Cổ phiếu Nam Sông Hậu (PSH): Dòng tiền kinh doanh âm, cổ phiếu vẫn…tăng kịch trần?

Thứ tư, 01/01/2020 10:45 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mặc dù kết quả kinh doanh gần đây của Nam Sông Hậu đều âm, nhưng ngay ngày đầu chào sàn, cổ phiếu đã tăng kịch trần (+20%). Điều này khiến dư luận nghi ngờ về bản cáo bạch thông tin đã được công bố của Nam Sông Hậu thiếu minh bạch.

PSH 33

Dòng tiền kinh doanh đang âm

Ngày 24/6, Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) đã tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết và đưa 126.196.780 cổ phiếu của CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Mã chứng khoán: PSH) vào giao dịch.

Tổng giá trị chứng khoán niêm yết của cổ phiếu PSH đạt hơn 1.261 tỷ đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 16.000 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá +/-20%.

Tính đến 15 giờ 20 phút ngày 24/6, giá cổ phiếu PSH đã tăng kịch trần (+20%) lên mức 19.200 đồng/cổ phiếu.

Dòng tiền kinh doanh của Nam Sông Hậu âm liên tục, nhưng vừa lên sàn lại tăng kịch trần

Dòng tiền kinh doanh của Nam Sông Hậu âm liên tục, nhưng vừa lên sàn lại tăng kịch trần

Thế nhưng theo số liệu của bản cáo bạch thông tin, kết quả kinh doanh của công ty Nam Sông Hậu gần đây lại...mất ổn định.

Tại báo cáo, phía công ty Nam Sông Hậu cũng khẳng định, doanh thu và lợi nhuận gộp của 3 tháng đầu năm 2020 có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Theo BCTC riêng quý I/2020, tổng doanh thu thuần là 1,43 nghìn tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2019 là 440,2 tỷ đồng.

Tổng doanh thu thuần sau hợp nhất quý I/2020 là 1,59 nghìn tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ năm 2019 là 463,55 tỷ đồng (giảm khoảng 25%).

Lợi nhuận gộp quý 1-2020 của Nam Sông Hậu sau hợp nhất giảm khoảng 19,27 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận gộp theo BCTC riêng giảm khoảng 26,64 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.

Dòng tiền kinh doanh của Nam Sông Hậu trên báo cáo Lưu chuyển tiền tệ hai năm liên tiếp liên tục âm. Cụ thể, năm 2018 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm tới 632 tỷ đồng do tăng mạnh hàng tồn kho. Năm 2019, con số này là âm 138 tỷ đồng cũng do hàng tồn kho âm trên 300 tỷ đồng.

Nam Sông Hậu đang nằm trong nhóm đầu danh sách nợ thuế

Có lẽ do dòng tiền khó khăn, nên gần đây Nam Sông Hậu luôn đứng đầu danh sách nợ thuế tại địa phương.

Theo số liệu của Chi cục Thuế TP Cần Thơ, số tiền nợ thuế tại thời điểm 31-12-2019 của Nam Sông Hậu là 27 tỷ đồng đứng thứ tư.

Còn tại thời điểm 31-5-2020 con số nợ này đã lên đến 155 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trước đó tại công văn ngày 5-11-2019 của Bộ Tài chính, công ty Nam Sông Hậu thuộc danh sách các công ty chây ỳ nợ thuế Bảo vệ môi trường, bị áp dụngbiện pháp cưỡng chế hóa đơn với con số nợ thuế lên đến hơn 500 tỷ đồng tính đến thời điểm 30-9-2019.

Thế nhưng, tại tiểu mục “11.3 Các khoản phải nộp theo luật định”, Bản cáo bạch thông tin của PSH ghi: “Công ty thực hiện kê khai, nộp đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.”

Điều này đặt ra câu hỏi về tính minh bạch của bản cáo bạch thông tin được công bố.

“Đế chế” Mai Văn Huy vẫn chi phối Nam Sông Hậu

CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Mã chứng khoán: PSH) được ông Mai Văn Huy thành lập vào năm 2012 với lĩnh vực kinh doanh chính là xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, lọc - hóa dầu, LPG, Gas.

Theo cơ cấu cổ đông tại thời điểm 21-1-2020, PSH có tổng cộng 425 cổ đông. Trong đó, cổ đông lớn nhất là Chủ tịch HĐQT Mai Văn Huy với sở hữu hơn 84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 66,65% vốn.

Theo luật Doanh nghiệp hiện hành, với tỷ lệ nắm giữ trên 65%, khả năng triệu tập và thông qua quyết định quan trọng trong Đại hội đồng cổ đông là gần như tuyệt đối.

Các nội dung được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành:

•   Sửa đổi, bổ sung các nội dung của Điều lệ công ty;

•    Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;

•  Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

•  Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định;

•   Thông qua báo cáo tài chính hằng năm.

Chi tiết nắm giữ cổ phiếu của Ban lãnh đạo Nam Sông Hậu thời điểm 31-12-2019.

Chi tiết nắm giữ cổ phiếu của Ban lãnh đạo Nam Sông Hậu thời điểm 31-12-2019.

Theo các chuyên gia, những trường hợp công ty có lợi nhuận, nhưng hoạt động kinh doanh không tạo ra dòng tiền dương, bị chôn vốn, nguồn tiền thu về chậm, dẫn tới sự nguy hiểm trong tình hình tài chính, gặp khó khăn trong thanh toán công nợ, cũng như không thể chi trả cổ tức cho cổ đông.

Hiện nay ít nhà đầu tư quan tâm đến dòng tiền mà chỉ quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ. Thế nhưng với các doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm, nếu dòng tiền âm liên tục trong vài năm, đây có thể là tín hiệu cảnh báo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang có vấn đề.

Đây có thể là dấu hiệu cho thấy việc bán hàng không thu được tiền, hay bị nghi ngờ là ghi nhận doanh thu ảo. Các ngân hàng và chủ nợ có thể siết chặt các khoản vay, thậm chí không cho vay, dễ đẩy doanh nghiệp đối mặt với rủi ro phá sản.

Báo Nhà báo & Công luận sẽ tiếp tục thông tin về CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Mã chứng khoán: PSH) với nhiều điểm bất thường khi đang nợ thuế, dòng tiền kinh doanh đang âm, nhưng mã lại tăng kịch trần...

Gia Nguyên

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm