Cổ phiếu Cotecons giảm 35%, bất chấp xu hướng tăng của thị trường chứng khoán

Thứ hai, 19/03/2018 20:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) VN-Index sắp phá đỉnh 11 năm, tuy nhiên cuộc vui lại không dành cho tất cả khi nhiều cổ phiếu lớn đã giảm giá không ngừng, trong đó có "ông vua" ngành xây dựng Coteccons khi cổ phiếu giảm 35% bất chấp thị trường đi lên.

Trên thị trường chứng khoán, đối với nhiều nhà đầu tư, tháng Giêng là thời gian đầu tư với kỳ vọng kiếm được lợi nhuận, tạo ra sự khởi đầu suôn sẻ cho cả năm đó. Trên thế giới, có hẳn những nghiên cứu về “hiệu ứng tháng Giêng” chỉ ra lợi nhuận đầu tư thường cao hơn so với các tháng dương lịch trong năm. 

Chinh phục thành công ngưỡng 1.140 và gần nhất là 1.150 điểm, từ cơ quan quản lý, chuyên gia cho tới các nhà đầu tư đều kỳ vọng vào ngưỡng kỷ lục của VN-Index cách đây 11 năm bị phá vỡ. Đi cùng với đó là sự trông đợi vào đà tăng của những nhóm cổ phiếu chi phối thị trường trong giai đoạn vừa qua. Tài chính, ngân hàng, bất động sản hay nhóm bluechip là những cái tên như vậy. Tuy nhiên, sự phân hóa thấy rõ từ dòng tiền là điều khiến “bàn tiệc” không dành cho tất cả.

Báo Công luận
 

Trong bối cảnh thị trường thăng hoa, vẫn có không ít cổ phiếu đi ngược lại xu hướng này, đặc biệt là những cái tên được kỳ vọng đúng ra phải tăng mạnh. Cổ phiếu CTD của Coteccons giảm gần 35% sau khi đạt đỉnh 240.000 đồng. Ông lớn CTD có đà tăng thu hẹp dần theo thời gian, năm Ất Mùi đạt mức tăng trưởng gần 22%, năm Bính Thân chỉ còn 19% cho đến tháng Giêng năm Đinh Dậu chỉ còn xấp xỉ 5%. 

Mặc dù vẫn là doanh nghiệp có lợi nhuận vượt trội trong ngành xây dựng nhưng hiệu quả kinh doanh của Coteccons đang giảm sút rất nhanh. Đồng hành cùng thị trường tới đầu tháng 11/2017, cổ phiếu CTD của Coteccons sau đó lại đi ngược hoàn toàn với diễn biến chung. Thay vì liên tục phá ngưỡng kháng cự mạnh như VN-Index, cổ phiếu CTD chuyển thành "phá" các ngưỡng hỗ trợ. Chỉ hơn 4 tháng, cổ phiếu này đã ghi nhận mức giảm gần 35%, từ mức đỉnh 240.000 đồng về 160.000 đồng. Trong 6 phiên gần nhất, CTD đã mất gần 20.000 đồng xét về thị giá. Nhiều người đã biết đến Coteccons là nhà thầu xây dựng số 1 Việt Nam hiện nay, nhưng với Công ty CP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang (VNT) là một cái tên còn quá mới mẻ trong lĩnh vực địa ốc. 

Báo Công luận
Ảnh minh họa 

Trước đó, vào tháng 12/2017, Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) đã có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa phản hồi về những tranh chấp đang xảy ra với chủ đầu tư dự án Panonama Nha Trang - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang (VNT). Ngay lập tức VN-Index đã rơi sâu khi phiên giao dịch buổi chiều bắt đầu nhưng nhanh chóng được kéo lên dần trong nỗ lực. Cổ phiếu CTD của Coteccons giảm mạnh 5.600 đồng về 216.900 đồng trước vụ “đấu tố” với chủ đầu tư dự án Panorama Vịnh Nha Trang.

Đà giảm của CTD, thực tế, bắt đầu từ nửa cuối tháng 1/2018, sau 2 lần cố gắng trở lại trong tháng 12/2017. Nguyên nhân chính kéo giá cổ phiếu của doanh nghiệp đầu ngành về xây dựng lao dốc một cách dứt khoát là những số liệu từ BCTC năm được công bố, trong đó biên lợi nhuận và nhiều vấn đề về tài chính khiến những nhà đầu tư vào cổ phiếu này lo ngại về triển vọng trong tương lai. 

Báo cáo của VCSC cho rằng Backlog xây dựng của CTD ổn định nhưng bị giá vật liệu xây dựng tăng làm ảnh hưởng. "CTD đạt tăng trưởng doanh thu mạnh 22% trong Quý 4/2017 lên 9.000 tỷ đồng nhờ backlog xây dựng cao. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp giảm xuống 6,4% trong Quý 4/2017 từ 8% trong 9 tháng đầu năm và 8,3% trong Quý 4/2016 vì giá thép tăng 5% trong Quý 4 và 20% tính chung cả năm 2017", báo cáo của VCSC viết. 

Vấn đề xa hơn là nhiều công ty chứng khoán trong dự phóng về KQKD của CTD cho rằng biên lợi nhuận của công ty sẽ tiếp tục giảm trong 2 năm tới và chỉ phục hồi vào năm 2020. ACBS dự báo biên lợi nhuận gộp của CTD sẽ giảm về 7% năm 2018 và 6,7% vào năm 2019. Lợi nhuận theo đó sẽ đạt đỉnh vào năm nay và lần đầu ghi nhận sụt giảm vào năm sau. Dù được Coteccons đánh giá không đáng lo ngại và ACBS cũng cho rằng không đáng ngại, tuy nhiên việc này có thể tạo tiền lệ cho những năm sau, khi trước đó khoản mục này của công ty chưa bao giờ tăng quá 800 tỷ đồng/ năm. 

Dù vậy, câu chuyện này không chỉ đơn giản là một cổ phiếu bị dòng tiền “bỏ rơi”. Bản chất của thị trường chứng khoán là phản ánh kỳ vọng, và sự sụt giảm của mỗi cái tên đều có lý do của nó./.

Bảo Anh

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm