‘Có tình trạng luật chưa đưa vào cuộc sống đã gặp vướng mắc…’

Thứ tư, 30/05/2018 18:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, tình trạng xin lùi, rút, bổ sung dự án vào Chương trình vẫn còn diễn ra thường xuyên; hồ sơ đề nghị xây dựng một số dự án luật chưa được chuẩn bị kỹ hoặc gửi đến cơ quan thẩm tra rất muộn.

Sáng nay (30/5), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

Thảo luận về nội dung này, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, tình trạng xin lùi, rút, bổ sung dự án vào Chương trình vẫn còn diễn ra thường xuyên; hồ sơ đề nghị xây dựng một số dự án luật chưa được chuẩn bị kỹ hoặc gửi đến cơ quan thẩm tra rất muộn.

Báo Công luận
 Đại biểu Ngọ Duy Hiểu phát biểu

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho rằng, chất lượng một số dự án luật vẫn chưa đáp ứng sự mong đợi của nhân dân, doanh nghiệp và yêu cầu phát triển trong điều kiện mới.

“Nhiều dự án luật còn xa cuộc sống, có những dự án mới đưa ra dự thảo ban đầu đã nhận được sự phản đối rất gay gắt của nhân dân, có người nói rằng ‘pháp luật trên trời, cuộc đời dưới đất’. Có quy định chưa đưa vào cuộc sống đã gặp vướng mắc, có những quy định đi vào cuộc sống lại cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội”, đại biểu nói.

Đề xuất giải pháp để giải quyết tình trạng trên, đại biểu Ngọ Duy Hiểu cho rằng, cần xác định trách nhiệm, chế tài của người tham mưu, ban hành chính sách pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, xác đinh trách nhiệm từ ai, cơ quan nào thì hầu hết chưa làm được.

“Trong khi ở khâu thực hiện chúng ta làm khá tốt, nếu một người thực hiện quy định của pháp luật có hành vi làm trái, gây thiệt hại thì có thể người đó phải đi tù. Nhưng ở việc tham mưu ban hành chính sách, pháp luật mà không đáp ứng yêu cầu, thậm chí cản trở sự phát triển, mặc dù đây là những vấn đề không đo đếm được, nhưng không có chế tài là không công bằng”.

Đại biểu Nguyễn Phước Lộc (TP. HCM) nêu thực tế về tình trạng “nay xin rút, mai xin lùi” của một số dự án luật và cho biết tại kỳ họp thứ 4, đại biểu đã chất vấn 17 Bộ trưởng và trưởng ngành với cùng một nội dung về công tác xây dựng pháp luật và công tác pháp chế của các bộ, ngành. Tuy nhiên chỉ được 13 bộ trưởng trả lời.

Đại biểu Nguyễn Phước Lộc cho biết đã tự tìm hiểu phân công của các bộ ngành về công tác pháp chế thì thấy có 12 người đứng đầu không trực tiếp phụ trách pháp chế mà ủy quyền cho cấp phó. Trong khi, đây là lĩnh vực hết sức quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ hoạt động của bộ, ngành…

Vì vậy, đại biểu đề nghị bộ phận pháp chế của các bộ, ngành phải quan tâm công tác xây dựng pháp luật, chú ý lắng nghe ý kiến của nhân dân và nghiên cứu tính khả thi trong xây dựng pháp luật và “không để luật sau ra đời phủ nhận luật trước”, đại biểu nhấn mạnh.

Cũng cho rằng chất lượng các đạo luật chưa đạt yêu cầu, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) nêu rõ, quy trình xây dựng luật còn nhiều vấn đề mà nguyên nhân căn cốt nhất là thiếu tầm nhìn lập pháp, chưa có chiến lược dài hạn. Phần lớn các đạo luật được khởi xướng từ phía Chính phủ, trong khi Quốc hội là cơ quan ban hành luật, giám sát thực hiện luật còn thiếu chặt chẽ, sáng kiến lập pháp chưa có.

“Nhiều đạo luật như Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu ý dân là vấn đề bức xúc đặt ra từ lâu nhưng chưa xây dựng, chưa có lộ trình giải quyết theo trật tự ưu tiên nên vấn đề căn cơ lâu dài chưa giải quyết, cứ vấn đề bức xúc thì giải quyết trước”- đại biểu Vân nói.

Cho rằng đã đến lúc Quốc hội phải có kỳ họp chuyên đề bàn nghiêm túc về kỷ luật lập pháp, có lộ trình giải quyết, dự báo quan hệ xã hội, xác định thứ tự ưu tiên ban hành luật chứ không chạy theo đề xuất của Chính phủ, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị Quốc hội phải khẩn trương chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm để chuẩn bị trình Quốc hội Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu ý dân.

T.Toàn

Tin khác

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

Hà Nội phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% GRDP

(CLO) UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 129/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tin tức
Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới

(CLO) Tối ngày 26/4/2024, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được Tổ chức, Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. 

Tin tức
Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức