Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc (UNSD) khuyến nghị Việt Nam tính lại quy mô GDP

Thứ ba, 24/09/2019 21:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việt Nam tính lại GDP không phải xuất phát từ mong muốn “làm đẹp” số liệu mà từ nhu cầu thực tế và theo khuyến nghị của UNSD. Lần này, phạm vi đánh giá lại quy mô GDP giới hạn trong việc xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất theo quy định của Việt Nam.

Tính lại GDP xuất phát từ nhu cầu thực tế và theo khuyến nghị của UNSD. Ảnh minh họa

Tính lại GDP xuất phát từ nhu cầu thực tế và theo khuyến nghị của UNSD. Ảnh minh họa

Đánh giá đúng GDP để có cơ sở hoạch định chặng đường phát triển

GDP (tổng sản phẩm trong nước) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (một năm).

Việc tính lại GDP rõ ràng không vì mục đích "tô hồng" hay “làm đẹp thành tích" cho Chính phủ mà chính là một việc nên làm và cần làm để từ đó có những cơ sở kinh tế chính xác hoạch định chặng đường phát triển của đất nước giai đoạn sắp tới.

Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, việc đánh giá lại quy mô GDP vào thời điểm này sẽ giúp Chính phủ đưa ra những định hướng đúng cho phát triển đất nước trong 10 năm tới và cụ thể hóa cho giai đoạn 5 năm 2021 - 2025.

Tổng cục Thống kê khẳng định rằng “cách tính GDP của Việt Nam hiện nay theo đúng thông lệ quốc tế” và đây không phải là lần đầu tiên quy mô GDP của Việt Nam được tính lại.

Năm 2013, Tổng cục Thống kê đã thực hiện việc đánh giá lại quy mô GDP cho giai đoạn 2008 - 2012, trong đó tập trung đánh giá lại ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản (hoạt động nhà ở tự ở, tự có); thay đổi phân ngành kinh tế từ Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân năm 1993 sang Hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam năm 2007.

Lần này, phạm vi đánh giá lại quy mô GDP giới hạn trong việc xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất theo quy định của Việt Nam.

Ông Emnanuel Manolikakis, chuyên gia tư vấn của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, đối với các quốc gia đang phát triển thì thách thức lớn nhất là làm sao có thể nắm bắt được tất cả các số liệu của các doanh nghiệp một cách kịp thời và đầy đủ, trong khi các doanh nghiệp này đang phát triển với tốc độ khá nhanh.

Đối với Việt Nam vấn đề lớn nhất chính là sự thay đổi rất nhanh về cơ cấu kinh tế, với nền kinh tế mới và đang phát triển, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất lớn. Ngoài ra, kinh tế hộ gia đình cũng rất khó để có thể nắm bắt được số liệu thống kê một cách kịp thời và đầy đủ.

Để đánh giá hoạt động của một nền kinh tế có hiệu quả hay không chúng ta cần nhìn vào tổng thu nhập mà người dân tạo ra trong nền kinh tế. Chỉ số chính để đo lường kinh tế vĩ mô chính là GDP.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế học nổi tiếng từ lâu đã chỉ ra rằng GDP là phương thức đo lường không đầy đủ về sự phát triển kinh tế và thịnh vượng xã hội.

Theo chuyên gia tài chính Urs Rohner, Chủ tịch hội đồng quản trị Credit Suisse Group AG (ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính có trụ sở tại Zürich, của Thụy Sĩ), nhược điểm lớn nhất của GDP là chỉ số này không tính đến giá trị của việc nội trợ, bao gồm chăm sóc trẻ nhỏ và người lớn tuổi trong gia đình.

Một nhược điểm nữa của GDP là không tính đến sự phá hủy giá trị, như khi các quốc gia quản lý sai nguồn nhân lực của họ qua việc trì hoãn cung cấp giáo dục cho một số nhóm dân cư hoặc qua việc làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên vì những lợi ích kinh tế trước mắt… Tuy vậy, hiện tại chưa có một phương thức khả thi khác có thể thay thế chỉ số GDP.

Chuyên gia tài chính Urs Rohner khẳng định: “Chúng ta vẫn chưa giải quyết hết tất cả các vấn đề liên quan tới GDP, nhưng chúng ta đã tiến rất xa trên con đường giảm thiểu những điểm gây sai lệch của chỉ số này.

Thay vì tìm kiếm một khuôn khổ khái niệm mới, mang tính đột phá để thay thế các kỹ thuật phân tích và dữ liệu hiện tại, chúng ta nên tập trung vào việc tạo ra những thay đổi thấu đáo và dần dần nhằm điều chỉnh hệ thống chỉ số GDP hiện hữu”.

3 vòng đánh giá lại số liệu GDP

UNSD đưa ra 3 vòng đánh giá lại số liệu GDP nhằm xử lý những bất cập nảy sinh trong quá trình biên soạn số liệu ước tính, số liệu sơ bộ và số liệu chính thức theo quý, năm hoặc định kỳ.

Ba vòng điều chỉnh sẽ được thực hiện một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào khả năng thực hiện của cơ quan thống kê và thực tiễn tổ chức, quản lý hoạt động kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia.

Vòng 1. Đánh giá lại số liệu quý: Xử lý những thay đổi về số liệu ước tính, số sơ bộ khi có đầy đủ thông tin hơn của kỳ báo cáo.

Vòng 2. Đánh giá lại số liệu hàng năm: Xử lý những chênh lệch giữa số liệu quý và số liệu năm đối với số liệu ước tính, số sơ bộ và số chính thức.

Vòng 3. Đánh giá lại số liệu định kỳ: Xử lý các vấn đề lớn, không thể tiến hành thường xuyên như cập nhật nguồn thông tin, bổ sung phạm vi từ các cuộc tổng điều tra; thay đổi năm gốc; thay đổi khung lý thuyết; thay đổi các bảng phân ngành…

Theo UNSD, vòng 1 và vòng 2 là những đánh giá lại mang tính ngắn hạn và được hầu hết các nước thực hiện thường xuyên trong quá trình biên soạn GDP. Vòng 3 là thực hiện việc điều chỉnh lớn, thường được triển khai theo các giai đoạn nhất định phụ thuộc vào kết quả tổng điều tra, nhu cầu cập nhật phương pháp luận mới, nhu cầu cập nhật gốc so sánh cũng như các bảng phân loại theo khuyến nghị của quốc tế.

Các thông tin từ các cuộc tổng điều tra sẽ được dùng làm căn cứ để đánh giá lại số liệu do chúng có tính toàn diện và bao trùm. Những quốc gia có trình độ thống kê cao đã thực hiện tốt việc đánh giá lại ngắn hạn, cập nhật, đánh giá lại thường xuyên theo số liệu tổng điều tra và điều tra toàn bộ nên ít phải thực hiện đánh giá lại vòng 3.

Những quốc gia còn có bất cập về phạm vi, nguồn thông tin nhưng không có khả năng xử lý thường xuyên thì cần phải tiến hành đánh giá lại vòng 3 để nâng cao chất lượng số liệu, đảm bảo nguyên tắc “tính đúng, tính đủ” và tính so sánh theo dãy năm và so sánh quốc tế.

Theo khuyến nghị của Liên Hợp Quốc, việc định kỳ đánh giá lại các thông số liên quan đến GDP là điều cần thiết.

GDP phản ánh quy mô, tiềm lực của nền kinh tế, đây là cơ sở để tính toán nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng như cơ cấu kinh tế, năng suất lao động xã hội, tỷ lệ bội chi ngân sách, nợ công của chính phủ và các chỉ tiêu có liên quan khác. Việc đánh giá lại GDP cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong những năm tiếp theo.

Minh Đạt

Tin khác

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

Ukraine kêu gọi EU giúp bảo vệ kho khí đốt khỏi các cuộc tấn công của Nga

(CLO) Người đứng đầu công ty năng lượng quốc gia Ukraine đã kêu gọi các nước EU giúp bảo vệ các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của họ khỏi một loạt các cuộc tấn công gần đây của Nga để quốc gia này có thể tiếp tục góp phần “hạ nhiệt” giá nhiên liệu trên khắp lục địa.

Thị trường - Doanh nghiệp
23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp