Cơ quan phát triển Pháp đề xuất cho vay không bảo lãnh Chính phủ tại Việt Nam

Thứ ba, 15/03/2016 16:23 PM - 0 Trả lời

"Hiện nay, các doanh nghiệp của chúng ta đang mượn tín nhiệm của Chính phủ, của 80 triệu dân Việt Nam để đi vay vốn. Các doanh nghiệp cần phải tự phát triển được thương hiệu của mình và vươn ra khỏi lãnh thổ đất nước mà không cần dựa dẫm vào Chính phủ", đó là phát biểu của ông Đặng Quyết Tiến, Cục phó Cục tài chính Doanh nghiệp trong buổi khai mạc hội thảo sáng nay, 15/3.

(CLO) "Hiện nay, các doanh nghiệp của chúng ta đang mượn tín nhiệm của Chính phủ, của 80 triệu dân Việt Nam để đi vay vốn. Các doanh nghiệp cần phải tự phát triển được thương hiệu của mình và vươn ra khỏi lãnh thổ đất nước mà không cần dựa dẫm vào Chính phủ", đó là phát biểu của ông Đặng Quyết Tiến, Cục phó Cục tài chính Doanh nghiệp - Bộ Tài Chính trong buổi khai mạc hội thảo sáng nay, 15/3.

[caption id="attachment_86833" align="aligncenter" width="1280"]Tham dự hội thảo lần này có đại diện của Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Vụ Châu Á- AFD. Ảnh: Hoàng Việt Tham dự hội thảo lần này có đại diện của Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Vụ Châu Á- AFD. Ảnh: Hoàng Việt[/caption]

Trong suốt những năm qua, Việt Nam luôn là đất nước được ưu tiên hàng đầu của Cơ quan phát triển Pháp (AFD) với nhiều công cụ tài chính đa dạng, thông qua hỗ trợ ngân sách, hỗ trợ dự án, viện trợ không hoàn lại dành cho Nhà nước. Với số vốn đầu tư vào Việt Nam, tính tới thời điểm này, là 1,6 tỷ Euro thông qua 81 dự án, AFD mong muốn 4 năm tới đây, giai đoạn 2016-2020 sẽ là những dấu mốc quan trọng trong việc hợp tác giữa Pháp và Việt Nam, cũng như hỗ trợ đất nước ta trong việc cải thiện hiệu suất kinh tế, đặc biệt ở những phương diện môi trường và xã hội.

Diễn ra trong 3 ngày từ 15/3 tới 18/3, hội thảo này sẽ là nơi gặp gỡ của các doanh nghiệp Việt Nam với các cơ quan nhà nước có liên quan, bao gồm Bộ tài chính và Bộ kế hoạch đầu tư, cũng như với chính AFD để hiểu rõ hơn về đề xuất hỗ trợ vay vốn, thông qua những ví dụ thực tiễn, để thảo luận các biện pháp áp dụng đối với đất nước ta. Đây là kế hoạch hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và AFD. Tham dự hội thảo lần này có ông Đặng Quyết Tiến, Cục phó Cục tài chính Doanh nghiệp - Bộ Tài chính, ông Lê Quang Mạnh, Vụ trưởng Vụ kinh tế đối ngoại Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bà Chalier, Phó vụ trưởng vụ Châu Á- AFD.

Vậy vay vốn không bảo lãnh từ chính phủ là gì?Đó là toàn bộ các hoạt động tài trợ vốn dành cho các đối tượng thứ 3 không phải Nhà nước và các ngân hàng trung ương. Hoạt động cho vay được tiến hành mà không có bảo lãnh của chính Nhà nước và ngân hàng trung ương đó.

Việc cho vay không bảo lãnh trở nên thiết thực hơn bao giờ hết, khi mà vai trò của các đối tượng thứ 3 này dần trở nên quant trọng: Các doanh nghiệp Nhà nước tự chủ đóng vai trò ngày càng tong trong các lĩnh vực như nước sạch, vệ sinh, điện, giao thông; Các doanh nghiệp tư nhân tạo ra 90% việc làm, là nguồn thu thuế lớn và đóng vai trò ngày càng tăng trong cung cấp các dịch vụ thiết yếu như nhà ở, y tế, giáo dục; Các định chế tài chính và các chính quyền địa phương đang tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển; Một tầng lớp chủ thể mới có tên "doanh nghiệp xã hội" được tạo ra, với hàng loạt các tổ chức phục vụ nhiều mục đích xã hội và tôn giáo.

Mục tiêu của việc cho vay không bảo lãnh của Chính phủ này là hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước nâng cao tính tự chủ, bổ sung nỗ lực tài chính và hạn chế mức vay nợ của nhà nước. Đây cũng là đòn bẩy để thu hút thêm các luồng vốn công và tư khác, cũng như là một kênh đối ngoại, nhằm xây dựng quan hệ hợp tác bền vững giữa AFD và các doanh nghiệp công.

Ngoài ra, AFD còn tập trung rất nhiều vào việc cải thiện hiệu suất cũng như chất lượng môi trường và xã hội. Cơ quan này khuyến khích phát triển bền vững, thân thiện với môi trường khi mà tỷ lệ đô thị hoá của nước ta đang tăng lên nhanh chóng, có khả năng đạt tới 60% vào năm 2050. Việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản nhìn chung sẽ được đảm bảo, chính vì thế AFD muốn tập trung vào các mục tiêu dài hạn của thành phố, cải thiện khả năng thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.

Cơ quan phát triển Pháp cũng mong muốn thông qua các khoản vay không bảo lãnh này, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu suất môi trường và xã hội. Để phát triển một cách bền vững, cũng như trong công cuộc hội nhập, nước ta cần phải hiện đại hoá các ngành sản xuất thông qua việc cải thiện năng suất, không chỉ kinh tế mà còn cả về môi trường và xã hội. Chính vì thế, cơ quan này mong muốn theieets lập nên các quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp với các trung tâm đào tạo, cũng như nâng cao nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội.

Trên tất cả, AFD mong muốn sát cánh cùng Việt nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu thông qua một chiến lược cụ thể, một chương trình phát triển lâu dài để đối mặt với những thách thức về khí hậu. Mặt khác, AFD cũng mong muốn hỗ trợ cho sự theo dõi và quản lý tài nguyên nước để đo lường và phòng ngừa những tác động của biến đổi khí hậu, thông qua các chương trình quản lý nước, phòng chống lũ lụt, các dự án quản lý nguồn tài nguyên biển hoặc bảo tồn đa dạng sinh thái.

Các doanh nghiệp mong muốn vay vốn không bảo lãnh cần phải tham gia vào chiến lược phát triển bền vững phù hợp với các chiến lược của AFD, cũng như thấu hiểu được sự quan trọng của tác động môi trường, xã hội và khí hậu. Số tiền cho vay đối với mỗi doanh nghiệp dao động từ 10 tới 150 triệu Euro, với kỳ hạn dao động từ 5 tới 20 năm.

Tham gia hội thảo lần này có rất nhiều doanh nghiệp lớn quan tâm như Vinacomin, các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch trên nhiều tỉnh thành, EVN và Vietnam Airlines. Đặc biệt, EVN là một trong những tập đoàn đầu tiên đã nhận được khoản vay không bảo lãnh chính phủ từ AFD trước đây với tổng số tiền lên tới 100 triệu USD. Doanh nghiệp này mong muốn sẽ tiếp tục nhận được một khoản vay mới cho các dự án trong tương lai của mình.

Hoàng Việt

Tin khác

Hệ sinh thái Fuji của ông Nguyễn Trường Giang quy mô hàng nghìn tỷ, kinh doanh bết bát, nhiều năm thua lỗ, vẫn nhận được dự án nghìn tỷ tại Bắc Giang

Hệ sinh thái Fuji của ông Nguyễn Trường Giang quy mô hàng nghìn tỷ, kinh doanh bết bát, nhiều năm thua lỗ, vẫn nhận được dự án nghìn tỷ tại Bắc Giang

(CLO) Fuji Phúc Long và Fuji Bắc Giang là 2 pháp nhân tiêu biểu trong hệ sinh thái các doanh nghiệp liên quan đến doanh nhân Nguyễn Trường Giang - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang. Cả 2 đều có quy mô lên đến hàng nghìn tỷ đồng nhưng kinh doanh bết bát và nhiều năm thua lỗ.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

(CLO) Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được vinh danh tại nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế gồm: Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam (Vietnam Report); Top 50 doanh nghiệp dẫn đầu năm 2024 (The Silicon Review - Mỹ), ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu tinh chế của Nga sang Singapore đạt mức cao mới

Xuất khẩu dầu tinh chế của Nga sang Singapore đạt mức cao mới

(CLO) Các thương nhân và nhà phân tích ước tính, xuất khẩu naphtha của Nga sang Singapore đang trên đà tăng lên mức cao nhất trong năm nay vào tháng 5 khi các nhà máy lọc dầu của Nga phục hồi sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tiếp tục tăng do sương giá trái mùa

Giá lúa mì xuất khẩu của Nga tiếp tục tăng do sương giá trái mùa

(CLO) Tuần trước, giá lúa mì xuất khẩu của Nga tăng do vụ mùa hiện tại bị ảnh hưởng bởi đợt sương giá trái mùa trong tháng 5. Ngoài ra, đợt lạnh và băng tuyết bất thường vào đầu tháng 5 vừa qua đã đe dọa mất mùa lúa mỳ, ngô, củ cải đường và các loại cây trồng khác ở tỉnh Voronezh, Tula, Tambov và Lipetsk của Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sẽ tăng mạnh thuế đối với một số hàng hóa Trung Quốc

Mỹ sẽ tăng mạnh thuế đối với một số hàng hóa Trung Quốc

(CLO) Bloomberg đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ tăng gấp đôi, gấp ba và gấp bốn mức thuế đối với một số hàng hóa Trung Quốc. Đây là bước đi mới nhất trong cuộc tranh chấp thương mại đang leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thị trường - Doanh nghiệp