“Con đường đoàn kết” và câu chuyện tác nghiệp nhiều cảm xúc

Thứ năm, 17/10/2019 10:49 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Một con đường chỉ vẻn vẹn 600m thôi nhưng từ khi được xây dựng đến nay, nó đã góp phần hóa giải những mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài gần 50 năm qua của 2 xã Vân Hà (huyện Phúc Thọ) và Trung Châu (huyện Đan Phượng), TP. Hà Nội…

Con đường ấy hiện lên khang trang, rộng đẹp trong phóng sự của nhà báo Phan Liên và ê kíp Đức Thanh, Lê Trung, Lê Thanh của Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội cùng câu chuyện sâu sắc và ý nghĩa sau đó đã xứng đáng được vinh danh Giải thưởng cao nhất (Giải A) của Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị TP. Hà Nội năm 2019.

Có một con đường được gọi tên là con đường của tình đoàn kết

Người dân hai xã Vân Hà và Trung Châu phấn khởi gọi đây là con đường của tình đoàn kết. Có chiều dài 600m, rộng 5m, nhân dân xã Vân Hà là đối tượng trực tiếp sử dụng nhưng con đường bê tông lại do xã Trung Châu xây dựng. Khi công trình hoàn thành, môi trường trở nên phong quang sạch đẹp, an ninh trật tự được đảm bảo, việc giao lưu đi lại của nhân dân 2 xã được thuận tiện hơn, gắn kết hơn.

Con đường là kết quả giải quyết tranh chấp đất giáp ranh suốt 46 năm qua. Từ tinh thần vào cuộc của các cấp ủy, sự nỗ lực quyết liệt của chính quyền hai địa phương đến nay, 13 hộ dân xã Vân Hà tự nguyện trả lại hơn 7.000m2 đất nông nghiệp đã tự ý xâm canh, xâm cư cho gần 40 hộ dân xã Trung Châu.

Có một con đường có tên là con đường của tình đoàn kết.

Có một con đường có tên là con đường của tình đoàn kết.

Chia sẻ về nội dung tác phẩm đề cập, nhà báo Phan Liên cho biết: “Trong những ngày ghi hình phóng sự về người dân chài Vạn Vỹ, tôi được đồng chí Đỗ Văn Đang, là Bí thư Chi bộ xã Trung Châu cho biết về con đường Đoàn Kết. Tôi đã xây dựng ngay một phóng sự để kể lại câu chuyện cổ tích có thật. Con đường Đoàn Kết của hai xã Vân Hà và Trung Châu đối với tôi đã trở thành một công trình kỳ vĩ khi nó đã hóa giải thành công mâu thuẫn giữa các hộ dân kéo dài suốt gần 50 năm”.

Viết về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị là một đề tài rất khó thể hiện, tuy nhiên tác phẩm của nhà báo Phan Liên đã thể hiện được tính chân thực và đầy tính thuyết phục. Chị cùng ê kíp đã về địa phương nhiều lần để tìm các tư liệu, gặp gỡ nhân vật và ghi hình tác phẩm.  “Chúng tôi phải đối mặt với một thách thức lớn, đó là việc tái hiện lại câu chuyện đã diễn ra gần nửa thế kỷ qua với sự chân thực, khách quan, mà vẫn đảm bảo sắc thái, cảm xúc ban đầu của nó. Thực sự không phải là công việc dễ dàng khi lúc đó, tất cả những gì chúng tôi có chỉ vỏn vẹn là hình ảnh một con đường và ký ức của những con người ở đây”.

Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực của từng thành viên trong nhóm, đặc biệt là sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và nhân dân 2 địa phương, ê kíp đã hoàn thiện tác phẩm. “Chúng tôi hy vọng và mong muốn sẽ làm lan tỏa những tấm gương người đứng đầu, nêu gương giải quyết dứt điểm những vụ việc tồn đọng và kéo dài trong nhân dân”, nhà báo Phan Liên nhấn mạnh.

Những câu chuyện từ thực tiễn đã được tác giả ghi nhận và thể hiện một cách sinh động, gần gũi để từ đó truyền tải những thông điệp sâu sắc trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở.

Lãnh đạo cùng người dân hai xã Trung Châu và Vân Hà trên con đường đoàn kết.

Lãnh đạo cùng người dân hai xã Trung Châu và Vân Hà trên con đường đoàn kết.

Góp phần lan tỏa những tấm gương tốt đẹp trong công tác xây dựng Đảng

Với những người làm báo, một tác phẩm không thể thành công nếu không có những nhân vật là một phần linh hồn của tác phẩm. Nhà báo Phan Liên cũng đã chia sẻ những tâm sự của mình: “Tôi rất may mắn vì đã được đồng chí Nguyễn Tất Thắng - Bí thư huyện ủy Đan Phượng ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tác nghiệp. Chính đồng chí Nguyễn Tất Thắng cũng là người đã có những chỉ đạo, định hướng, đóng góp quan trọng trong việc hóa giải mâu thuẫn của hơn 50 hộ dân và xây dựng nên con đường Đoàn Kết. Tôi cũng rất may mắn vì đã gặp được hai tấm gương rất tốt là đồng chí Đỗ Văn Đang và Trịnh Văn Tính để có được tác phẩm. Tôi thực sự cảm ơn hai nhân vật của tôi, đó là những tấm gương tôi phác họa trong tác phẩm của mình, nhưng chính họ lại truyền thêm cho tôi những tâm huyết nghề nghiệp và niềm tin về con đường mà mình đã lựa chọn”.

Ông Đỗ Văn Đang - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Trung Châu, huyện Đan Phượng khi trở thành nhân vật của nhà báo Phan Liên, nhất là khi được xem lại tác phẩm do nhà báo Phan Liên thực hiện, cá nhân ông cảm thấy rất tự hào. Ông cho biết: “Đối với Trung Châu, nhà báo Phan Liên như một cái duyên, hai năm về viết hai câu chuyện chân thực đều đạt giải cao báo chí về xây dựng Đảng và  hệ thống chính trị. Để có được câu chuyện có hậu như câu chuyện con đường Đoàn Kết trong ngày hôm nay là phải trải qua gần 50 năm mâu thuẫn giữa xã Trung Châu và xã Vân Hà. Một mâu thuẫn do lịch sử để lại với vấn đề nhạy cảm là vấn đề đất đai. Nhà báo Phan Liên cùng ê kíp của Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội đã phản ánh được một cách chân thực câu chuyện đó”.

Có thể thấy rằng, nhà báo Phan Liên rất có duyên với mảnh đất Trung Châu. Ông Trịnh Văn Tính - Bí thư Đảng, xã Vân Hà, huyện Phúc Thọ đồng tư tưởng với ông Đỗ Văn Đang, ông Tính cho rằng: “Chúng tôi cũng phấn khởi khi lãnh đạo Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội và nhà báo Phan Liên đã về ghi chép lại câu chuyện có thật mà anh em chúng tôi đã thực hiện ở địa phương. Đó cũng chỉ là một câu chuyện nhỏ bé về tinh thần đoàn kết và nêu gương mà chúng tôi muốn truyền tải”.

Nhà báo Phan Liên cùng Bí thư Đỗ Văn Đang và Trịnh Văn Tính giao lưu trên sân khấu Lễ Trao giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị TP Hà Nội 2019.

Nhà báo Phan Liên cùng Bí thư Đỗ Văn Đang và Trịnh Văn Tính giao lưu trên sân khấu Lễ Trao giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị TP Hà Nội 2019.

Xem phóng sự “Con đường Đoàn Kết”, khán giả truyền hình cũng sẽ cảm nhận được rõ hơn tinh thần nêu gương, những suy nghĩ trăn trở của những Bí thư xã hết lòng vì lợi ích của nhân dân, của huyện Đan Phượng, cũng như của Thành phố Hà Nội.

Có mặt trên con đường này, nhà báo Phan Liên cùng ê kíp phóng viên của Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội như cảm thấy được không khí phấn khởi, háo hức, vui tươi của bà con nhân dân hai xã cũng như sự mãn ý, tự hào về những gì mà lãnh đạo Trung Châu và Vân Hà, đi đầu là Bí thư Chi bộ Đỗ Văn Đang và Trịnh Văn Tính đã miệt mài “gieo trồng” để cuối cùng trổ lên một mùa vàng đầy ý nghĩa. “Qua tác phẩm tôi mong muốn tấm gương những người đứng đầu đã nêu gương giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc, kéo dài tồn đọng trong nhân dân; bài học kinh nghiệm về con đường Đoàn Kết sẽ được lan tỏa để góp phần tạo được phong trào mạnh mẽ ở nhiều địa phương. Nếu là mỗi địa phương, mỗi đơn vị đều có được những tấm gương như vậy, chúng ta sẽ có được một phong trào mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng, phát triển văn hóa, xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp!”, nhà báo Phan Liên nói thêm.

Nhà báo Phan Liên chụp ảnh kỷ niệm với ông Nguyễn Tất Thắng - Bí thư huyện ủy Đan Phượng, cùng lãnh đạo và cán bộ hai xã Trung Châu và Vân Hà.

Nhà báo Phan Liên chụp ảnh kỷ niệm với ông Nguyễn Tất Thắng - Bí thư huyện ủy Đan Phượng, cùng lãnh đạo và cán bộ hai xã Trung Châu và Vân Hà.

Là một phóng viên Thời sự nhiều năm gắn bó với mảng đề tài về xây dựng Đảng, nhà báo Phan Liên cũng trăn trở: “Con đường Đoàn Kết là kết quả của một sự việc đã diễn ra từ năm 1971, và kết thúc vào năm 2015. Vì sao đến giờ phút này, tôi mới phát hiện và thực hiện được một tác phẩm sâu sắc về nó? Đó cũng là một điểm khuyết thiếu mà tôi cần phải nỗ lực khắc phục hơn”. Trong khi những thông tin về cái xấu, cái ác đang ngày càng nhiều, được cập nhật thường xuyên, liên tục, thậm chí đã có nhiều công trình báo chí đồ sộ về cái xấu và cái ác, nhà báo Phan Liên cũng mong muốn có một cơ chế hữu hiệu hơn nữa để phát hiện, nhân rộng, tôn vinh kịp thời những tấm gương tốt về cả tầm vóc và quy mô.

Có thể nhận thấy, câu chuyện nhỏ về một con đường nhưng cũng là câu chuyện lớn về vai trò và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đó cũng là một bài học vô cùng quý giá về thế trận lòng dân và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc không bao giờ cũ trong mọi thời kỳ. Và sự vinh danh ở đây một lần nữa lại tiếp thêm nguồn động lực cho nhóm phóng viên tiếp tục có được những tác phẩm thật sự chất lượng, có ý nghĩa và sức lan tỏa sâu rộng hơn nữa, để báo chí thực sự là những nhịp cầu nối ý Đảng với lòng dân.

Trọng Diễn (Ghi)

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo