Có nên tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài, vượt quá 30%?

Thứ năm, 16/12/2021 17:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo giới chuyên gia, việc điều chỉnh tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể đem lại một số lợi ích nhất định. Thế nhưng, quá trình này cũng cần được xem xét kỹ lưỡng.

Trong báo cáo “Nghiên cứu tính cần thiết của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: Hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã chạm trần tỷ lệ người nước ngoài sở hữu cổ phần.

Báo cáo thống kê từ các nguồn về cơ cấu tỷ lệ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại thời điểm tháng 4/2021, trong đó cho thấy một số ngân hàng đã có tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài chạm trần 30% hoặc gần chạm trần 30%, và còn nhiều ngân hàng khác có tỷ lệ thấp hơn mức trần 30%.

co nen tang ty le so huu co phan doi voi nha dau tu nuoc ngoai vuot qua 30 hinh 1

Việc điều chỉnh tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể đem lại một số lợi ích nhất định. (Ảnh: Minh họa)

Theo CIEM, việc điều chỉnh tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể đem lại một số lợi ích nhất định.

Cụ thể, việc tăng sở hữu cổ phần nước ngoài sẽ tăng khả năng đáp ứng tiêu chuẩn Basel II cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Đồng thời, sự điều chỉnh này sẽ hỗ trợ thực hiện hiệu quả các cam kết về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại trong các FTA, đặc biệt là EVFTA.

“Việc cân nhắc tích cực đề xuất của các định chế tài chính EU về việc nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ tại hai thương mại cổ phần trong nước trong vòng 05 năm sau khi EVFTA có hiệu lực, trừ Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank”, báo cáo của CIEM nêu.

Bên cạnh đó, hành động tăng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp tăng khả năng thu hút đầu tư và tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.

Ngoài ra, nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài một cách hợp lý cũng tránh được rủi ro nhà đầu tư nước ngoài chi phối hoạt động của ngân hàng thương mại.

Từ nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia, CIEM nêu ra 2 lưu ý.

Theo CIEM, các nước trong khu vực đã cân nhắc tích cực việc điều chỉnh tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh tăng và lộ trình thực hiện có sự khác biệt giữa các nước, tùy đặc thù cụ thể và quyết tâm của từng nước đối với cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại thông qua hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài. 

Đồng thời, cần cân nhắc thêm các biện pháp khác để điều tiết và giám sát hoạt động của ngân hàng thương mại, thay vì chú trọng quá mức vào giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại.

Báo cáo đưa ra một số kiến nghị cụ thể. Thứ nhất, Việt Nam cần cân nhắc một cách tiếp cận mở hơn trong điều tiết ngành ngân hàng, trong đó có tiếp cận mở đối với giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại.

Thứ hai, Việt Nam cần nghiên cứu chi tiết hơn về lợi ích tiềm năng của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại, gắn với các kịch bản điều chỉnh cụ thể. 

Thứ ba, Việt Nam cần cân nhắc cập nhật chiến lược phát triển ngành ngân hàng, trong đó có cân nhắc cập nhật quan điểm về mức độ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, Việt Nam cần cân nhắc cải thiện khung pháp lý theo hướng hiện đại và mở, nhằm bảo đảm cạnh tranh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính.

Thứ năm, Việt Nam cần cân nhắc khả năng nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại trong các đề xuất (nếu có) về phát triển trung tâm tài chính quốc tế, Fintech,...

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

Fed giữ nguyên lãi suất, tỷ giá “lao dốc”

(CLO) Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC, cơ quan hoạch định chính sách của Fed) tuyên bố giữ nguyên lãi suất trong phạm vi 5,25 - 5,5% khi kết thúc cuộc họp ngày 1/5, đồng USD đã giảm mạnh. Trong nước, giá USD thị trường tự do “lao dốc”. 

Tài chính - Bảo hiểm
Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

Vàng nhẫn đảo chiều đi lên, vàng SJC giảm giá sâu

(CLO) Trong khi giá vàng nhẫn đảo chiều đi lên theo sức nóng của vàng thế giới, vàng SJC giảm giá sâu khi kỳ nghỉ lễ vừa kết thúc.

Tài chính - Bảo hiểm
Cơ Điện Lạnh (REE) lợi nhuận sụt giảm 48%, chậm trễ kế hoạch năm

Cơ Điện Lạnh (REE) lợi nhuận sụt giảm 48%, chậm trễ kế hoạch năm

(CLO) CTCP Cơ Điện Lạnh (Mã REE) công bố BCTC quý 1/2024 với lợi nhuận chỉ đạt 548,9 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm lấy đâu tiền để đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp?

Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm lấy đâu tiền để đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp?

(CLO) Lượng tiền mặt ít ỏi, Saigontel (SGT) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm đang phải ‘xoay sở’ nguồn vốn bằng phương án phát hành 75 triệu cổ phiếu để lấy tiền đầu tư 7 dự án bất động sản công nghiệp.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

Thị trường vàng lại chấn động, giá vàng “rơi tự do”

(CLO) Trong phiên giao dịch cuối cùng trong tháng 4 ở thị trường Mỹ, vàng lại chấn động khi giá “rơi tự do”, nhiều thời điểm thủng mốc quan trọng 2.300 USD/ounce.

Tài chính - Bảo hiểm