàu HQ505 mang trên mình 50 vết đạn đại bác của bọn Trung Quốc và dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng, thiếu tá Vũ Huy Lễ, trước khi “hy sinh” con tàu HQ505 đã lao hết tốc lực lên đảo Cô Lin để khẳng định chủ quyền. Chúng tôi đã tác nghiệp trên nhiều hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đặc biệt vừa tác nghiệp vừa sẵn sàng chiến đấu với các tàu chiến Trung Quốc, trên tàu những tên lính Trung Quốc lăm lăm súng, đại bác chĩa thẳng vào chúng tôi trên đảo Cô Lin… Sau chuyến đi ấy, Ban thời sự Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức cuộc tọa đàm với các phóng viên vừa từ Cô Lin, Gạc Ma…Trường Sa trở về. Cuộc tọa đàm được phát trên sóng Đài tiếng nói Việt Nam nhiều lần. Ở quê nhà, vợ tôi nghe đài mới biết chồng mình vừa trở về từ Trường Sa!

     3. Sau 32 năm rồi nhưng trong cảm xúc của người chứng kiến, thiếu tướng Hồ Anh Thắng vẫn nhớ như in hình ảnh người lính reo vui khi có nước ngọt, nâng niu hứng từng giọt, từng tia nước, vừa xót xa, vừa trân trọng. Rồi câu chuyện về những em học sinh tiết kiệm tiền ăn sáng gửi tặng 3000 đồng cho các anh chiến sĩ ngoài đảo xa, những người lính xung phong ra giữ đảo, những chiến sĩ kiên cường sẵn sàng trở thành cột mốc sống, quyết bám đảo đến giây phút cuối cùng…Biết bao những tấm gương, biết bao những câu chuyện cảm động và những ngày tác nghiệp đã được nhà báo Hồ Anh Thắng ghi chép và viết liên tục gần 20 tác phẩm đăng trên báo Quân đội nhân dân, để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc những năm tháng ấy như: Ghi chép ở Trường Sa, Hai anh em trên đảo Trường Sa, Mười ba năm gắn bó với Trường Sa, Câu trả lời ở Trường Sa…

Câu chuyện xúc động nhất mà nguyên phó Tổng biên tập kể lại trong nghẹn ngào đó là khi đoàn nhà báo lên đảo được chứng kiến cảnh các chiến sĩ chôn cất những liệt sĩ hy sinh là anh Phạm Hữu Doan, thuyền phó tàu HQ 605, Võ Văn Tứ và thiếu úy Trần Văn Phương, người chiến sĩ cho đến phút cuối cùng ngã xuống vẫn giương cao lá cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma. Hình ảnh những người lính chiều chiều nhặt từng con ốc nón xếp lên những nấm mồ đồng đội để tránh bị sóng biển đánh cứ ám ảnh ông đến tận bây giờ. 

Dừng lại câu chuyện về ngày xưa, trách nhiệm của một nhà báo đã có hơn ba thập niên trong nghề, ông trần tình nói với tôi: “Mỗi thời mỗi khác, trong công tác tuyên truyền của chúng ta hiện nay cần linh hoạt. Độc chiếm biển đông là âm mưu của Trung Quốc và Trung Quốc không bao giờ từ bỏ âm mưu đó. Những người làm báo là những chiến sĩ cầm bút chiến đấu trên mặt trận tư tưởng. Ngòi bút là vũ khí của chúng ta, vì vậy ngòi bút phải sắc, phải bén mới bảo vệ được trận địa của mình. Và dĩ nhiên rồi hãy viết về Gạc Ma, kẻo mọi người quên mất”.

Rất nhiều, rất nhiều những người lính ở Trường Sa tôi gặp mỗi người có một nét riêng không thể nào ghi hết, nhớ hết được. Khi cầm bút ghi lại những chuỗi ký ức này tôi vẫn không quên được những người lính trên tàu HQ505. Không sao quên được cái buổi chiều hoàng hôn trên thềm cát đảo Sinh Tồn với người lính tỉ mẫn ngồi xếp những con ốc nón, những cành san hô lên 4 ngôi mộ của đồng đội mình. Những ngôi mộ chưa có tên riêng. Khi chỉ cho tôi ngôi mộ của anh Doan thuyền phó tàu HQ605, người lính ấy nói trước khi hi sinh anh Doan dặn chúng em: “ Mình không thể sống được đâu, khi mình chết các bạn hãy cho mình nằm lại ở hòn đảo này”. Một người lính trước khi hi sinh còn muốn tìm cho mình một chỗ nằm. Chỗ nằm ấy ở bên cạnh đồng đội. Chỗ nằm ấy ở Trường Sa!:" - Trích "Trường Sa năm 1988" của nhà báo Hồ Anh Thắng.

Hà Vân 

Tin khác

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo
Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo